Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
3 tháng 1 lúc 10:45

Bước 1: Chuẩn bị 

Thành lập nhóm và phân công công việc

Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận. 

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. 

Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông bảo cho các thành viên về vấn đề cần thảo luận: 

 + Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?

 + Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?

 + Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?

 + Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

Mục đích của buổi thảo luận này là gì?

⟹ Mục đích của buổi thảo luận là để bàn luận về những vấn đề gây tranh cãi xung quanh cuộc sống. 

Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?

⟹ Thời gian thảo luận từ 25- 30 phút

Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?

⟹ Nhóm sẽ dánh 10 phút cho mỗi ý kiến thảo luận. 

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
3 tháng 1 lúc 10:46

Bước 2: Thảo luận

Trình bày ý kiến

Phản hồi các ý kiến

Thống nhất ý kiến

Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm: 

- Giữ thái độ khách quan, lịch sự, tranh luận văn minh và tích cực. 

Bình luận (0)
Phạm Văn Hải
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Trong khi trao đổi, tranh luận về một vấn đề, em cần có thái độ thế trước các ý kiến khác biệt: 

- Thái độ lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của người khác.

- Hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm, quyền lợi của mỗi người.

- Lời nói chuẩn mực, chân thành, tôn trọng ý kiến người khác.

Bình luận (0)
Sáng Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
12 tháng 5 2018 lúc 17:30

bạn tham khảo trên trang này:

https://vanmau.org/thi-hoc-sinh-gioi-van-8-truong-thcs-duc-hiep-2013.html

Bình luận (0)
Nguyen yen ngoc
Xem chi tiết
.
22 tháng 5 2019 lúc 20:11

Sáng hôm thứ bảy vừa rồi, tôi đang rửa mặt bên hè nhà đế sửa soạn đi học. Bỗng nghe tiếng hỏi của em tôi, lại nghe có tiếng đáp. Tôi không ngoảnh mặt ra, nhưng cũng nhận biết đó là tiếng anh Quang, người bạn thân với tôi. Tôi vội lau tay, thay áo rồi chạy ra, cùng nhau chào hỏi mừng rỡ. Liền đó, tôi cũng sửa soạn sách vở cùng anh đi đến trường học.

   Ra đi được một đoạn đường, bạn tôi chợt hỏi, câu hỏi thường nghe trong đám học trò chúng tôi trước giờ vào lớp:

   - Hôm nay có bài Quốc sử anh đã thuộc chưa? - Câu hỏi đó, nếu ở một người khác hỏi thì tôi chỉ trả lời một tiếng cho qua là “thuộc” hay là “không” mà thôi, nhưng đối với anh Quang, tôi trả lời có khác. Vỗ vai bạn ra chiều yêu mến tôi nói:

   -  Anh ơi! Sử là môn học rất cần cho học trò chúng ta thì không học là làm sao? Nếu ta không thuộc sử tức là chúng ta không biết đất nước mở mang thế nào, nòi giống ta sinh trưởng làm sao. Làm người dân một nước mà không biết lịch sử nước mình là người vong tổ, ai còn kể là giống gì nữa!

   Bạn tôi lại nói:

   - Tôi cũng biết thế và tôi có học lắm, nhưng sử là môn học khó nhớ lắm; thường tôi học mãi mà không thuộc và nhớ bao nhiêu, là tại làm sao thế?

   - Ô hay! Đời nào lại có học mà không nhớ! Không thuộc! Ở đời có việc gì là khó đâu. Nếu người ta định chí cho cứng mạnh, thì dẫu có việc khó mà cũng hoá ra dễ vậy.

   Bấy giờ gió mát buổi sớm mai thổi nhẹ, hai bên đường lác đác vài cái lá vàng rơi, bạn tôi vừa đi vừa cúi xuống ra dáng ngẫm nghĩ lắm. Một chốc rồi cười lớn ra vẻ đắc ý và nói với tôi rằng: “Lời anh vừa nói, tôi cho là phải và hay lắm, chứ từ trước mỗi khi tôi học thấy khó rồi thôi, thành thử không hiểu gì cả. Từ nay tôi sẽ nghe lời anh mà bền chí học kĩ cho thuộc cho nhớ mới thôi”.

   Rồi đó, tôi kể qua các sự tích hay trong lịch sử nước nhà cho bạn nghe. Trong khi nói, có đoạn thì tôi với bạn cùng vui có đoạn thì tôi với bạn cùng buồn...

