Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Ngọc Bích
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Chi
4 tháng 6 2018 lúc 8:05

Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.
Ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có loại bánh tương tự có tên là bánh tày. Đây là loại bánh Tết thông dụng ở vùng cố đô Cổ Loa, Kinh Bắc , của các dân tộc thiểu số miền Bắc. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ, nguyên thủy là hình tròn như bánh tét hay bánh tày còn bánh tét ra đời trong quá trình giao lưu văn hóa Việt-Chăm, người Việt tạo ra chiếc bánh Tét từ sự hình tượng hóa Linga của người Chăm. Có truyền thuyết khác cho rằng mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có một người lính được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung. Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa. Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết. Lâu ngày tên bánh biến thành bánh Tét.[6]
Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Do có hình trụ nên khi nấu xong không thể ép bớt nước được và cả do dùng lá chuối nên bánh để không được lâu. Để khắc phục, người ta thường làm bánh không có nhân thịt để có thể để được lâu hơn hoặc dùng ăn chay với nhân có thể là chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt ra có hình tam giác.
Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho, những ngày này theo tục lệ người Việt là không sử dụng bếp núc. Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn. Ngoài ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn.

Bình luận (0)
thu hien
4 tháng 6 2018 lúc 7:55

Gạo nếp trước khi gói bánh thường được ngâm, trước vài tiếng, đãi sạch.Sau đó đem gạo ướp muối có độ đậm nhạt vừa phải. Đậu xanh ngâm đãi sạch vỏ và thịt ba rọi xắt vuông dài làm nhân bánh (không ướp hành củ, tiêu bột như bánh chưng). Bánh làm xong được cho vào nồi cao (người ta hay dùng thùng phi cũ cắt nửa) vì phải để bánh dựng đứng, nấu bằng củi gộc đun sôi trong gần một buổi, bánh nhỏ nấu khoảng 3 giờ, bánh lớn nấu tới 5 tiếng mới chín. Khi mới bắt đầu đun nồi bánh phải đun to lửa cho sôi nước trong nồi một lúc sau đó rút bớt lửa để sôi liu riu suốt quá trình nấu bánh, độ nóng lan tỏa để bánh được chín đều. Bánh chín được vớt ra rổ cho ráo nước và nguội.

Nấu bánh: Bánh Tét phải luôn được nấu ngập trong nước, thời gian nấu tùy và kích cỡ bánh nhưng thông thường từ 6 – 8 giờ. Khi nấu phần vỏ bánh sẽ bị hồ hóa. Nhiệt độ nấu nằm trong khoảng 90 – 100oC, đây là khoảng nhiệt độ hồ hóa tốt của tinh bột, các hạt nếp sẽ hút nước mạnh, trương nở mềm ra, tăng độ nhớt, dẻo. Nước cung cấp cho quá trình hồ hóa này là do nước có trong hạt nếp sau khi ngâm, nước từ thịt tiết ra và một ít nước thấm từ bên ngoài vào. Ở nhiệt độ cao phần nhân thịt trong bánh sẽ biến tính, protein thịt khi biến tính sẽ tách nước, phần nước này có các acid amin hòa tan trong đó khi ngấm vào bột đậu xanh và nếp sẽ làm tăng thêm hương vị cho bánh. Nấu bánh còn có tác dụng diệt các loại vi sinh vật dưới tác dụng của nhiệt độ cao giúp bánh có khả năng bảo quản trong thời gian dài.

Rửa: Bánh sau khi hấp sẽ được rửa sạch ngay trong nước lạnh, quá trình rửa này có hai tác dụng. Thứ nhất sẽ hạn chế vỏ bánh không bị mốc vì khi nấu bánh các thành phần như lipit, các tinh bột mạch ngắn trong bánh sẽ lẫn vào nước luộc bánh và bám lên vỏ bánh đây là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là nấm mốc phát triển vì vậy cần rửa thật sạch vỏ bánh sau khi nấu. Thứ hai rửa bánh ngay lập tức trong nước lạnh sẽ khiến lớp tinh bột phía ngoài bánh kết tinh một phần (biến tính một phần) tạo một lớp vỏ mỏng vừa giúp giữ tốt hình dáng bánh vừa giúp đòn bánh Tét cứng chắc hơn. Sau khi rửa để ráo hay lau khô bánh là có thể sử dụng được.

Bình luận (0)
thu hien
4 tháng 6 2018 lúc 7:44

Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số[1] ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.

Chúc bạn hok tốt nha!

Bình luận (0)
Đỗ Hương
Xem chi tiết
Đỗ Hương
13 tháng 9 2020 lúc 19:26

các bạn giúp mk nhé mk đang cần gấp
 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Hương
Xem chi tiết
linh
13 tháng 9 2020 lúc 20:39

Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc. Ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có loại bánh tương tự có tên là bánh tày.

Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Do có hình trụ nên khi nấu xong không thể ép bớt nước được và cả do dùng lá chuối nên bánh để không được lâu. Để khắc phục, người ta thường làm bánh không có nhân thịt để có thể để được lâu hơn hoặc dùng ăn chay với nhân có thể là chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt ra có hình tam giác.

Nguyên liệu để gói bánh tét ngày Tết tương tự như dùng làm bánh chưng, bao gồm: gạo nếpđậu xanh tách vỏ, thịt heo và một số gia vị tương tự như để làm bánh chưng. Cũng như bánh chưng nhưng ngày nay nhiều khi người ta dùng dây ni lông thay vì dây lạt.

Gạo nếp trước khi gói bánh thường được ngâm trước vài tiếng, đãi sạch. Sau đó đem gạo ướp muối có độ đậm nhạt vừa phải. Đậu xanh ngâm đãi sạch vỏ và thịt ba rọi xắt vuông dài làm nhân bánh (không ướp hành củtiêu bột như bánh chưng).Bánh làm xong được cho vào nồi cao (người ta hay dùng thùng phi cũ cắt nửa) vì phải để bánh dựng đứng, nấu bằng củi gộc đun sôi trong gần một buổi, bánh nhỏ nấu khoảng 3 giờ, bánh lớn nấu tới 5 tiếng mới chín. Khi mới bắt đầu đun nồi bánh phải đun to lửa cho sôi nước trong nồi một lúc sau đó rút bớt lửa để sôi liu riu suốt quá trình nấu bánh, độ nóng lan tỏa để bánh được chín đều.

Bánh sau khi nấu chín sẽ được rửa sạch ngay trong nước lạnh, quá trình rửa này có hai tác dụng. Thứ nhất sẽ hạn chế vỏ bánh không bị mốc vì khi nấu bánh các thành phần như lipit, các tinh bột mạch ngắn trong bánh sẽ lẫn vào nước luộc bánh và bám lên vỏ bánh đây là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là nấm mốc phát triển vì vậy cần rửa thật sạch vỏ bánh sau khi nấu. Thứ hai rửa bánh ngay lập tức trong nước lạnh sẽ khiến lớp tinh bột phía ngoài bánh kết tinh một phần (biến tính một phần) tạo một lớp vỏ mỏng vừa giúp giữ tốt hình dáng bánh vừa giúp đòn bánh Tét cứng chắc hơn. Sau khi rửa để ráo hay lau khô bánh là có thể sử dụng được.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Hương
13 tháng 9 2020 lúc 20:55

thank bạn nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hội Pháp Sư
Xem chi tiết
Minh Thu
26 tháng 9 2016 lúc 17:42

 Không còn cách giải thích nào khác nhưng nếu có thể tóm tắt các ý trên thành với nhau thì sẽ mang lại ý nghĩa sâu sắc hơn.

Bình luận (0)
Park Shin Hye
20 tháng 11 2016 lúc 20:11

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Bánh giầy là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn.

Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).

Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, Trần Quốc Vượng nói rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.[3]

Các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, như Tày, Mường cũng có bánh giầy; tuy rằng họ không gói bánh chưng. Thay cho bánh chưng, họ gói bánh ú hay bánh tét, loại bánh hình tròn dài, mà theo giải thích của Trần Quốc Vượng là phù hợp với quan niệm tín ngưỡng phồn thực.

 
Bình luận (0)
An Nguyễn
16 tháng 12 2016 lúc 19:36

.

 

Bình luận (0)
☽  ⒶⓂⓄⓇⒶ ⓈⓃⓄⓌ ☾
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Minh
4 tháng 2 2019 lúc 17:44

1. Nguồn gốc bánh tét bắt đầu từ người Chăm Pa trong lịch sử (tiền thân là người Sa Huỳnh). Lúc đó, họ đã có một nền văn hóa phát triển rực rỡ. Ẩm thực cũng rất phong phú và đặc sắc. Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, chiếc bánh tét ra đời từ sự hình tượng hóa Linga của thần Siva theo tín ngưỡng người Chăm.

2. \(\frac{3}{4}=0,75.\)

Bình luận (0)
๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
Xem chi tiết

Trả lời :......................

Gọi là bánh............

Hk tốt...........................

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Anh‏
9 tháng 12 2018 lúc 19:13

Bánh đòn , bánh chưng , bánh tét gọi là bánh .

* Hok tốt !

