Nước ta có bao nhiêu vùng kinh tế giáp biển:
A. 4/7
B. 5/7
C. 6/7
D. 7/7
Tuyến đường nào sau đây đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta:
A. Đường sắt Thống Nhất và đường 279.
B. Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh.
C. Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A.
D. Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A.
Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A là hai tuyến đường giao thông huyết mạch ở nước ta đi qua 6/7 vùng kinh tế của đất nước (không qua vùng Tây Nguyên).
Đáp án: D.
Dựa vào hình 6.2 (SGK trang 21), hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Kể tên các vùng kỉnh tế giáp biển, vùng kỉnh tế không giáp biển.
Dựa vào kí hiệu trên hình 6.2 để xác định:
- 7 vùng kinh tế nước ta: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
- Các vùng kinh tế giáp biển: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- 1 vùng kinh tế không giáp biển: Tây Nguyên.
vùng kinh tế nước ta không giáp biển
Tây Nguyên là khu vực duy nhất trong 7 vùng kinh tế của nước ta không giáp biển.
Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển.
Xác định trên hình 6.2: - 7 vùng kinh tế nước ta: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. - 3 vùng kinh tế trọng điểm: + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. - 6 vùng kinh tế giáp biển: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. - 1 vùng kinh tế không giáp biển: Tây Nguyên.
Dựa vào kí hiệu trên hình 6.2 để xác định:
- 7 vùng kinh tế nước ta: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
- Các vùng kinh tế giáp biển: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- 1 vùng kinh tế không giáp biển: Tây Nguyên.
Bờ biển nước ta dài bao nhiêu km và có bao nhiêu tỉnh – thành giáp biển ? Nước ta có thể phát triển kinh tế biển qua các ngành nào ? Nước ta có những đảo lớn nào ?
- Bờ biển nước ta dài 3260 km ; có 27 tỉnh và 1 thành phố giáp biển.
- Nước ta có thể phát triển kinh tế biển qua các ngành:
+ Du lịch biển đảo.
+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển.
+ Đánh bắt nuôi trồng hải sản.
+ Giao thông vận tải biển.
- Nước ta có 2 đảo lớn là:
+ Đảo Cát Bà ( diện tích khoảng 100 km2) ở vịnh Hạ Long.
+ Đảo Phú Quốc (567 km2) ở vịnh Thái Lan.
Vùng biển nước Việt Nam gồm 5 vùng :
+ nội thủy
+ lãnh hải
+ tiếp giáp lãnh hải
+ đặc quyền kinh tế
+ thềm lục địa
* Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:
- Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
- Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
- Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.
Vùng kinh tế duy nhất không giáp biển ở nước ta là
A. Trung du miền núi phía Bắc.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Đáp án B
Tây Nguyên là khu vực duy nhất trong 7 vùng kinh tế của nước ta không giáp biển.
Vùng kinh tế nào ở nước ta không tiếp giáp với biển?
A. Đông Nam Bộ
B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Vùng kinh tế duy nhất không giáp biển ở nước ta là
A. Trung du miền núi phía Bắc
B. Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Đáp án B
Tây Nguyên là khu vực duy nhất trong 7 vùng kinh tế của nước ta không giáp biển.