Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Trí
Xem chi tiết
:3
30 tháng 4 2020 lúc 9:15

1: Câu thơ Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua (Anh Thơ) có sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.  Hoán dụ.        (B).  Nhân hoá.        C.  So sánh.         D.  Ẩn dụ.

2: Truyện Con hổ có nghĩa nhằm mục đích gì?

A.  Để cao tình cảm thuỷ chung giữa con người với nhau.

(B).  Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người.

C.  Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa.

 D.  Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.

Khách vãng lai đã xóa
jeon jungkook
30 tháng 4 2020 lúc 9:17

1B

2C

HOK TOT @_@

Khách vãng lai đã xóa
:3
30 tháng 4 2020 lúc 9:18

Ak mình nhầm câu 2 là C nhé giờ mới xem lại 

Khách vãng lai đã xóa
TBQT
Xem chi tiết
Quốc Khánh
Xem chi tiết
Lihnn_xj
3 tháng 1 2022 lúc 15:52

Tham khảo:

Mỗi thầy cô giáo đều là một người cha người mẹ thứ hai, là người mà ta phải hết mực tôn trọng. Đối với tôi, người giáo viên mà tôi nhớ về nhất chính là cô giáo dạy tôi năm lớp một. Bởi đã có lần tôi mắc khuyết điểm khiến cô buồn, và tôi cũng đã nhận ra sai lầm của mình cùng những bài học xoay quanh câu chuyện ấy.

Ngày đầu bước vào lớp một, tôi vẫn là cô bé non nớt rụt rè. Tôi không muốn đến trường, bởi ở đó tôi không được chơi, cũng không được thoải mái làm việc mà mình thích. Chính cô giáo chủ nhiệm đã giúp tôi cảm hoá được những điều ấy. Sự dịu dàng tận tâm của cô làm tôi phải cảm động. Mỗi lần tôi buồn hay chán học, cô gọi tôi lại để tâm sự như một người bạn, có khi cô lại dẫn tôi đi ăn để tôi thấy vui trở lại. Cô luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tâm trí tôi, mà tôi luôn nghĩ rằng sẽ không bao giờ để cô buồn. Vậy mà ngày hôm ấy, tôi đã mắc sai lầm như vậy.

Sáng hôm đó, cô đã nhắc là ngày mai sẽ làm bài kiểm tra môn toán. Đáng lẽ ra tôi đã phải chăm chỉ học bài trong buổi tối hôm trước. Nhưng tôi lại thản nhiên ngồi xem tivi, mặc kệ ngày mai có bài kiểm tra ấy. Và buổi sáng cũng đến, cô bước vào lớp phát đề cho cả lớp. Tiếng trống báo hiệu vang lên, cả lớp cặm cụi làm bài. Chỉ riêng tôi vẫn loay hoay với mấy bài toán ấy. Giá mà tối hôm qua tôi chịu học, tôi đã có thể dễ dàng giải quyết bài toán ấy. Nhưng những người xung quanh tôi đều đã làm được. Tôi vốn là học sinh giỏi trong lớp, tôi không thể thua kém ai được. Nhưng phải làm sao bây giờ? Tôi cúi gằm mặt xuống, thì chợt nhìn thấy quyển vở toán dưới ngăn bàn. Chỉ cần mở ra, tôi đã có thể làm được rồi. Hay là...

Tôi ngẩng đầu lên nhìn cô. Cô nhìn chúng tôi đầy âu yếm và tin tưởng. Liệu tôi có nên làm điều ấy không? Nếu bị cô phát hiện thì sao? Cô có gọi về cho bố mẹ không nhỉ? Nhưng nếu điểm kém, bố mẹ cũng sẽ mắng mình thôi. Nhưng ý nghĩ cứ chồng chéo lên nhau, khiến tôi chẳng thể phân định được phải trái đúng sai nữa.

 

Bàn tay tôi khẽ lần xuống ngăn bàn. Tôi rón rén lật từng trang sách, vừa lật vừa canh chừng mọi người. Có vẻ sẽ không ai biết chuyện này đâu, tôi thầm trấn an mình. Đến đúng chỗ cần, tôi cặm cụi chép lấy chép để, và nhanh chóng hoàn thành bài tập. Đến bây giờ, tôi còn làm xong trước cả lớp. Tôi đã nắm chắc điểm mười trong tay rồi. Tôi cười thầm ngồi nhìn các bạn. Vậy là đã xong rồi.

