Nêu ý nghĩa của công thức hóa học: Fe2(SO4)2 , MgCO3
Nêu ý nghĩa của các công thức hóa học sau:
a ) F e 2 ( S O 4 ) 3 b ) O 3 c ) C u S O 4
- Công thức F e 2 ( S O 4 ) 3 cho biết:
Hợp chất trên gồm 3 nguyên tố: Fe, S và O tạo nên.
Có 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử S và 12 nguyên tử O trong phân tử.
Phân tử khối bằng: 56.2 + 3.32 + 16.12 = 400 (đvC).
- Công thức O 3 cho biết:
Khí ozon do nguyên tố oxi tạo nên
Có 3 nguyên tử oxi trong một phân tử
Phân tử khối bằng: 16.3 = 48 (đvC)
- Công thức C u S O 4 cho biết:
Hợp chất này gồm 3 nguyên tố Cu, S và O tạo nên.
Có 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O trong phân tử.
Phân tử khối bằng: 64 + 32 + 16 × 4 = 160 (đvC).
Nêu biết ý nghĩa của các công thức hóa học sau:
a. CuCl2 b. H2SO4 c. Fe2(SO4)3 d. C2H6O
b: Axit sunfuric
c: Sắt(III) sunfat
Tính phân tử khối của các hợp chất có công thức hóa học sau:
a)K2SO4,
b)Al(OH)3,
c)Fe(NO3)3,
d)MgCO3,
e)Fe2(SO4)3
Cho các công thức: Fe, O2, CaCO3, Fe2(SO4)3. Hãy nêu ý nghĩa của từng CTHH
Fe - Đơn chất, nguyên tử được tạo thành từ 1 nguyên tố Fe, PTK : 56(đvC)
O2- Đơn chất, phân tử được tạo thành từ 2 nguyên tử của nguyên tố Oxi, PTK 32(đvC)
CaCO3- Hợp chất, phân tử được tạo thành từ 1 nguyên tử của nguyên tố Ca, 1 nguyên tử của nguyên tố C, 3 nguyên tử của nguyên tố O, PTK : 100(đvC)
Fe2(SO4)3- Hợp chất, phân tử được tạo thành từ 2 nguyên tử của nguyên tố Fe, 3 nguyên tử của nguyên tố S, 12 nguyên tử của nguyên tố O, PTK: 400 (đvC)
a) Hãy lập Công thức hóa học của hợp chất X tạo bởi Al( III) và SO4( II)
b) Nêu ý nghĩa công thức hóa học của hợp chất
a )
Al2(SO4)3
b)
ý nghĩa : từ công thức ta thấy đc trong hợp chất cho 2 nguyên tử Al liên kết với 3 phân tử SO4
học tốt :Đ
Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có công thức hóa học là Fe2O3 hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức hợp chất có phân tử Fe liên kết với (SO4) hóa trị (II) sau:
A. FeSO4.
B. Fe2SO4.
C. Fe2(SO4)2.
D. Fe2(SO4)3.
E. Fe3(SO4)2.
* Gọi hóa trị của Fe trong công thức là a.
Theo quy tắc hóa trị ta có: a.2 = II.3 ⇒ a = III ⇒ Fe có hóa trị III
* Công thức dạng chung của Fe(III) và nhóm SO4 hóa trị (II) là
Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = II. y ⇒ ⇒ chọn x = 2, y = 3
⇒ Công thức hóa học là Fe2(SO4)3
Đáp án D
Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi
a) Ca (II) và nhóm (SO4) (II)
b) Cu(II) và Cl (I)
( Nêu ý nghĩa của các công thức hóa học vừa lập được)
\(a,CTTQ:Ca_x^{II}\left(SO_4\right)_y^{II}\\ \Rightarrow x\cdot II=y\cdot II\Rightarrow\dfrac{x}{y}=1\Rightarrow x=1;y=1\\ \Rightarrow CaSO_4\\ b,CTTQ:Cu_x^{II}Cl_y^I\\ \Rightarrow x\cdot II=y\cdot I\Rightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow x=1;y=2\\ \Rightarrow CuCl_2\)
\(a,\) HC đc tạo bởi nt Ca,S và O
1 phân tử \(CaSO_4\) có 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O
\(PTK_{CaSO_4}=40+32+16.4=136(đvC)\)
\(b,\) HC đc tạo bởi nt Cu và Cl
1 phân tử \(CuCl_2\) có 1 nguyên tử Cu và 2 nguyên tử Cl
\(PTK_{CuCl_2}=64+35,5.2=135(đvC)\)
a) \(Ca\left(SO_4\right)\)
b) \(CuCl_2\)
Bài 3: Biết chất phèn chua có công thức hóa học là Al2(SO4)3.
