Giải thích vì sao trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
- Giải thích vì sao trong phản ứng hóa học Tổng khối lượng các chất được bảo toàn - Và giải thích tại sao trước và sau phản ứng bằng nhau ở định cần bảo toàn nguyên tố
Bằng các nghiên cứu thực nghiệm , các nhà khoa học phát hiện ra :"định luật bảo toàn khối lượng" rồi suy ra "định luật bảo toàn nguyên tố"
Các nhà khoa học đã mất công sức tìm kiếm, nghiên cứu rồi nên công nhận thành tựu hóa học đi em :D
1. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra, khối lượng các chất được bảo toàn?
2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
a. Áp dụng nội dung của định luật bảo toàn khối lượng giải thích tại sao khi nung nóng thanh sắt thì khối lượng thanh sắt tăng lên trong khi nung nóng đá vôi thì khối lượng đá vôi lại bị giảm đi?
b. Nêu để một thanh sắt ngoài trời thì sau một thời gian khối lượng thanh sắt sẽ nhỏ hơn, lớn hơn hay bằng khối lượng ban đầu? Hãy giải thích?
c. Khi cho Mg tác dụng với axit clohiđric thì khối lượng của magie clorua (MgCl2) nhỏ hơn tổng khối lượng của Mg và axit clohiđric tham gia phản ứng. Điều này có phù hợp với định luật bảo toàn khối lượng không?
1)Giải thích: Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng nguyên tử thì không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.
b) Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn.
a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng: " Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng ".
b) Một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn vì trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn, không mất đi.
Phát biểu sai là:
A. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia.
B. Trong một phản ứng hóa học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn.
C. Trong một phản ứng hóa học, số phân tử của các chất được bảo toàn
D. Trong một phản ứng hóa học có n chất nếu biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
Câu 10. Định luật bảo toàn khối lượng được giải thích dựa trên cơ sở:
A. Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng hóa học không đổi
B. Số nguyên tố mỗi chất luôn biến đổi
C. Số chất trong phản ứng hoá học được bảo toàn
D. Số phân tử mỗi chất được bảo toàn trong phản ứng hoá học
Câu 10. Định luật bảo toàn khối lượng được giải thích dựa trên cơ sở:
A. Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng hóa học không đổi
B. Số nguyên tố mỗi chất luôn biến đổi
C. Số chất trong phản ứng hoá học được bảo toàn
D. Số phân tử mỗi chất được bảo toàn trong phản ứng hoá học
a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.
b) Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng các chất được bảo toàn.
a, Định luật bảo toàn khối lượng là : Trong một phản ứng hóa học , tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
b, Khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng các chất được bảo toàn là vì : trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử . Sự thay đổi này chỉ liên quan đến Electron . Còn số nguyên tử mỗi nguyên tố và khối lượng của các nguyên tử không đổi
a) Định luật bảo toàn khối lượng: “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”
b) Giải thích: Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến Electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng nguyên tử thì không đổi, vì vậy khối lượng các chất được bảo toàn.
a) Định luật bảo toàn khối lượng: “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”
b) Giải thích: trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng nguyên tử thì không đổi, vì vậy khối lượng các chất được bảo toàn.
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất định luật bào toàn khối lượng? (1) Trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. (2) Tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. (3) Trong phản ứng hóa học, nguyên tử không bị phân chia. (4) Số phần tử của các sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.
a) (2)
b) (3) và (4)
c) (1) và (4)
d) (1) và (3)
Khẳng định sau gồm hai ý: " Trong phản ứng hóa học chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn"
Hãy chọn phương án trả lời đúng trong số các phương án cho sau:
A. Ý 1 đúng, ý 2 sai.
B. Ý 1 sai ý 2 đúng.
C. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 1 không giải thích ý 2.
D. Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích ý 2.
E. Cả hai ý đều sai.
Phân hủy hoàn toàn 12,25 gam KClO3 ( có mặt chất xúc tác MnO2)thu được V(lít) khí oxi
a. Viết phương trình hóa học?. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì? Vì sao?
b. Tính V
c. Đốt cháy 6,2 g photpho trong lượng oxi trên. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng. (Các khí đo ở đktc)
a)
$2KClO_3 \xrightarrow{t^o,MnO_2} 2KCl + 3O_2$
Phản ứng ứng trên thuộc phản ứng phân hủy vì có 1 chất tham giá phản ứng tạo thành hai hay nhiều chất mới tạo thành
b)
n KClO3 = 12,25/122,5 = 0,1(mol)
Theo PTHH : n O2 = 3/2 n KClO3 = 0,15(mol)
n P = 6,2/31 = 0,2(mol)
$4P + 5O_2 \xrightarrow{t^o} 2P_2O_5$
Ta thấy :
n P / 4 = 0,05 > n O2 / 5 = 0,0,03 => P dư sau phản ứng
n P pư = 4/5 n O2 = 0,12(mol)
n P2O5 = 2/5 n O2 = 0,06(mol)
Suy ra:
m P dư = 6,2 - 0,12.31 = 2,48 gam
m P2O5 = 0,06.142 = 8,52 gam
Ta có: \(n_{KClO_3}=\dfrac{12,25}{122,5}=0,1\left(mol\right)\)
a, PT: \(2KClO_3\xrightarrow[MnO_2]{t^o}2KCl+3O_2\)
_______0,1_______________0,15 (mol)
_ Pư phân hủy vì từ 1 chất ban đầu tạo ra 2 hay nhiều chất.
b, Ta có: VO2 = 0,15.22,4 = 3,36 (l)
c, Ta có: \(n_P=\dfrac{6,2}{31}=0,2\left(mol\right)\)
PT: \(4P+5O_2\underrightarrow{t^o}2P_2O_5\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,2}{4}>\dfrac{0,15}{5}\), ta được P dư.
Theo PT: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{P_2O_5}=\dfrac{2}{5}n_{O_2}=0,06\left(mol\right)\\n_{P\left(pư\right)}=\dfrac{4}{5}n_{O_2}=0,12\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow n_{P\left(dư\right)}=0,08\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{P_2O_5}=0,06.142=8,52\left(g\right)\\m_{P\left(dư\right)}=0,08.31=2,48\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
Bạn tham khảo nhé!