Tiếng trống trường vang lên, tôi xách cặp định về thì có một bàn tay đặt lên vai tôi. Cô và tôi ngồi đối diện với nhau. Tôi lo lắng hồi hộp đến nghẹt thở. Cô lấy bài kiểm tra từ trong cặp ra, mỉm cười với tôi:

- Chúc mừng em, bài của em đạt điểm cao nhất lớp. Nhưng liệu em có thấy xứng đáng với điểm số ấy không. Hôm nay, cô rất buồn, vì người học trò mà cô tin tưởng nhất lại gian lận như vậy. Em có biết rằng, làm như thế chính là đánh mất nhân cách của mình không?

Tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống, nước mắt chực trào ra. Tôi đã nhận ra lỗi lầm của mình thật rồi. Tôi ân hận quá, không phải vì không học bài, mà vì đã làm cô buồn. Chắc hẳn cô đã thất vọng về tôi lắm. Từ bây giờ, có lẽ cô sẽ không yêu thương tôi như trước nữa. Nước mắt tôi lăn dần.

- Em đừng buồn nữa. Cô sẽ tha thứ cho em lần này. Nhớ rằng đây sẽ là lần cuối cùng nhé!

Nụ cười ấy đã quay trở lại rồi, tôi vui vẻ gật đầu. Cô trò cùng về nhà trong buổi chiều đã tắt nắng.
Các bạn thấy đó, những kỉ niệm với thầy cô luôn là dấu ấn khó quên nhất, bởi ở đó ta học được muôn vàn những bài học hay, cách ứng xử đẹp. Lần mắc lỗi ấy, có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên!

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 3 2018 lúc 17:18

Ý nghĩa câu chuyện:

- Đề cao, ca ngợi lối sống tình nghĩa, biết giúp đỡ kẻ gặp nạn

- Người được nhận ơn phải ghi nhớ và biết báo đáp ơn nghĩa cho ân nhân.

Trần Yến Nhi
Xem chi tiết
Jane My
20 tháng 12 2017 lúc 14:37

--> Mượn chuyện loài vật để nói chuyện về việc đối xử giữa con người với con người
--> Qua câu chuyện Con hổ có nghĩa người xưa muốn đề cao ân nghĩa trong đạo làm người, sống cần có trước có sau, ăn quả phải nhớ người trồng cây.

Tiểu Thư Răng Sún
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 9 2018 lúc 11:59

Đáp án C

Lời hát ru

Hoàng Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 10 2016 lúc 16:55

- Tình yêu thương con người là tình người, tình yêu thương với nhau/

- Yêu thương con người là yêu mến nhân loại.

- Biểu hiện:

+ Gíup đỡ trẻ mồ côi.

+ Biết ơn bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Ý nghĩa: Yêu thương con người làm cho lòng người vui vẻ và mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, góp phần làm cho xã hội ý nghĩa hơn.

- Trái với tình yêu thương con người là sự chán ghét vạn vật nó làm cho con người ta mất ý chí, chán nản và kém thân thiện.

-> Vì vậy chúng ta cần yêu thương con người và vạn vật để trở thành người tốt cho bản thân và có ích cho xã hội.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Đề 1:

Con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau. Trong đó, dù ở bất cứ thời đại nào thì chúng ta cũng cần sống với tình yêu thương. Hiểu được điều đó, người nghệ sĩ đã để cho các nhân vật sống với tình yêu thương của mình. Nam Cao với “Chí Phèo” đã giúp người đọc hiểu được sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.

Chí Phèo và Thị Nở đều là những con người khốn khổ dưới đáy xã hội, họ là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến thối nát, phải chịu những định kiến khắc nghiệt. Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo diễn ra thật tự nhiên, họ nhìn thấy ở nhau những giá trị tốt đẹp mà định kiến của người dân làng Vũ Đại không thể trông thấy. Tình yêu đã làm cho Chí nhận ra giá trị của cuộc sống, nhận ra sự quan tâm của Thị Nở và muốn làm một người tử tế. Tình yêu đã khiến Thị Nở biết thẹn, biết quan tâm đến Chí. Từ hai cuộc đời, hai thân phận khiếm khuyết, hai trí tuệ mông muội tăm tối của Chí Phèo - Thị Nở, Nam Cao đã để cho họ kết hợp lại như một sự liên kết hoàn hảo để tạo ra một con người mới thống nhất trong sự bừng nở trở lại của một trí tuệ minh triết. Sức mạnh của tình yêu thật kì diệu!

Ta như nhận thấy được rằng, chắc chính mỗi người chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi biết bao nhiêu. Ta dường như cũng lại nhận thấy được cũng chính là người thân yêu mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương cũng được hiểu đó chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi con người chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ thân yêu của chúng ta. Không những thế ta như cũng nhận thấy được cũng chính trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Điều này cũng có thể nhận thấy được rằng chính con người chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm như thật khăng khít đó để có thể mà dành cho nhau.