   Được một lát đến cửa trường, hai người chúng tôi bèn dứt câu chuyện mà bước vào. Bây giờ có khi tôi ngồi nghĩ buổi hôm ấy thì lòng lấy làm vui thích lắm vi đã khuyên được một việc phải cho người bạn hiền.

Bình luận (0)
Nguyen yen ngoc
22 tháng 5 2019 lúc 20:23

nhưng đấy là bài về môn sử , ko phải về môn toán và tiếng việt . bạn suy nghĩ lại đi nhé

Bình luận (0)
Minh nhật
22 tháng 5 2019 lúc 20:31

môn toán cần thiết hơn

các bạn nhớ k cho mình rồi mình k lại cho

Bình luận (0)
Hải Vân
Xem chi tiết
phung tuan anh phung tua...
24 tháng 3 2022 lúc 16:11

em sẽ xem xét,nếu thấy ý kiến của bạn đúng thì mình sẽ theo bạn,còn nếu ý kiến của bạn sai thì mình sẽ thuyết phục bạn nghe theo mình

Bình luận (1)
nguyễn văn toàn
Xem chi tiết
Phan Minh Thao
1 tháng 12 2018 lúc 22:19

   một hôm có 3 phương tiện giao thông : xe đạp, xe máy, ô tô trong nhà một ông chủ nọ . Bọn chúng nó rất hay tranh cải nhau. Cuộc trnh cải to nhất có lẽ là hôm nay. Có lẽ là 2 trong 1, vì có cả võ mồm, võ tay(tay cầm). Đầu tiên, xe máy kể lể:

        - Bây xem tao nè, nhỏ gọn tiện lợi. Đỡ mỏi chân như anh xe đạp và cũng đỡ tón diện tích như anh ô tô. Ông chủ muốn đi đâu chỉ cần đặt mông trên lưng tôi, tôi sẽ rú ga với tốc độ 120km/h liền.

    Xe đạp nhăn mặt:

      - Xííííííí!!! Anh được cái ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn. Anh có biết tôi đây bảo vệ môi trường lắm biết hông. Cùng với anh ô tô hủy hoại bầu khí quyển đó nha

   Ô tô quát:

     - Có cãi nhau thì cũng phải lằng lặng cho bố đây ngủ, đã thế còn xỉa xói anh đây nữa. Cả nhà có biết ô tô là loại phương tiện ngầu nhất hiện nay hông. Tuyệt nhất là bố đây còn là xe thể thao 11 220 000 đồng nữa chớ.

     - Tôi đây là nhất!!!!!!!!

   Không ai chịu ai, cả bọn xông pha vào chiến, rú ga rú còi ầm ĩ. rồi ông chủ nhà ra mắng:

     - Ồn ào quá, vợ ơi, chắc xe có vấn đề rồi, vút hết mua xe mới nha vợ?

      - OK, anh

   Thế là tất cả phải vô bải phế liệu mặc dù vẫn còn tốt. Xe máy nói:

      - THôi, bận ni chừa, bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, a lộn, của chúng ta...

Bình luận (0)
Vũ Minh Phú
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
19 tháng 4 2022 lúc 19:59

Câu 1:PTBD :Tự sự

Ngôi kể :Thứ 1

Câu 2:Người bạn đã khắc lên cát những dòng chữ:

-“HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI”.

-"TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI”.

Câu 3:

Gợi cho em những suy nghĩ:

+Nên bình tĩnh ,tha thứ cho người mà đã mắc sai lầm nào đó

+Nói về sự tha thứ và biết ơn trong cuộc sống

+Phải biết ơn những người đã giúp mình trong cuộc sống

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 12 2019 lúc 5:35

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời.

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

- Hùng: quý nhất là gạo

Lí lẽ: không ăn thì không sống được.

- Nam: thời gian quý nhất

Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc.

- Quý: vàng bạc quý nhất

Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.

- Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

 

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.

+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam.

+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): "Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?", rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.

Bình luận (0)
Phan Lạc Long
23 tháng 5 2023 lúc 15:59

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời.

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

- Hùng: quý nhất là gạo

Lí lẽ: không ăn thì không sống được.

- Nam: thời gian quý nhất

Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc.

- Quý: vàng bạc quý nhất

Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.

- Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

 

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.

+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam.

+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): "Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?", rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.

 

Bình luận (0)