Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm chính của văn bản theo bảng sau:
Luận điểm |
Lí lẽ, dẫn chứng |
Luận điểm 1: …. |
… |
Luận điểm 2: … |
… |
Luận điểm 3: … |
hãy chỉ ra hệ thống luận điểm chính của văn bản theo bảng sau ( văn bản bàn về đọc sách )
luận điểm | lí kẽ dẫn chứng | nhận xét về cách trình bày của tác giả |
.. | .... | ..... |
Luận điểm | Lí lẽ, dẫn chứng | Nhận xét về cách trình bày của tác giả |
Vai trò của việc đọc sách đối với nhận thức và cuộc sống của con người
| Sách chứa đựng những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà ông cha ta đã tích lũy từ ngàn đời. Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, vì vậy mà sách vở chính là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi, học hỏi, làm cơ sở cho mọi sáng tạo giúp chúng ta tích lũy nâng cao vốn hiểu biết học vấn. Với mỗi người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích lũy tri thức, khám phá chinh phục thế giới. | Hệ thống luận điểm được triển khai rõ ràng một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động, gần gũi, dễ hiểu. Bố cục của bài viết rất chặt chẽ, được dẫn dắt một cách hợp lí, tự nhiên, gây được thiện cảm cho người đọc, người nghe. Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục để đưa ra những lời khuyên sâu sắc cho người đọc sách. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị.
|
Những khó khăn cũng như những nguy hại, tiêu cực có thể gặp phải khi đọc sách trong thời điểm hiện nay | Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ “ ăn tươi nuốt sống” không kịp tiêu hóa, không biết suy ngẫm. Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích. | |
Cách lựa chọn sách phù hợp và những giải pháp để đọc sách hiệu quả. | Tiêu chí chọn sách: Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải đọc cho tinh, tìm tòi cho kĩ. Bởi mục đích cuối cùng của việc đọc sách là những tri thức, tức chất lượng chứ không phải là số lượng nhiều nhưng đầu óc lại sáo rỗng.Ngoài sách chuyên phổ thông cần tham khảo sách chuyên môn để mở rộng tầm hiểu biếtTrong khi đọc sách cần phải có sơ sở của những môn học khác, tức phải có sự liên hệ giữa những kiến thức mình đã biết và những kiến thức mình đang học hỏi.
Cách đọc sách hiệu quả: Không nên đọc lướt mà phải đọc có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngâm“ trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, thì những tri thức trong sách ta mới có thể thông hiểu. Đặc biệt là những cuốn sách có giá trị thì càng phải đào sâu suy nghĩ.Không nên đọc sách một cách tràn lan, đọc sách có hệ thống quyển nào cũng đọc, cần đọc có trọng tâm, và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài |
Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản trên dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
Luận điểm 1:... | ... |
Luận điểm 2:... | ... |
Luận điểm ... | ... |
Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
Luận điểm 1: Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ. | Phân tích từ "vương" trong bối cảnh xã hội phong kiến. |
Luận điểm 2: Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ. | Phân tích cách nói "định phận tại thiên thư". |
Luận điểm 3: Câu thơ thứ ba nêu lên sự việc “nghịch lỗ lai xâm phạm”, chỉ rõ sự ngang ngược của giặc ngoại xâm. | Phân tích các từ ngữ như "nghịch lỗ", "Như hà". |
Luận điểm 4: Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân ta nhất định thắng, quân giặc nhất định thua | Phân tích các từ ngữ "nhữ đẳng", "thủ bại hư". |
1. Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản trên dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
Luận điểm 1:... | ... |
Luận điểm 2:... | ... |
Luận điểm ... | ... |
Luận điểm 1: Chân lí độc lập chủ quyền của nước ta
--> Lí lẽ và bằng chứng: Phân tích từ "vương" đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ
Luận điểm 2: Khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.
