Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 12 2017 lúc 5:47

Chọn đáp án: B

ngoc ngoc
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
15 tháng 8 2018 lúc 15:35

a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.

b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:

- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.

- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)

- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.

c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:

- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.

- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.

=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.

ngoc ngoc
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
22 tháng 8 2018 lúc 14:21

Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

Yếu tố kì ảo: Vũ Nương trầm mình tự vẫn, gặp Linh Lang, linh hồn trở về dương thế gặp Trương Sinh

Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương không làm cho bi kịch tác phẩm mất đi vì người con gái tư dung tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp vẫn không được hưởng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, tính chất tố cáo xã hội, tố cáo chiến tranh phi nghĩa vẫn đậm nét trong tác phẩm này

Trà Vy
Xem chi tiết
nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 18:25

Bn tham khảo dàn ý nha:

Chi tiết Vũ Nương chỉ cái bóng của mình rồi nói với đứa con là Cha Đản chứng tỏ:
- Vũ Nương là một người mẹ rất thương con, không muốn cho con thiếu thốn tình cảm của cha.
- Vũ Nương là một người vợ thủy chung với chồng, lúc nào cũng nghĩ đến chồng.
- Vũ Nương rất cô đơn chỉ biết chỉ biết truyện trò cùng bóng.
Việc đưa vào những yếu tố kì ảo, để Vũ Nương hiện hồn về trong chốc lát có làm dịu đi chút ít tính bi kịch của tác phẩm vì như thế là Vũ Nương không chết, với chồng nàng đã được minh oan. Nhưng dù sao nàng vẫn không được sống với chồng con, hạnh phúc trần gian đâu còn nữa.Đó vẫn là một bi kịch

Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Trương Việt Bình
18 tháng 2 2016 lúc 8:54

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Nhà văn Việt nam. Danh sĩ đời Mạc. Không rõ năm sinh, năm mất. Con vị tiến sĩ Nguyễn tường Phiêu, quê xã Ðỗ Tùng, huyện Trường Tân, tỉnh Hải dương; nay thuộc thôn Ðỗ Lâm, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải hưng.

Ông là học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm, bạn thân thiết với Phùng Khắc Khoan. Khi thi đỗ làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là xã Bình xuyên, tỉnh Vĩnh phú); nhưng không bao lâu ông bất mãn thời cuộc, chán đường công danh, lui về ở ẩn nơi núi rừng Thanh hóa.

Trong thời gian ở ẩn, ông viết bộ truyện Truyền kỳ mạn lục (ghi chép những chuyện lạ còn lưu truyền tản mạn trong dân gian) bằng chữ Hán, đã phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Bản dịch Việt văn đặc sắc nhất là của Trúc Khê Ngô văn Triện.

2. Tác phẩm

Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên là một truyện đặc sắc trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có ý nghĩa hiện thực rõ ràng và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Hồn ma tướng giặc họ Thôi là hiện thân của sự giả trá, gian xảo. Tử Văn tiêu biểu cho những con người cương trực, dũng cảm, yêu nước, trọng công lý, chống tà ma nhưng vẫn trọng thần linh. Tử Văn là con người "khảng khái”, "nóng nảy" và "cương trực", là người coi trọng công lý, bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành làm mưa làm gió. Cuộc đấu tranh giữa Tử Văn và hồn ma của tên Bách Hộ họ Thôi là cuộc đấu tranh giữa hai thế lực. Cuộc đấu tranh này vừa có ý nghĩa hiện thực cụ thể vừa có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc: lên án giặc ngoại xâm, tố cáo sự cấu kết của thần quyền, phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn tin tưởng vào chính nghĩa thắng gian tà.

Qua câu chuyện, tác giả biểu hiện lòng tin vào những con người có lòng thiện, có bản lĩnh, dù phải chết cũng không sợ. Họ tất sẽ chiến thắng.

Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên tiêu biểu cho đặc trưng thể loại truyền kỳ với tính chất kỳ ảo. Ngay từ nhan đề, tác giả đã đưa người đọc bước vào thế giới ly kì, biến ảo. Truyện toàn viết về thần linh (Thổ công, Đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma tướng giặc) rồi chuyện chết đi sống lại (Tử Văn chết hai ngày rồi còn trở về; chết để nhận chức phán sự đền Tản Viên). Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo đó để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết... sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Truyện được kể một cách hấp dẫn, cốt truyện được kết cấu như một xung đột giàu kịch tính

II. Trả lời câu hỏi

 1. Theo anh (chị), việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn thể hiện điều gì?

a. Thể hiện quan điểm và thái độ của nhười trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân.

b. Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại.

c. Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.

d. Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ Thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống ngoại xâm.

e. Ý kiến khác.

