Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lan Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Trang
22 tháng 9 2021 lúc 16:55

B nhaaaa

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 9 2018 lúc 16:00

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi

* Nhận xét

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).

Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

* Nguyên nhân

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.

* Ảnh hưởng

- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.

- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.

- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính

- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.

- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.

- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.

+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.

+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 5 2019 lúc 4:19

a) Vẽ biểu đồ

- Tính bán kính đường tròn ( r 1989 r 1999 r 2009 ):

r 1989 = 1   đ v b k

r 1999 = 76 , 6 64 , 4 = 1 , 09   đ v b k

+ r 2009 = 86 64 , 4 = 1 , 16   đ v b k

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, năm 1989, năm 1999 và năm 2009

b) Nhận xét và giải thích

- Trong giai đoạn 1989 - 2009, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:

+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 giảm nhanh, từ 39,0% (năm 1989) xuống 25,0% (năm 2009), giảm 14,0%.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 tăng, từ 53,8% lên 66,1%, tăng 12,3%.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng, từ 7,2% lên 8,9%, tăng 1,7%.

ð Qua đó cho thấy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.

- Nguyên nhân:

+ Do chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên dã làm giảm tỉ lệ sinh.

+ Do sự phát triển y tế, đời sống được nâng cao làm tăng tuổi thọ trung bình.

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 6 2019 lúc 7:47

Chọn D

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 3 2018 lúc 17:14

Đáp án D

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 7 2017 lúc 8:24

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.

- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn:

+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

Thùy trang
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 12 2017 lúc 17:22

 Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên. -> Điều này chứng tỏ cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.

Đáp án cần chọn là: B

Minh Kieu
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
7 tháng 11 2016 lúc 18:28

Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta - Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục. - Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: + Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm. + Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.

 

KDX
20 tháng 12 2016 lúc 20:32

* Dân số:

+ Nước ta là một nước đông dân

+ Vào năm 2007, dân số của nước ta là 85,17 triệu người

* Tình hình gia tăng dân số:

+ Trong nhiều thời kì của thế kỉ XX, đặc biệt là cuối những năm 50 thì dân số nước ta tăng mạnh và rơi vào tình trạng bùng nổ dân số. Bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt vào cuối thế kỉ XX.

+ Từ năm 1954 -> 2003 dân số nước ta tăng 57,1 triệu người

+ Thời gian dân số tăng gấp đôi liên tục bị rút ngắn:

● Từ năm 1921 -> 1960 dân số tăng gấp đôi trong vòng 39 năm

● Từ năm 1960 -> 1989 dân số tăng gấp đôi trong vòng 29 năm

=> Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao (Năm 1960: 3,9%; Năm 1989: 2,1%; Năm 1999: 1,4%)

+Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta đã giảm, nhưng mỗi năm dân số vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người

* Đặc điểm của cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:

Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 0-14 tuổi giảm

Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 15-59 tuổi tăng

TỈ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng.

-> Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng chuyển hóa từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già. Mặc dù vậy, hiện nay nước ta vẫn đang là nước có cơ cấu dân số trẻ