--> Lí lẽ dẫn chứng: phân tích cụm từ "định phận tại thiên thư"
Luận điểm 3: Cho người đọc thấy được hành động ngang ngược và dã man của quân giặc đồng thời khơi gợi tinh thần yêu nước, trách nghiệm của mỗi người trước vận nước đang lâm nguy
--> Lí lẽ dẫn chứng: Phân tích các từ "nghịch lỗ", "Như hà"
Luận điểm 4: Lời thơ vang lên như một lời hiệu triệu khẳng định quân Đại Việt nhất định đại thắng, quân xâm lược sẽ thất bại thảm hại
--> Lí lẽ dẫn chứng: phân tích từ ""nhữ đẳng", "thủ bại hư".
1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:
- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?
- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?
- Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?
2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24)
- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng câu văn như thế nào?
- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản.
- Nhận xét cách lập luận của tác giả?
Câu 1. Tóm tắt các phần của Hịch tướng sĩ và chỉ ra hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
TT | Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 |
THAM KHẢO!
* Tóm tắt các phần của Hịch tướng sĩ:
Phần 1: Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
Phần 2: Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
Phần 3: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.
Phần 4: Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
* Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản
TT | Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
1 | Các trung thần được ghi trong sử sách đều là những người vượt lên cái tầm thường, hết lòng phò tá quân vương, bảo vệ đất nước. | Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Vương Công Kiên, Nguyễn Văn Lập, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư. |
2 | Cần phải đánh bại quân giặc để trừ tai vạ về sau. | Sự ngược ngạo, tàn ác, tham lam của quân giặc. |
3 | Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc. | - Những thú vui tiêu khiển, sự giàu có cũng không thể chống lại quân giặc. Nếu để nước nhục thì chịu tiếng xấu muôn đời. - Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời. |
4 | Phải luyện theo Binh thư yếu lược để đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù. | - Binh thư yếu lược là binh pháp do Trần Quốc Tuấn chộn từ các nhà hợp lại một quyển. - Dựa vào đạo thần chủ, trước sự xâm lược của quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn coi giặc là kẻ thù không đội trời chung. - Nếu không rửa nhục cho chủ, cho nước thì muôn đời để thẹn, không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa. |
Tóm tắt các phần của Hịch tướng sĩ và chỉ ra hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
TT | Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
4 |
|
|
* Tóm tắt các phần của Hịch tướng sĩ:
- Phần 1: Nêu dẫn chứng về các trung quân, nghĩa sĩ hi sinh vì đất nước.
- Phần 2: Tố cáo tội ác kẻ thù và thái độ căm thù giặc.
- Phần 3: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.
- Phần 4: Xác định nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
* Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản
TT | Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
1 | Những tấm gương trung nghĩa đời trước | - Lí lẽ: từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào cũng có, được lưu danh sử sách, cùng trời đất muốn đời bất hủ. - Bằng chứng: Kỷ Tin, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Nguyễn Văn Lập, Xích Tu Tư. |
2 | Nỗi căm thù của Trần Quốc Tuấn trước những tội ác và hành động ngang ngược của quân Mông – Nguyên trên đất nước ta. | - Lí lẽ 2.1: Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, gặp buổi gian nan à Bằng chứng: sử giặc nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tế phụ, đòi ngọc lụa để thoả lòng tham, thu bạc vàng vét của kho có hạn. - Lí lẽ 2.2: “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù", “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. |
3 | Phê phán những biểu hiện sai của binh sĩ đồng thời khẳng định thái độ đúng đắn trước tình cảnh hiện tại của đất nước. | - Lí lẽ 3.1: nhắc lại ân tình giữa Trần Quốc Tuấn và binh sĩ, so sánh ân tình đó với các tấm gương nhân nghĩa thuở trước. - Lí lẽ 3.2: phê phán thái độ thờ ơ, chỉ lo hưởng thụ của binh sĩ và khẳng định tác hại của thái độ ấy + Bằng chứng: “nhìn chủ nhục mà không biết lo”, "làm tưởng triều đình hầu quân giặc mà không biết tức |