Việc làm của Ngô Tử Văn là đốt đền, vạch tội hồn tên tướng giặc trước Diêm Vương. Hành động của Tư Văn xuất phát từ ý thức rõ ràng: "Thấy sự gian tà thì không chịu được" chứ không phải việc làm động chạm thần linh.

Qua lời giới thiệu về Tử Văn và nguyên nhân đốt đền của chàng, ta thấy Tử Văn là con người "khảng khái”, "nóng nảy" và "cương trực". Tử Văn là người coi trọng công lý, bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành làm mưa làm gió.

Cuộc đấu tranh giữa Ngô Tử Văn với hồn tên tướng giặc họ Thôi là cuộc đấu tranh giữa hai thế lực: công lí, chính nghĩa và phi nghĩa, gian tà. Cuộc đấu tranh giữa hai thế lực này có ý nghĩa hiện thực cụ thể và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, một mặt lên án giặc ngoại xâm, tố cáo sự cấu kết của thần quyền, mặt khác phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn tin tưởng vào chính nghĩa thắng gian tà.

Câu trả lời tốt nhất ở đây là câu (e). ý kiến khác ở đây cần bao gồm cả ý (b) và ý (d) (có thể thêm những ý kiến mang tính phát hiện sáng tạo). Hành động của Tử Văn vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm vì dân trừ hại (b), vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ thổ thần nước Việt (d). Câu trả lời (a) chỉ đúng một phần rất nhỏ vì Ngô Tử Văn có đả phá nhưng đả phá sự ngu tín vào những thần ác, thần bất chính chứ không đả phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung. Câu trả lời (c) là hoàn toàn sai vì Ngô Tử Văn đâu có đốt đền một cách vô cớ, hơn nữa, trước khi đốt, Tử Văn "tắm gội sạch sẽ, khấn trời" rồi mới "châm lửa đốt đền". Hành động đó của Tử Văn chứng tỏ chàng đã suy xét rất kĩ lưỡng chứ đâu phải hành động của người tuổi trẻ hiếu thắng.

2. Theo anh (chị), chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện điều gì?

a. Thể hiện niềm tin của người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.

b. Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.

c. Là chi tiết cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính- Ngô Tử Văn- có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.

d. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

e. Ý kiến khác. Giải thích nguyên nhân sự lựa chọn của anh (chị).

Sở dĩ có việc xử kiện ở âm phủ là do hồn tên tướng giặc Bách Hộ họ Thôi kiện Ngô Tử Văn đốt đền. Hồn tên tướng giặc đã giả mạo Thổ Thần, làm hại dân, qua mặt cả Diêm Vương. Sở dĩ Diêm Vương không hay biết là vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan của Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm của mình, quan liêu, không theo sát thực tế.

Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết vô cùng cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất đồng thời khắc sâu chủ đề của truyện. Chi tiết này thể hiện khát vọng của người xưa về công lí chưa thể thực hiện được nơi trần thế còn đầy dẫy bất công và tội ác. Con người thời trung đại còn tin rằng bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Điều đó có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác để không bị trừng phạt. Như vậy, ý (e) là cách chọn hợp lí nhất bởi vì ý nghĩa của chi tiết này bao gồm tất cả các ý (a,b,c,d).

3. Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

Chức Phán sự là một chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. Đây là chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn sở dĩ được Thổ Thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ Thần đòi lại công lí, chàng dũng cảm bảo vệ công lí, chính nghĩa ngay cả khi cái chết đe doạ. Việc nhận chức Phán sự đền Tản Viên của Ngô Tử Văn chính là một hình thức thưởng công xứng đáng có ý nghĩa noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí. Hình ảnh Ngô Tử Văn oai phong lẫm liệt xuất hiện ở cuối chuyện đã nói lên điều đó.

4. Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngay từ nhan đề đã đưa người đọc bước vào thế giới ly kì, biến ảo. Truyện toàn viết về thần linh (Thổ công, Đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma tướng giặc) rồi chuyện chết đi sống lại (Tử Văn chết hai ngày rồi còn trở về; chết để nhận chức phán sự đền Tản Viên). Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết... sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng. Người đọc hồi hộp theo dõi diễn biến các sự việc để rồi cuối cùng thở phào nhẹ nhõm, chủ đề tư tưởng của chuyện vì thế được nổi bật.

