Tổng các hạt cơ bản của một nguyên tố R là 58, biết số khối A<20. Hãy gọi tên R, kí hiệu hóa học, kí hiệu nguyên tử.
Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản là 58. Trong hạt nhân R số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1.
a. Xác định tên nguyên tố R.
b. Viết phương trình phản ứng của khi cho lượng dư dung dịch ROH lần lượt vào các dung dịch sau: HCl, Cl2, SO2, Fe(NO3)3, RHCO3, Al2(SO4)3
a. Ta có: 2p + n = 58 (*)
Theo đề, ta có: n - p = 1 (**)
Từ (*) và (**), suy ra:
\(\left\{{}\begin{matrix}p=19\\n=20\end{matrix}\right.\)
Vậy R là kali (K)
b. PTHH:
KOH + HCl ---> KCl + H2O
6KOH + 4Cl2 ---> 5KCl + KClO3 + 3H2O
2KOH + SO2 ---> K2SO3 + H2O
3KOH + Fe(NO3)3 ---> 3KNO3 + Fe(OH)3
KOH + KHCO3 ---> K2CO3 + H2O
3KOH + Al2(SO4)3 ---> Al(OH)3 + 3K2SO4
Bài toán tổng số hạt 1. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 58. Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Tính số hạt proton, electron, số khối. 2. Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt là 82 , số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố R. Các em lập 2 phương trình tìm P, N; sau đó tìm A, Z rồi viết kí hiệu công thức số 3 3. Viết kí hiệu của nguyên tử X theo các trường hợp sau: a) Có 15e và 15n. b) Có tổng số hạt là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
Cảm ơn ạ
Bài 4 Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số các hạt cơ bản (n, p, e) là 115 hạt. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,556 lần số hạt không mang điện.
a/ Tìm số p, n, e của nguyên tử R. . Cho biết R là nguyên tử của nguyên tố nào?
b/ Tính khối lượng bằng gam của 5 nguyên tử R
gọi số proton,electron và notron củaR lần lượt là :p,e,n
do p=e=> p+e=2p
Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số các hạt cơ bản (n, p, e) là 115
=>2p+n=115
Trong đó số hạt mang điện gấp 1,556 lần số hạt không mang điện.
=>2p=1,889n
=> ta có hệ
2p+n=115
2p=1,889n
=>p=e=17
=>n= 18
=>R là Clo (Cl)
Cl nằm ở ô thứ 17 trong BTH
=>m R=5.35,5=177,5g
Nguyên tố kali có hai đồng vị là X và Y. Biết nguyên tử đồng vị X có điện tích hạt nhân là 19+ và có tổng số hạt cơ bản là 58. Đồng vị Y chiếm 9,5% số nguyên tử, hạt nhân của Y có số nơtron nhiều hơn hạt nhân của X một hạt.
a. Tính số khối mỗi đồng vị?
b. Tính nguyên tử khối trung bình của kali.
c. Tính phần trăm khối lượng của X trong K3PO4 (Cho nguyên tử khối: P = 31, O = 16).
Câu 1: Một nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 40. Trong đó số hạt không mang điện bằng 14. Xác định số hạt mỗi loại cơ bản cấu tạo nên nguyên tử, số hiệu nguyên tử, số khối của nguyên tử nguyên tố R?
Câu 2: Một nguyên tố X có 2 đồng vị 79X chiếm 54,5% và AX. Biết nguyên tử khối trung bình của X là 79,91 đvc. Tìm số khối của đồng vị thứ hai(A2)?
Câu 3: Cho kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X như sau:35 Y
17
Hãy cho biết : Số proton, số nơtron, số electron, số hiệu nguyên tử, số khối, điện tích hạt nhân, tổng số hạt mang điện, số hạt không mang điện, số hạt mang điện trong nhân có trong nguyên tử nguyên tố X.
Gọi số hạt proton = số hạt electron = p
Gọi số hạt notron = n
Ta có :
2p + n = 42 ⇒ n = 42 - 2p
Mặt khác :
p ≤ n ≤ 1,5p
⇒ p ≤ 42 - 2p ≤ 1,5p
⇒ 12 ≤ p ≤ 14
Với p = 12 suy ra R là Magie thì n = 42 - 12.2 = 18(Loại vì Mg có 12 hạt notron)
Với p = 13 suy ra R là Nhôm thì n = 42 -13.2 = 16(Loại vì Nhôm có 13 hạt notron)
Với p = 14 suy ra R là Silic thì n = 42 - 14.2 = 14(Thỏa mãn)
Nguyên tử khối = p + n = 14 + 14 = 28
Gọi số hạt cơ bản của R lần lượt là p;e;n
Ta có: \(\dfrac{S}{3,5}\le p\le\dfrac{S}{3}\Rightarrow12\le p\le14\) (với S là tổng số hạt cơ bản)
Lập bảng biện luận tìm được R là Si có $p=e=n=14$
xác định cấu tạo hạt ( tìm số e,p,n ) viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau biết
a. tổng số hạt cơ bản là 13
b, tổng số hạt cơ bản là 18
c, tổng số hạt cơ bản là 52 , số p lớn hơn 16
d, tổng số hạt cơ bản là 58 , số khối nhỏ hơn 40
a) Tổng số hạt của X là 10. Xác định thành phần cấu tạo của nguyên tố X b) Nguyên tử A có tổng số hạt là 58. Tính số hạt cơ bản của A
a, Theo đề: p + n + e = 10
Mà: p = e (Do nguyên tử trung hòa về điện)
⇒ 2p + n = 10 ⇒ n = 10 - 2p
Mà: \(1\le\dfrac{n}{p}\le1,5\) \(\Rightarrow1\le\dfrac{10-2p}{p}\le1,5\) \(\Rightarrow2,85\le p\le3,33\)
⇒ p = e = 3, n = 4
Vậy: Nguyên tử nguyên tố X gồm 3 electron, 3 proton và 4 notron.
b, Ta có: p + n = e = 58
Mà: p = e (Do nguyên tử trung hòa về điện)
⇒ 2p + n = 58 ⇒ n = 58 - 2p
Mà: \(1\le\dfrac{n}{p}\le1,5\) \(\Rightarrow1\le\dfrac{58-2p}{p}\le1,5\) \(\Rightarrow16,57\le p\le19,3\)
⇒ p = 19 là thỏa mãn.
Vậy: p = e = 19, n = 20
Nguyên tử A có tổng số hạt cơ bản (e,n,p) bằng 58 hạt, biết hạt nhân của A có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt a/ Tính số hạt mỗi loại b/ Xác định nguyên tố A
a. Ta có: p + e + n = 58
Mà p = e, nên: 2p + n = 58 (1)
Theo đề, ta có: n - p = 1 (2)
Từ (1) và (2), ta có HPT:
\(\left\{{}\begin{matrix}2p+n=58\\n-p=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2p+n=58\\-p+n=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}3p=57\\n-p=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=19\\n=20\end{matrix}\right.\)
Vậy p = e = 19 hạt, n = 20 hạt.
b. Vậy A là kali (K)