Hãy lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài theo một số điểm gợi ý sau: luận đề; cách triển khai luận điểm; cách nêu lí lẽ và bằng chứng; lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng; …
| Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Yêu và đồng cảm | Chữ bầu lên nhà thơ |
Luận đề | Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Yêu và đồng cảm | Chữ bầu lên nhà thơ |
Cách triển khai luận điểm | Luận điểm 1:Tầm quan trọng của việc trọng hiền tài, chính sách khuyến khích người hiền tài Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ | + LĐ 1: Giới thiệu vấn đề nghị luận + LĐ 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ + LĐ 3: Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ + LĐ 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật + LĐ 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật + LĐ 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật | -LĐ1: chữ trong sáng tác của nhà thơ mang giá trị riêng -LĐ2: quan niệm về cách sáng tạo của nhà thơ -LĐ3: Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ. |
Cách nêu lý lẽ và bằng chứng | Nêu lí lẽ trước, sau đó nêu bằng chứng. Lí lẽ khẳng định việc nhà nước rất coi trọng hiền tài và dẫn chứng là những việc các bậc thánh vương đã làm và sẽ làm để đãi ngộ hiền tài. | Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng đan xen. Tác giả lựa chọn mở đầu bằng một câu chuyện và dẫn dắt vào vấn đề, trình bày lí lẽ và đưa ra bằng chứng là cách nhìn nghệ thuật của người hoạ sĩ so với nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc. So sánh cách nhìn nhận sự vật của trẻ em và nghệ sĩ. | Tác giả sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét của cá nhân về vấn đề bàn luận và đưa ra dẫn chứng là những trích dẫn của những nghệ sĩ khác như: Va-lê-ri, Tôn-xtoi, Trang Tử, Lý Bạch, Xa-a-đi, Tago, Gớt, Pi-cát-xô, ...... |
Lý do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng | Triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận nhằm trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề nghị luận, đồng thời đề xuất những nhận định của bản thân. | Cách triển khai luận điểm trong mỗi đoạn văn linh hoạt, đoạn văn trước là tiền đề để làm nổi bật đoạn văn sau. Sử dụng các thao tác lập luận bình luận, so sánh nhằm thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề bàn luận. | Triển khai lập luận theo cách quy nạp, đưa ra những quan điểm cá nhân, mỗi luận điểm là một khía cạnh của vấn đề và sử dụng dẫn chứng là trích dẫn những nghệ sĩ nổi tiếng để tăng tính thuyết phục. |
Hãy lập bảng tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích của người viết trong các văn bản nghị luận đã học trong bài.
Văn bản | Luận đề | Luận điểm | Lí lẽ, dẫn chứng | Mục đích |
Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới | Vai trò của việc học và quyền lợi về một đất nước | - Nêu lí do và khẳng định quyền lợi. - Đưa ra các nguyên nhân nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. - Lời kêu gọi | + “Hôm nay là ngày … quyền lợi của mình”. + “Tôi cất tiếng – … người không có tiếng nói.” + “Ở Ấn Độ, … nhiều trường học bị tàn phá.” + Người dân ở … chủ nghĩa cực đoan. + “Chúng tôi kêu gọi … phụ nữ và trẻ em […] trẻ em trên toàn thế giới. | Văn bản viết ra nhằm đòi quyền lợi được đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng. |
Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI | Người trẻ cần mang theo những hành trang gì để bước vào thế kỉ XXI | - Chuẩn bị hành trang tri thức. - Chuẩn bị hành trang về kĩ năng. - Hành trang thái độ | + “Đối với bất cứ … tương tác với nhau”. + “Ngoài kiến thức chuyên ngành, …. cũng cần phải có”. + “Khối các môn học cốt lõi mà sinh viên … trách nhiệm dân sự”. + “Khối kiến thức chung liên ngành… phá rừng…)” + “Thiếu kĩ năng …. nhiều quốc gia”. + “P21 đưa ra ba khối kĩ năng trọng yếu tố… bất định”. + “Chúng ta có thể lường trước sự bất định đến từ đâu… trước sự bất định”. | Khẳng định sự bất định của thế giới trong tương lai và nhắc nhở người trẻ về việc chuẩn bị những hành trang (tri thức, kĩ năng, thái độ) cho thế kỉ mới. |