Tình yêu thương thực sự nó được ví như thật giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa sao cho tường tận được. Ta như nhận thấy được tình yêu thương thực sự trừu tượng đến mức khó hiểu. Tình yêu thương đơn giản đó cũng chính là khi chúng ta mà nhìn đứa trẻ mồ côi như đang lặng lẽ nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn. Và làm sao ta có thể không động lòng khi chúng ta nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán và của cải bị mất mát. Ta như nhận thấy được cũng chính vì tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt qua nhanh chóng. Còn có những người luôn cố gắng cho đi mà không bao giờ nghĩ nhận lại cho riêng mình cả.

Có ai đó đã từng nói rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình thương”. Thực sự đây là một câu nói rất ý nghĩa. Tình thương như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi những u tối trong cuộc đời. Thay vào đó cũng chính là những tia sáng ấm áp của tình thương.

Thật tuyệt vời biết bao nhiêu vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày trong mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẽ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương.

- Đề 2:

Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông khám phá thiên nhiên trên phương diện thẩm mỹ, khám phá con người trên phương diện tài hoa nghệ sĩ. Vận dụng điều đó, nhà văn đã viết tác phẩm “Chữ người tử tù”, văn bản đã gợi cho người đọc những suy nghĩ về cái “đẹp” và cái “thiện” trong cuộc sống.

Con người và những vẻ đẹp Người bao giờ cũng là trung tâm cảm hứng của văn học lãng mạn, chữ của Huấn Cao thực chất là sự lí giải một góc tâm hồn Huấn Cao, là lời ca tụng cái đẹp Con Người trong hoàn cảnh tưởng chừng chỉ tồn tại những điều xấu xa. Xem Huấn Cao là nhân vật đại diện cho cái Tài – cái Đẹp – cái Thiên Lương theo quan niệm Nguyễn Tuân cũng cần phải xét đến vai trò của viên quản ngục và thầy thơ lại. Bởi, cái đẹp chỉ thật sự có ý nghĩa khi có người biết thưởng thức. Đó cũng là một khía cạnh chủ đề của tác phẩm mà nhà văn muốn thông qua những nhân vật của mình phát biểu. Sẽ không ai biết đến Huấn Cao vào những thời khắc khốc liệt nhất của đời ông nếu như không có những người như quản ngục, thơ lại. Hai nhân vật này cùng Huấn Cao làm nên “ba đốm sáng đặc biệt” trên nền hiện thực tăm tối. Từ đó, gợi cho người đọc suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái “đẹp” và cái “thiện” trong cuộc sống.

Cái đẹp là biểu trưng cho một giá trị, đáp ứng nhu cầu khát vọng sống của con người, đem lại cho con người cảm xúc tích cực và thôi thúc con người sáng tạo. Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những hiện tượng của hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người một cảm giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ biểu hiện dưới hình thức cảm tính đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện xem chúng là những hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất. Cái đẹp hiện ra thiên hình vạn trạng với tính chất khác nhau. Nghệ thuật là nơi tập trung cao nhất mối quan hệ của con người đối với hiện thực. Nếu con người bao giờ cũng sáng tạo theo quy luật của cái đẹp thì nghệ thuật chính là nơi tập trung cao nhất của quy luật này. Mặt khác, cái gì đẹp thì luôn luôn gắn liền với cái tốt, cái thiện (do đó mà chúng ta thường gắn liền thành hai chữ ‘tốt đẹp’).

Theo nghĩa triết học, Thiện là “điều tốt về phạm vi đạo đức, là lý tưởng thỏa mãn ý chí con người, cũng như chân thỏa mãn lý trí và mỹ, thỏa mãn tình cảm”. Mạnh tử thì cho rằng “Ai cũng có lòng thương người… Nếu thình lình thấy một đứa nhỏ sắp ngã xuống giếng, ai cũng có lòng bồn chồn thương xót”. Đó là minh chứng cho một trong tứ đoan (mầm thiện) gồm: lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi.

Cuộc sống luôn gắn liền buộc chặt cái đẹp và cái thiện. Nếu thiếu đi một trong hai cuộc sống sẽ dần trở nên vô nghĩa. Mỗi người cần phải khám phá cuộc sống bằng con mắt thẩm mỹ và trái tim rung cảm với đời.

