Thể loại chính trong các vở kịch của Mô-li-e là gì?
A. Bi kịch
B. Hài kịch
C. Chính luận
D. Tự sự
Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì nó đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy- phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?
A. Phép lặp từ ngữ
B. Phép trái nghĩa
C. Phép đồng nghĩa
D. Phép thế
Chọn đáp án: D.
Giải thích: Thế từ “ông” cho từ “nhà thơ”.
Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.
- Bị dân chúng – thợ xây đài hiểu lầm, oán thán: mất lòng dân.
- Bị phe phản nghịch và người đời kết tội oan, là “gian phu dâm phụ”, là tội đồ làm hao hụt công khổ, để dân gian lầm than”: mất danh dự.
- Mất Đan Thiêm: mất người tri kỉ.
- Cửu Trùng Đài bị đốt thành tro bụi: mộng lớn tiêu tan
- Bị giải ra pháp trường: mất mạng sống.
=> Ông rơi vào tình cảnh bi đát tột cùng, mất tất cả => kết thúc quen thuộc ở thể loại bi kịch.
Vở kịch nào sau đây không phải là của tác giả Mô-li-e?
A. Tôi và chúng ta
B. Lão hà tiện
C. Trưởng giả học làm sang
D. Người bệnh tưởng
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Xung đột trong bi kịch Vũ Như Tô:
Bạn rút ra được lưu ý gì khi viết văn bản nghị luận về một vở bi kịch từ văn bản trên?
+ Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
+ Đưa ra các luận điểm, nêu lí lẽ và phân tích các bằng chứng từ tác phẩm để hỗ trợ cho lí lẽ.
+ …
Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông - ten. Chứng mỉnh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).
Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, là săn mồi
- Tác giả nêu ra hai luận điểm:
+ Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo)
+ Chó sói còn là kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác
+ Con sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non..)
+ Con chó sói được nhân cách hóa như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ
+ Thể hiện được đặc trưng của thể loại ngụ ngôn
- Con sói đáng thương:
+ Trông như tên trộm cướp, khốn khổ bất hạnh, lấm lét, lo lắng, cơ thể gầy giơ xương
+ Chỉ là gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn
Ý nghĩa - Giá trịSau bài học, học sinh:
- Cảm nhận được đặc sắc trong việc xây dựng hình ảnh chó sói và cừu của La Phông-ten.
- Nắm được một trong những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học: tác phẩm văn học luôn in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:
a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của hồi kịch. Thú nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.
(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Ngữ văn 11, tập một)
b. Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.
(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)
Các phương tiện/ yêu tố | Đoạn trích a | Đoạn trích b |
Phương tiện thể hiện | Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự. | Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự. |
Từ ngữ | Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (mâu thuẫn cơ bản, xung đột chính, Lê Tương Dực,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương. | Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (xung đột bi kịch, tính lịch sử, tính nhân loại, Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương. |
Câu | Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Thứ nhất, đó là….lầm than. | Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Tuy nhiên, đây không phải là….nhân loại. |
Tìm đọc các vở bi kịch; chỉ ra tình huống, nhân vật, xung đột và thông điệp chính trong các tác phẩm mà bạn đã đọc.
Vở bi kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ.
- Tình huống: Trương Ba là một người đôn hậu, chất phác nhưng khi chết Hồn Trương Ba lại phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt, tạo nên cuộc đấu tranh gay gắt giữa phần hồn Trương Ba cao quý với những ham muốn bản năng của phần xác hàng thịt.
- Bi kịch:
+ Bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích bắt đầu bằng lớp thứ nhất của cảnh 7, đó là màn đối thoại giữa Hồn Trương ba và Xác hàng thịt.
+ Bi kịch Hồn Trương Ba được đẩy lên tới đỉnh điểm, cao trào ở màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân. Đó là bi kịch bị từ chối.
+ Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba được kết thúc trong màn đối thoại với Đế Thích- Bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”.
- Xung đột: Xung đột giữa hồn Trương Ba và xác ông hàng thịt.
- Thông điệp:
+ Được sống làm người là rất quý giá song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.
+ Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Nhân vật chính trong bi kịch thường có đặc điểm gì?
- Thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. Những nhược điểm, sai lầm đó sẽ buộc nhân vật phải trả giá rất đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng.
Nêu nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4, từ đó nhận xét và phân tích ý nghĩa tiếng cười được thể hiện trong các văn bản này.
Nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4 xoay quanh những xung đột giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả). xung đột trong vở hài kịch Bệnh sĩ của Lưu Quang Vũ là mâu thuẫn giữa sự chân thực, thật thà với bệnh giả dối, ảo tưởng. Nhưng cũng có khi xung đột là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu, ví dụ: mâu thuẫn giữa sự dốt nát của ông Giuốc-đanh (Jourdain) và sự mưu mô lừa lọc của gã phó may trong vở Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e.
Tiếng cười trong các văn bản là tiếng cười để châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu, cái lố bịch, lỗi thời, trong đời sống. Tiếng cười đó được tạo ra bởi các mâu thuẫn (xung đột), nhân vật, hành động, lời thoại,... và một số thủ pháp trào phúng tiêu biểu. Hài kịch thường phân biệt với bi kịch.