# Tiểu_Băng

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Thái
9 tháng 12 2018 lúc 19:59

chung cake

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 5 2017 lúc 13:28

- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Bình luận (0)
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết
︵✰Ah
5 tháng 2 2021 lúc 15:55

Bước 1: Xử Lý Gạo Nếp

Đầu tiên, bạn vo sạch gạo nếp cái hoa vàng, cho vào âu lớn ngâm trong nước khoảng 8 tiếng cho gạo nở mềm. Sau đó, bạn vớt gạo nếp ra rổ để ráo nước, rắc thêm 4g muối xóc đều. Đây là mẹo đơn giản trong cách làm bánh tét có thể giúp gạo nếp thấm vị, bánh khi nấu chín cũng sẽ đậm đà hơn.

 

Bước 2: Xử Lý Đậu Xanh

Tiếp đó, bạn đãi sạch vỏ đậu xanh, ngâm trong âu nước khoảng 4 tiếng để đậu xanh nở mềm. Sau thời gian đó, bạn vớt đậu xanh ra rổ, để ráo nước, cho thêm 4g muối vào cùng, xóc đều.

 

Bước 3: Xử Lý Lạt Tre Và Lá Chuối

Kế đến, bạn đem lạt tre ngâm trong nước khoảng 8 tiếng cho mềm. Sau đó, bạn xé lạt tre thành những sợi dài, có chiều ngang 0,5cm.

 

Tiếp theo, bạn rửa lá chuối, tước bỏ phần sống lưng lá, chia lá chuối thành những miếng dài khoảng 60cm, cuốn lại thành cuộn nhỏ. Lưu ý, bạn cần nhẹ tay để không làm lá chuối bị rách.

Bắc một nồi nước có 1 muỗng cà phê muối lên bếp đun sôi, bạn cho lá chuối vào chần sơ qua rồi vớt ra ngay. Làm như vậy, lá chuối sẽ mềm, khi thực hiện cách gói bánh tét cũng sẽ dễ dàng 

 

Bước 4: Xử Lý Thịt Ba Chỉ

Kế tiếp, bạn rửa sạch, cắt thịt ba chỉ thành những miếng dài (khoảng 10 – 12cm) có chiều ngang 2cm.

Cách làm bánh tét nhân thịt ngon là cho thịt vào trong tô lớn, thêm 4g hạt nêm, 1g hạt tiêu, trộn đều và ướp trong khoảng 30 p

 

 

Bước 5: Cách Gói Bánh Tét Ngon

Tiếp đến, bạn trải lá chuối lên một mặt phẳng lớn như mâm, khay, mặt bàn sạch. Xếp 2 miếng lá chuối cạnh nhau (như hình tàu lá chuối ban đầu khi chưa rọc), xếp thêm 1 miếng vào giữa.

Bạn cho 200g gạo nếp vào giữa lá chuối, dàn mỏng 1 lớp gạo theo chiều ngang, tiếp đó cho thêm 100g đậu xanh. Lưu ý, lớp đậu xanh phải ít hơn gạo và nằm gọn trong lớp gạo trắng.

Tiếp theo, bạn đặt 1 miếng thịt ba chỉ lên trên đậu xanh để làm nhân, sau đó thêm 1 lớp đậu xanh 100g và 1 lớp gạo nếp 200g. Bạn cần chú ý để gạo phải phủ đều toàn bộ phần nhân đậu xanh và thịt.

 

Sau đó, bạn gói lớp lá chuối ở giữa để cố định hình dáng gạo, tiếp theo dùng 2 lớp lá chuối bên ngoài cuộn chặt lại, gấp 2 bên mép để tạo thành một chiếc bánh hoàn chỉnh. Các thao tác cuộn lá chuối, gấp mép phải thật chắc tay để bánh chặt và đẹp

Kế đến, bạn dùng lạt buộc cố định bánh theo chiều dọc và chiều ngang là hoàn thành cách gói bánh tét.

 

Bước 6: Luộc Bánh

Sau đó, bạn xếp lá chuối vào đáy nồi lớn rồi lần lượt đặt bánh tét (theo chiều dọc) vào cùng. Đổ nước ngập bánh, bạn tiến hành luộc liên tục trong suốt 8 tiếng để bánh chín mềm.

Cách nấu bánh tét đảm bảo chín đều là khi nước trong nồi sôi, hạ lửa rồi luộc bánh với lửa vừa. Sau thời gian luộc, bạn vớt bánh ra ngoài, để ráo nước và nguội dần.

Bình luận (0)
Đỗ Xuân Hoàng Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 1 2022 lúc 17:27

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\dfrac{a}{4}=\dfrac{b}{1}=\dfrac{a-b}{4-1}=\dfrac{4.8}{3}=1.6\)

Do đó: a=6,4; b=1,6

Bình luận (0)