Trong văn học, cái đẹp và cái thiện cũng luôn đi liền với nhau. Một trong những nhiệm vụ của nhà văn, nhà thơ là tái hiện lại cuộc sống vào trang sách, phát hiện cái đẹp và thâm nhập những mảnh đời. Bởi “văn học luôn gắn liền với cái đẹp và cái thiện”. Nhờ đó ta tìm ra chân lý, cho ta lòng yêu cuộc sống và biết đồng cảm, yêu thương. Nói như Gamzatov thì nhà thơ, nhà văn đã góp phần nuôi dưỡng cái đẹp trong mỗi chúng ta, làm nên diện mạo đẹp đẽ của thế giới. “Tuy nhiên, nhiều tác phẩm văn học lại miêu tả cái xấu, cái ác”.

Tóm lại, chúng ta không thể tách rời cái đẹp và cái thiện. Bởi “suy cho cùng cái đẹp là đứa con ruột của đời sống. Hư vô tuyệt đối không có gạch đá và vôi vữa, không có hạnh phúc lẫn bi ai, thì lấy gì để mà làm chất liệu tạo hình nên cái gọi là “Cái đẹp”?”(Miên Di).

- Đề 3:

Tình mẫu tử là một đề tài bất tận của văn học nghệ thuật. Trong cuộc sống, điều gì cũng có thể thay đổi nhưng có lẽ tình mẫu tử là tình cảm vĩnh cửu nhất, không thể đong đếm được. Thông qua trích đoạn “Tấm lòng của mẹ” trong tác phẩm “Những người khốn khổ’ của nhà văn Vích-to Huy-gô, em càng thấy được sự sáng tỏ về tình cảm thiêng liêng đó không chỉ tồn tại trên sách truyện mà nó luôn luôn đúng với cuộc sống của chúng ta.

Hình ảnh Phăng-tin – một cô gái bị hoàn cảnh xô đẩy, hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng, phải gửi gắm đứa con gái Cô-dét cho người khác nuôi. Cô có tình yêu thương con sâu sắc, nhưng hoàn cảnh xô đẩy, bị đuổi việc, chủ nợ liên tục giục giã, lâm vào đường cùng mà cô đã bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm. Tác phẩm khắc họa lên hình ảnh người mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả để đổi lại lấy cuộc sống ấm no cho cô con gái. Qua đó, ta thấy được sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng, lớn lao, hi sinh tất cả, đó là thứ tình cảm không gì có thể đánh đổi dễ dàng.

Trong cuộc sống, tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,…mà người mẹ dành cho con, tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hy vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc, là nguồn động viên, là tình yêu, là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở, là niềm tự hào chính đáng của một con người. Từ khi sinh ra đến khi khôn lớn, trưởng thành, mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con. Khi con vấp ngã, mẹ sẵn sàng nâng con dậy. Khi con vui hay buồn, mẹ luôn là người ở bên con, chia sẻ và động viên con. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Và quả thật, nhìn lại từ xưa đến nay, có biết bao tấm lòng người mẹ làm ta thêm thổn thức. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện cổ tích sự tích cây vú sữa được nghe kể ngày ấu thơ. Câu chuyện kể về đứa con hư vì bị mẹ mắng mà bỏ nhà đi, khi quay lại nhà mẹ đã mất vì thương nhớ con. Người mẹ hóa thành cây vú sữa. Lá cây một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt người mẹ khóc chờ con. Hương vú sữa cũng ngọt ngào tựa dòng sữa mẹ. Thế mới thấy, mẹ sẵn sàng bao dung, vị tha trước những hành vi sai trái của con. Cũng ngược về hơn nửa thế kỉ trước là tấm gương những bà mẹ Việt Nam anh hùng tuy mất hết con ruột trong chiến trận nhưng sẵn sàng nhận và cưu mang những người chiến sĩ khác. Họ sẵn sàng dùng cái chết của bản thân để đảm bảo an toàn cho những “đứa con chiến sĩ” thoát khỏi sự truy lùng ráo riết của giặc.

Là người con trong xã hội hiện đại, chúng ta càng phải hiểu rõ trách nhiệm bản thân trước tình mẫu tử ấy. Hãy cố gắng tu dưỡng, rèn luyện để đền đáp công ơn cha mẹ: biết giúp đỡ việc gia đình, phấn đấu trong học tập, biết yêu thương người khác.

Cuộc đời của con chính là những trang nhật ký của người mẹ, nơi mẹ gửi trọn bao vui buồn, bao hi vọng. Tình mẫu tử là mạch nguồn bất tận, không bao giờ vơi cạn. Vậy nên, ai đang được sống trong niềm may mắn đó hãy biết trân trọng từng ngày.