Nhân tố sinh thái là .... tác động đến sinh vật:
A. nhiệt độ
B. các nhân tố của môi trường
C. nước
D. ánh sáng
Cho các phát biểu sau:
(1) Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
(2) Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.
(3) Ánh sáng, nhiệt độ, nấm là các nhân tố vô sinh.
(4) Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động lại các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
(5) Giới hạn sinh thái của sinh vật càng rộng thì sinh vật phân bố càng hẹp.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án C
Nội dung 1, 2, 4 đúng. Nhân tố sinh thái là tập hợp các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật
→ sinh vật cũng tác động làm thay đổi các nhân tố sinh thái.
Nội dung 2: Ổ sinh thái là một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó tất cả nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài. Ổ sinh thái chính là cách sống của loài đó.
Nội dung 3: sai. Ánh sáng, nhiệt là nhân tố vô sinh còn nấm là nhân tố hữu sinh.
Nội dung 5: sai. Giới hạn sinh thái của sinh vật càng rộng, sinh vật càng thích nghi với sự thay đổi nhân tố sinh thái rộng.
→ phân bố rộng.
Câu 23: Nhân tố nào là nhân tố vô sinh?
a. Ánh sáng
b. Nhiệt độ
c. Nước và độ ẩm.
d. Cả a, b, c đúng.
Câu 24: Nhân tố nào thuộc nhân tố hữu sinh?
a. Con người
b. Các sinh vật khác
c. Cả a, b đúng.
d. Cả a, b sai.
Câu 25: Ánh sáng tác động tới đời sống của thực vật:
a. Làm thay đổi những đặc điểm sinh thái.
b. Làm thay đổi đặc điểm sinh lý.
c. Cả a, b sai.
d. Cả a, b đúng.
Câu 28: Tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật gây ra thoái hoá giống, nhưng trong chọn giống vẫn sử dụng vì:
a. Củng cố tình trạng mong muốn và tạo ra dòng thuần.
b. Tạo ra dòng lai.
c. Câu a và b sai.
d. Câu a và b đúng.
Câu 32: Mật độ quần thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a. Thay đổi theo mùa, năm và chu kỳ sống của sinh vật.
b. Phụ thuộc vào nguồn thức ăn.
c. Phụ thuộc vào những biến động bất thường của điều kiện sống.
d. Ba câu trên đều đúng.
Cho các nhận xét sau:
I. Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.
II. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
III. Khoảng nhiệt độ từ 5,6°C đến 20°C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.
IV. Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
B
Nội dung I sai. Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau vẫn có thể cạnh tranh nhau về nơi ở nếu như số lượng cá thể quá lớn.
Nội dung II đúng. Những nhân tố sinh thái không phụ thuộc vào mật độ là những nhân tố sinh thái vô sinh như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,...
Nội dung III sai. Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng chống chịu của cá rô phi.
Nội dung IV sai. Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
Vậy chỉ có 1 nội dung đúng.
Cho các nhận xét sau:
I. Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.
II. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
III. Khoảng nhiệt độ từ 5,6°C đến 20°C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.
IV. Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3.
B. 1
C. 4
D. 2
Đáp án B
Nội dung I sai. Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau vẫn có thể cạnh tranh nhau về nơi ở nếu như số lượng cá thể quá lớn.
Nội dung II đúng. Những nhân tố sinh thái không phụ thuộc vào mật độ là những nhân tố sinh thái vô sinh như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,...
Nội dung III sai. Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng chống chịu của cá rô phi.
Nội dung IV sai. Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
Vậy chỉ có 1 nội dung đúng
Cho các nhận xét sau:
(1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.
(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.
(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.
(5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Đáp án B
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) sai vì trong cùng 1 khu vực, các ổ sinh thái khác nhau vẫn có thể có sự cạnh tranh với nhau nếu chúng có sự giao thoa về ổ sinh thái.
(2) sai vì cùng 1 nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái.
(3) đúng.
(4) sai vì khoảng nhiệt độ từ 5 , 6 ∘ C đến 20 ∘ C gọi là khoảng chống chịu của cá rô phi.
(5) sai vì nhân tố sinh thái là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoạc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
→ Trong các phát biểu trên chỉ có phát biểu (3) đúng.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi một nhân tố sinh thái trở nên bất lợi thì giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái khác cũng bị thu hẹp
(2) Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
(3) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
(4) Nhân tố hữu sinh bao gồm các mối quan hệ giữa các sinh vật.
(5) Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 5
Đáp án D
Các phát biểu đúng là (1) (2) (3) (4) (5)
Cho các phát biểu sau về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
(2) Quan hệ giữa sinh vật và môi trường là quan hệ qua lại.
(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường.
Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp/gián tiếp đến sinh vật; ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển,… của sinh vật.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C
(1) Đúng. Đây là khái niệm nhân tố sinh thái.
(2) Đúng. Trong đó, môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái
(3) Sai. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa sinh vật/nhóm sinh vật này với sinh vật/nhóm sinh vật khác
(4)Đúng. Khái niệm môi trường sống.