5. Nêu chủ đề của truyện.

"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu là đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh với cái ác, trừ hại cho dân. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

 

Phạm Duy Quốc Khánh
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
29 tháng 11 2021 lúc 9:19

B

D

B

ng.nkat ank
29 tháng 11 2021 lúc 9:19

1.B

2.D

3.B

Sai thì sr :))

B

D

B

hinary nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 16:26

Câu 1: Truyền kỳ mạn lục: Ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền.

 

Câu 2: 

- Chi tiết Vũ Nương chỉ cái bóng của mình rồi nói với đứa con là Cha Đản chứng tỏ:

+ Vũ Nương là một người mẹ rất thương con, không muốn cho con thiếu thốn tình cảm của cha.

+ Vũ Nương là một người vợ thủy chung với chồng, lúc nào cũng nghĩ đến chồng.

+ Vũ Nương rất cô đơn chỉ biết chỉ biết truyện trò cùng bóng.

- Việc đưa vào những yếu tố kì ảo, để Vũ Nương hiện hồn về trong chốc lát có làm dịu đi chút ít tính bi kịch.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 11:04

Cuốn sách: “Đất rừng phương Nam” của tác giả Đoàn Giỏi

a. Cuốn sách đề cập đến thiên nhiên và con người phương Nam

b. Bố cục và nội dung chính:

- Cuốn sách gồm 20 chương

+ Chương 1: Xóm chợ nhỏ một vùng quê xa lạ

+ Chương 2: Trong tửu quán

+ Chương 3: Ông lão bán rắn

+ Chương 4: Đêm kinh khủng

+ Chương 5: Ôn lại ngày cũ

+ Chương 6: Bước đầu cuộc sống lưu lạc

+ Chương 7: Gia đình bố nuôi tôi

+ Chương 8: Đi câu rắn

+ Chương 9: Đi lấy mật

+ Chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng

+ Chương 11: Rừng cháy

+ Chương 12: Chạm trán với hổ

+ Chương 13: Cái chết của Võ Tòng

+ Chương 14: Mũi tên thù

+ Chương 15: Phường săn cá sấu

+ Chương 16: Qua Sóc Miên

+ Chương 17: Sân chim

+ Chương 18: Rừng đước Cà Mau

+ Chương 19: Du kích trong rừng

+ Chương 20: Lên đường chiến đấu

c. Nhân vật, sự kiện, bối cảnh nổi bật được thể hiện trong cuốn sách

- Nhân vật: bé An

- Sự kiện: Cậu bé An lạc mất ba mẹ trong một lần cậu mải chơi và bị giặc đánh đến. 

- Bối cảnh: Thực dân Pháp sang xâm lược nước ta

d. Có những chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách? 

- Những chi tiết quan trọng trong cuốn Đất rừng phương nam là hình ảnh người dân phương Nam phải đối mặt với bọn xâm lược bạo tàn, bè lũ tay sai hung ác. Từ đó thấy được tình hình của đất nước ta lúc bấy giờ.

- Những đoạn văn, câu văn có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách là:

“Cuộc sống của con người phải đâu chỉ thu hẹp trên mảnh đất vùng quê! Đã đành quê hương là nơi gắn bó với cuộc đời mình nhất, nhưng khi người ta còn trẻ tráng, phải bay nhảy hoạt động, đi đây đi đó chứ. Lúc nào cũng chạnh nghĩ về quê hương, đó là báo hiệu của tuổi già”

+ “Má nuôi tôi đưa tay lau một giọt nước mắt còn đọng trên má tôi. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy giọt lệ mình long lanh trong suốt, lăn rơi trong bàn tay nhăn nheo của một bà lão nghèo đã cúi đầu gánh chịu không biết bao nhiêu nỗi bất hạnh gần suốt cả đời người. Có phải giọt nước mắt nào cũng là biểu hiện của ủy mị và hèn yếu đâu.”

+ “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.”

e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là:

- Chủ đề: Bức tranh sống động về vùng đất miền Tây Nam bộ hoang sơ, hùng vĩ và tình yêu quê hương thắm thiết của tác giả.

- Ý nghĩa: Trân trọng những giá trị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Đất rừng phương Nam.