Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 5 2019 lúc 13:57

* Những thành tựu chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập

- Năm 1960: 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập

- Năm 1975, nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha.

- Từ sau năm 1975, nhân dân các nước thuộc địa còn lại ở châu Phi đứng lên giành độc lập dân tộc.

- Tại Nam Phi: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xóa bỏ, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.

* Những khó khăn mà châu Phi phải đối mặt:

     + Xung đột về tôn giáo

     + Nội chiến diễn ra liên miên

     + Bệnh tật và mù chữ

     + Phụ thuộc vào nước ngoài.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
8 tháng 4 2017 lúc 15:35

Trả lời:

Những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lạp dân tộc của nhân dân châu Phi :

Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952) lật đổ Vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18-6-1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập. Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chông Pháp (1954 - 1962), nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi.

Tuynidi, Marốc và Xuđăng được trao trả độc lập năm 1956, Gana - năm 1957, Ghinê - năm 1958...

Đặc biệt, lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với 17 nước tuyên bố độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

Sau đó, nhân dân Nam Rôđêdia xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dimbabuê (18-4-1980). Ngày 21-3-1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.

Tháng 2-1990, chế độ phân biệt chủng tộc "Apácthai" bị xoá bỏ. Sau đó, với cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công, một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân.

Những khó khăn mà các nước châu Phi đang phải đối mặt là : Nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và đầy khó khăn : xung đột sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên ; bệnh tật và mù chữ ; sự bùng nổ về dân số ; đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài...

Lê Trí
Xem chi tiết
Hồ_Maii
24 tháng 11 2021 lúc 22:02

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành kinh tế được Liên Xô chú trọng để đưa. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành kinh tế được Liên Xô chú trọng để đưa đất nước phát triển là: Công nghiệp nặng.

Câu 2: Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Câu 3: Hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc thực dân.

Câu 4: Trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới. Đúng hàng thứ mười trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Đã giải quyết được vấn đề lương thực cho gần 1 tỉ người và bắt đầu xuất khẩu. Trở thành một cường quốc về công nghiệp vũ trụ.

Câu 5: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

Câu 7:Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.

Câu 8:Có nhiều nước châu Phi được trao trả độc lập. Châu phi có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất và mạnh nhất. Có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

hop trinh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 12 2019 lúc 16:49

Thành tựu:

Về kinh tế:

- Một số nước Mĩ Latinh trở thành nước công nghiệp mới.

- Trong những năm 50-70, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước Mĩ Latinh là 5,5%. Đặc biệt, đối với Cuba, nước này đã xây dựng được một nền công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý và nền nông nghiệp với sản phẩm đa dạng.

Về xã hội: Các nước đều tiến hành khôi phục độc lập, giành chủ quyền dân tộc, phát triển đất nước.

Khó khăn:

- Sự suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động về chính trị.

- Mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi cộm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 8 2023 lúc 10:02

CNXH hiện thực ra đời từ sau thắng lợi của cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga (1917), sau năm 1945, đã trở thành hệ thống XHCN thế giới. Trong hơn 70 năm tồn tại, CNXH đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa to lớn đối với hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Vì nhiều lý do, CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã rơi vào khủng hoảng và sụp đổ vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Sự sụp đổ này không có nghĩa là sự cáo chung của CNXH. Cùng với những thành công của công cuộc cải cách, đổi mới của Trung Quốc và Việt Nam, sự hồi phục của các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN trước đây, mô hình “CNXH Mỹ Latinh thế kỷ XXI” đang cho thấy một xu hướng phát triển mới của nhân loại hướng tới CNXH.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
8 tháng 4 2017 lúc 15:35

Những thành tựu và khó khăn về kinh tế- xã hội của các nước Mĩ-Latinh:

Các nước Mĩ-Latinh đã có nhiều cố gắng trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội. Ở Chile, Tổng thống Xanvado Agiende đã tiến hành các chính sách tiến bộ như cải cách ruông đất, quốc hữu hóa các công ti tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ. Ở Nicaragoa, sau khi lật đổ chế độ độc tài, Xomaxa. Mặt trận dân chủ giải phóng Xanđinô đã lựa chọn con đường phát triển dân chủ, tiến bộ xã hội.

Trong hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ một nền công nghiệp độc canh cây mía, công nghiệp đơn giản nhất khai mở, Cuba đã có nền kinh tế cân đối với cơ cấu ngành nghề hợp lý.

Từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước Mĩ –Latinh là 5,5%. GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD; đến năm 1979, con số này tăng lên 599,3 tỉ USD.

Trong thập kỉ 80, nhiều nước Mĩ-Latinh lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát tăng nhanh, chính trị mất ổn định, tốc độ tăng trưởng giảm sút (1986 là 0,3%, 1989 là 0,5%). Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD (1989)

Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế Mĩ-Latinh có chuyển biến tích cực hơn như tỉ lệ lạm phát được hạ xuống, đầu tư nước ngoài vào Mĩ-Latinh gia tăng( trên 70 tỉ USD năm 1994), đứng hàng đằng sau Đông Á. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới như Braxin, Achentina, Mêhicô. Tuy nhiên tình hình kinh tế của nhiều nước Mĩ-Latinh còn gặp không ít khó khăn.


Dung Dung
23 tháng 9 2017 lúc 13:17

những thành tựu và khó khăn về kinh tế-xã hội của các nưỡ mĩ-latinh sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:

+thành tựu:

-đầu năm 1961 tiến hành cải cách xã hội chủ nghĩa.từ một nền nông nghiệp độc canh cây mía và công nghiệp đơn giản nhất về khai thác mỏ đã xây dựng được một nền công nghiệp với cơ cấu các nghành hợp lí sản phẩm đa dạng(lúa ,mía, cao su...)

-đạt được nhiều ành tựu trong văn hóa, giáo dục ,y tế,..)

-trong những thập kỉ 50-70 của thế kỉ XX ,tỉ lệ tăng trưởng kinh ế quốc dân bình quân của mĩ latinh là 5,5%.GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD,dến năm 1979,con số này tăng lên 599,3 tỉ USD

+khó khăn

-trong thập kỉ 80,nước Mĩ latinh gặp nhiều khó khăn:sự suy thoái nặng nề về kinh tế,lạm phát tăng nhanh,khủng hoảng trầm trọng,nợ nước ngoài chồng chất,dẫn đén nhiều biến động về chính trị

-sự tăng trưởng kinh tế giảm liên tục:từ 3,9%(1986)còn -1,2%(1990); lạm phát đat kỉ lục từ 1200%/năm lên đến 4900%/năm ; nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD

-bước sang thập kỉ 90,nền kin tế Mĩ latinh có chuyển biến tích cực hơn,tỉ lệ lạm phát được hạ xuống ,đầu tư nước ngoài vào Mĩ latinh tới 70tỉ USD(1994) đứng hứ 2 thế giới sau Đông Á.

Nacy Trần
12 tháng 11 2018 lúc 20:55

Các nước Mĩ-Latinh đã có nhiều cố gắng trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội. Ở Chile, Tổng thống Xanvado Agiende đã tiến hành các chính sách tiến bộ như cải cách ruông đất, quốc hữu hóa các công ti tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ. Ở Nicaragoa, sau khi lật đổ chế độ độc tài, Xomaxa. Mặt trận dân chủ giải phóng Xanđinô đã lựa chọn con đường phát triển dân chủ, tiến bộ xã hội.

Trong hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ một nền công nghiệp độc canh cây mía, công nghiệp đơn giản nhất khai mở, Cuba đã có nền kinh tế cân đối với cơ cấu ngành nghề hợp lý.

Từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước Mĩ –Latinh là 5,5%. GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD; đến năm 1979, con số này tăng lên 599,3 tỉ USD.

Trong thập kỉ 80, nhiều nước Mĩ-Latinh lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát tăng nhanh, chính trị mất ổn định, tốc độ tăng trưởng giảm sút (1986 là 0,3%, 1989 là 0,5%). Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD (1989)

Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế Mĩ-Latinh có chuyển biến tích cực hơn như tỉ lệ lạm phát được hạ xuống, đầu tư nước ngoài vào Mĩ-Latinh gia tăng( trên 70 tỉ USD năm 1994), đứng hàng đằng sau Đông Á. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới như Braxin, Achentina, Mêhicô. Tuy nhiên tình hình kinh tế của nhiều nước Mĩ-Latinh còn gặp không ít khó khăn.

Thanh Hiếu Đặng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 7 2018 lúc 16:45

Chọn đáp án B.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Đông Nam Á, đánh dấu bằng cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi của ba nước trong năm 1945: Inđônêxia, Việt Nam, Lào.