Cho các phát biểu sau về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
(2) Quan hệ giữa sinh vật và môi trường là quan hệ qua lại.
(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường.
(4) Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp/gián tiếp đến sinh vật; ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển,… của sinh vật
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
Đáp án C
(1) Đúng. Đây là khái niệm nhân tố sinh thái.
(2) Đúng. Trong đó, môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái
(3) Sai. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa sinh vật/nhóm sinh vật này với sinh vật/nhóm sinh vật khác
(4) Đúng. Khái niệm môi trường sống
Giới thiệu các nhân tố sinh thái của thằn lằn như ánh sáng, môi trường, nhiệt độ, mối quan hệ cùng loài và khác loài của thằn lằn đối với các động vật khác, thằn lằn thường cạnh tranh với con nào
Tham khảo:
Trong tự nhiên, các sinh vật tồn tại không tách biệt với các sinh vật khác mà chúng luôn luôn có quan hệ qua lại với nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Mối quan hệ giữa các sinh vật gồm :
- Quan hệ cùng loài gồm có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh.
Các sinh vật cùng loài thường có xu hướng tụ tập bên nhau thành nhóm để hỗ trợ nhau chống đỡ với những điều kiện bất lợi của môi trường. Ví dụ, quần tụ cây có tác dụng chống gió bão, giữ được nước tốt hơn, chống được xói mòn đất và giữ cho cây không bị đổ... hoặc trâu rừng tụ tập thành bầy đàn có khả năng cao hơn khi chống lại kẻ săn mồi.
Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi như thiếu nơi ở, thiếu thức ăn... thì dẫn tới sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài. Trong cuộc cạnh tranh đó, một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm và đi tìm nơi sống mới.
- Quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng và nơi ở, gồm có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.
+ Quan hệ hỗ trợ là quan hệ hợp tác và ít nhất một bên có lợi còn bên kia không bị hại. Quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật khác loài gồm các mối quan hệ cộng sinh (sự hợp tác hai bên cùng có lợi) và hội sinh (sự hợp tác trong đó một bên có lợi và bên kia không có lợi và cũng không bị hại).
+ Quan hệ đối địch là quan hệ mà trong đó một bên có lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên đều bị hại. Quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài gồm các mối quan hệ : cạnh tranh về thức ăn và chỗ ở cũng như các điều kiện sống khác trong môi trường và dẫn tới, các loài kìm hãm lẫn nhau ; kí sinh và nửa kí sinh, trong đó vật chủ là sinh vật bị hại ; sinh vật này ăn sinh vật khác, trong đó sinh vật bị làm thức ăn là sinh vật bị hại.
câu 1 ưu thế lai là gì? nguyên nhân? phương pháp tạo ưu thế lai?
câu 2 kể tên các loại môi trường sống của sinh vật và các nhân tố sinh thái. lấy 2 ví dụ về tác động của nhiệt độ lên sinh vật?
tham khảo*--1-Ưu thế lai là thuật ngữ chỉ về hiện tượng cơ thể lai (thường là đời thứ nhất sau đời bố mẹ) xuất hiện những phẩm chất ưu tú, vượt trội so với bố mẹ chẳng hạn như có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu bệnh tật tốt, năng suất cao, thích nghi tốt.----
Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai– Hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.---Để tạo ưu thế lai ở giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế tạo ra giống thương phẩm. Để tạo ưu thế lai ờ thực vật (giống cây trồng), chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dòng bằng cách tạo hai dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau.
tham khảo2--
Môi trường trong đất.Môi trường nước.Môi trường trên mặt đất.Môi trường sinh vật.-----------------Các nhân tố sinh thái là những nhân tố tạo nên môi trường sống của sinh vật, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, được chia thành hai nhóm: nhóm các nhân tố vô sinh (vật lí, hóa học) và nhóm các nhân tố hữu sinh (người, sinh vật)...................................................................refer
-Ưu thế lai là thuật ngữ chỉ về hiện tượng cơ thể lai (thường là đời thứ nhất sau đời bố mẹ) xuất hiện những phẩm chất ưu tú, vượt trội so với bố mẹ chẳng hạn như có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu bệnh tật tốt, năng suất cao, thích nghi tốt.----
– Hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.---Để tạo ưu thế lai ở giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế tạo ra giống thương phẩm. Để tạo ưu thế lai ờ thực vật (giống cây trồng), chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dòng bằng cách tạo hai dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau.
Môi trường trong đất.Môi trường nước.Môi trường trên mặt đất.Môi trường sinh vật.-----------------Các nhân tố sinh thái là những nhân tố tạo nên môi trường sống của sinh vật, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, được chia thành hai nhóm: nhóm các nhân tố vô sinh (vật lí, hóa học) và nhóm các nhân tố hữu sinh (người, sinh vật)...................................................................