a) Nêu ý nghĩa của công thức hóa học trên ?
b)Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong phèn chua.
a) Có 2 nguyên tử nhôm , 3 nguyên tử lưu huỳnh , 12 nguyên tử Oxi
b) \(M_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=27.2+\left(32+16.4\right).3=342\left(DvC\right)\\ \%Al=\dfrac{27.2}{342}.100\%=15\%\\ \%S=\dfrac{32.3}{342}.100\%=28\%\\ \%O=100\%-15\%-28\%=57\%\)
a) ý nghĩa:
Được tạo bởi 2 nguyên tử Al, 3 nguyên tử S và 12 nguyên tử O
Được tạo bởi 3 nguyên tố là: Al, S và O
Có PTK là: 27. 2 + (32 + 16 . 4) . 3 = 342 (đvC)
b) Thành phần % của các nguyên tố trong h/c là:
\(\%Al=\dfrac{54}{342}=15,78\%\\ \%S=\dfrac{96}{342}=28,07\%\\ \%O=100\%-15,78\%-28,07\%=56,15\%\)
Cho biết ý nghĩa của các công thức hóa học sau. Và cho biết các phân tử của các chất đó nặng hơn hay nhẹ hơn axit sunfuric ( 2H, 1S, 4O)
a. H3PO4 b. KClO3 c. KMnO4 d. Fe2(SO4)3 e. Al(OH)3
giải hộ mik với ạ
CTHH của axit sunfuric là \(H_2SO_4\)
a/ \(H_3PO_4\)
- Hợp chất trên có 3 nguyên tố: H, P và O tạo nên
- Có 3 nguyên tử H, 1 nguyên tử P và 4 nguyên tử O
- Phân tử khối bằng: 1x3+31+16x4=98 (đvC)
\(d_{H_3PO_4\text{ }\text{ / }H_2SO_4}=\dfrac{98}{98}=1\)
Vậy: \(H_3PO_4\) nặng bằng \(H_2SO_4\)
===========
b/ \(KClO_3\)
- Hợp chất trên có 3 nguyên tố: K, Cl và O tạo nên
- Có 1 nguyên tử K, 1 nguyên tử Cl và 4 nguyên tử O
- Phân tử khối bằng: 39+35,5+16x3=122,5 (đvC)
\(d_{KClO_3\text{ / }H_2SO_4}=\dfrac{122,5}{98}=1,25\)
Vậy: \(KClO_3\) nặng hơn \(H_2SO_4\) 1,25 lần.
===========
c/ \(KMnO_4\)
- Hợp chất trên có 3 nguyên tố: K, Mn và O tạo nên
- Có 1 nguyên tử K, 1 nguyên tử Mn và 4 nguyên tử O
- Phân tử khối bằng: 39+55+16x4=158 (đvC)
\(d_{KMnO_4\text{ / }H_2SO_4}=\dfrac{158}{98}\simeq1,61\)
Vậy: \(KMnO_4\) nặng hơn \(H_2SO_4\) 1,61 lần
==========
d/ \(Fe_2\left(SO_4\right)_3\)
- Hợp chất trên có 3 nguyên tố: Fe, S và O tạo nên
- Có 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử S và 12 nguyên tử O
- Phân tử khối bằng: 56x2+32x3+16x12=400 (đvC)
\(d_{Fe_2\left(SO_4\right)_3\text{ / }H_2SO_4}=\dfrac{400}{98}\simeq4,08\)
Vậy: \(Fe_2\left(SO_4\right)_3\) nặng hơn \(H_2SO_4\) 4,08 lần
===========
e/ \(Al\left(OH\right)_3\)
- Hợp chất trên có 3 nguyên tố: Al, O và H tạo nên
- Có 1 nguyên tử Al, 3 nguyên tử O và 3 nguyên tử H
- Phân tử khối bằng: 27+16x3+1x3=78 (đvC)
\(d_{Al\left(OH\right)_3\text{ / }H_2SO_4}=\dfrac{78}{98}\simeq0,8\)
Vậy: \(Al\left(OH\right)_3\) nhẹ hơn \(H_2SO_4\) 0,8 lần
--
Chúc bạn học tốt