Công nghệ AI của hiện tại và tương lai. | Công nghệ AI có tác động như thế nào đối với hiện tại và tương lai. | - Hỗ trợ hệ thống cổng thông tin chính phủ. - Hỗ trợ nhận diện khuôn mặt. - Hỗ trợ ngành Vận tải | + Là chìa khóa để tiến đến cải tiến, cải cách hành chính hiệu quả, triệt để, giúp thay đổi đáng kể và giải quyết nhiều vấn đề quản lí và điều hành. + Việc vận dụng AI vào hệ thống chatbot, điều này cho phép người dân truy vấn thông tin và nhận được câu trả lời nhanh chóng. + Một ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc xác minh đặc tính gương mặt, máy tính tự động xác định… + Tạo ra các ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô; giúp tự lái xe an toàn và xử lí thông minh. | Khẳng định vai trò của công nghệ AI đối với cuộc sống và nhắc nhở người trẻ chuẩn bị hành trang bước vào tương lai. |
Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”. | Hình tượng con người kiên định, mạnh mẽ chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”. | - Những khó khăn mà ông lão phải trải qua - Thành quả ông lão nhận được sau những cố gắng
| + Để chiến thắng được sức mạnh … của một ngư dân sống cả đời trên biển. + Ngày thứ ba, con cá bắt đầu mệt mỏi … chỉ ăn một chút cá sống, uống nước cầm hơi… + Ông lão đã chiến thắng: … lòng kiêu hãnh càng lớn… + Ông già Xan-ti-a-gô là biểu tượng … và chống trả lũ cá mập khát máu…
| Nhắc nhở và truyền sức mạnh cho thế hệ trẻ về tinh thần, ý chí và lòng kiên định của mình khi đứng trước thiên nhiên, đứng trước những khó khăn thử thách. |
1. Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở):
THAM KHẢO!
Văn bản
Yếu tố |
Hịch tướng sĩ | "Nam quốc sơn hà" - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đât nước |
Tôi có một giấc mơ |
Luận điểm | - Các trung thần được ghi trong sử sách đều là những người vượt lên cái tầm thường, hết lòng phò tá quân vương, bảo vệ đất nước. - Cần phải đánh bại quân giặc để trừ tai vạ về sau. - Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc. - Phải luyện theo Binh thư yếu lược đê đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù. | - Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ. - Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ. - Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước. - Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua. | - Cần lên tiếng về thảm trạng người da đen bị đối xử bất công. - Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm. - Chỉ khi người da đen được đỗi xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại. |
Lí lẽ và bằng chứng | - Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ. - Sự ngang ngược của quân giặc. - Những thú vui tiêu khiển hay sự giàu có không thể đánh bại giặc. - Chỉ có luyện binh đánh giặc, rửa nhục cho nước nhà, trung quân ái quốc mới có thể có cuộc sống yên ổn, ấm no, vui vẻ và tiếng thơm về sau. | - Phân tích từ "vương" trong bối cảnh xã hội phong kiến. - Phân tích cách nói "định phận tại thiên thư". - Phân tích các từ ngữ như "nghịch lỗ", "Như hà". - Phân tích các từ ngữ "nhữ đẳng", "thủ bại hư". | - Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. - Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do. - Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn. - Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng. - Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ (niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,...
|
Mục đích viết | Khích lệ lòng yêu nước bất khuất của các tướng sĩ để quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. | Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước. | Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen. |
Quan điểm | Thể hiện sự căm phẫn quân giặc, phê phán việc thấu nước nhục mà không biết nghĩ, biết thẹn; nêu cao tinh thần trung quân ái quốc. | Nhận định, đánh giá bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ khẳng định chân lí độc lập của Đại Việt, cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam. | Cần đầu tranh trước tình trạng người da đen không được đối xử |
1) Cho luận điểm: "Rừng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta"
Em hãy tìm những luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) cho luận điểm trên. Từ luận điểm và luận cứ vừa vừa tìm được, em hãy viết một đoạn văn ngắn để làm sáng tỏ luận điểm được đưa ra.