Điểm gốc trong trục số là điểm nào
A. Điểm 0
B. Điểm 1
C. Điểm 2
D. Điểm -1
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
vẽ 1 trục số rồi ghi các điểm A , B lần lượt cách điểm gốc O 1 khoảng và 4 đơn vị về phía chiều dư ơng ghi các điểm C và D lần lượt cách điểm gốc O 1 khoảng 2 đơn vị và 3 điểm về phía âm
a) các điểm A , B,C,D biểu diễn các số nào
b) tìm các cặp điểm cách đều điểm O , các cặp điểm cách đều điểm A
c) những điểm nào nằm giữa 2 điểm A và D
a,Vẽ một trục số và cho biết những điểm nào cách điểm 0 là 2 đơn vị.
b,Trên trục số hãy ghi điểm A cách điểm 0 là 3 đơn vị về phía bên trái, điểm B cách điểm gốc 0 là 2 đơn vị về phía bên phải.
trên trục số biểu diễn điểm A cách gốc 0 4 d/v theo chiều âm , điểm B cách điểm A 2 d/v , điểm C cách điểm B 3 d/v theo chiều dương
Vẽ một trục số rồi ghi các điểm A và B lần lượt cách điểm gốc O một khoảng 2 đơn vị, 4 đơn vị hướng về phía chiều dương, các điểm C và D lần lượt cách gốc O một khoảng 2 đơn vị, 3 đơn vị về phía chiều âm.
a. Các điểm A, B, C, D biểu diễn những số nào?
b. Tìm các cặp điểm cách điều điểm O, cách đều điểm A;
c. Những điểm nào nằm giữa hai điểm A và D?
a. Các điểm A, B, C, D tương ứng biểu diễn các số: + 2; + 4; - 2; - 3;
b. A và C cách đều O; O và B cách đều A;
c. Hai điểm C và O nằm giữa hai điểm A và D.
Cho các điểm A(-1; 0), B(0; 2), C(2; -3), D(3; 0), O(0; 0). Có bao nhiêu điểm nằm trên trục hoành trong số các điểm trên?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Các điểm nằm trên trục hoành là các điểm có tung độ bằng 0. Trong số các điểm ở trên ta thấy những điểm có tung độ bằng 0 là: A(-1; 0), D(3; 0), O(0; 0) . Vậy có ba điểm nằm trên trục hoành
Chọn đáp án D
Trên trục số điểm 1 cách điểm 0 là 1 đơn vị theo chiều dương, điểm –1 cách điểm 0 là 1 đơn vị theo chiều âm.
Điền vào chỗ trống trong các câu sau.
a) Điểm –3 cách điểm 0 là ..... đơn vị theo chiều .....
b) Điểm 3 cách điểm 0 là ..... đơn vị theo chiều .....
c) Điểm –5 cách điểm 0 là ..... đơn vị theo chiều .....
d) Điểm 4 cách điểm 0 là ..... đơn vị theo chiều .....
a) .....3.....âm.....
b) .....3.....dương.....
c) .....5.....âm.....
d) .....4,,,,,dương.....
Cho hàm số (d): y = 2x + 3
a) Tìm tọa độ giao điểm của (d) với hai trục tọa độ.
b) Trong các điểm sau, điểm nào thuộc đồ thị hàm số, điểm nào không thuộc đồ thị hàm số: A( -1; 1) B( 2; 3) C(1/2; 4)
a. \(\left[{}\begin{matrix}x=0\Leftrightarrow A\left(0;3\right)\\y=0\Leftrightarrow A=\left(\dfrac{-3}{2};0\right)\end{matrix}\right.\)
Cho hàm số (d): y=2x+3. a, Vẽ đồ thị của hàm số đã cho. b, Tìm tọa độ giao điểm của (d) với hai trục tọa độ. c) Trong các điểm sau, điểm nào thuộc đồ thị hàm số, điểm nào không thuộc đồ thị hàm số: A( -1; 1) B( 2; 3) C(1/2;4)
Biểu diễn các số nguyên: -3; -2; -1; 1; 2; 4 trên trục số rồi cho biết:
a. Điểm biểu diễn số nguyên nào được đặt ở bên trái điểm 0, được đặt ở bên phải điểm 0. Từ đó rút ra nhận xét gì?
b. Nhận xét gì về vị trí của các điểm -2 và điểm 2 đối với điểm 0?
c. Nói rằng trên trục số điểm nào ở xa điểm 0 hơn thì biểu diễn số lớn hơn có đúng không?
a. Điểm biểu diễn các số: - 2; - 3; - 1 đều đặt ở bên trái điểm 0 nên các số này đều nhỏ hơn số 0;
Điểm biểu diễn các số 1; 2; 4 đều đặt ở bên phải điểm 0 nên các số này đều lớn hơn số 0.
b. Điểm – 2 và 2 nằm về hai phía của điểm 0 và cách đều điểm 0.
c. Chỉ đúng với trường hợp những điểm nằm về bên phải điểm 0. Đối với những điểm nằm về bên trái điểm 0 thì ngược lại: điểm nào ở xa gốc hơn thì biểu diễn số nhỏ hơn.