Những câu hỏi liên quan
Phạm Mạnh Tú
Xem chi tiết
Vũ Thu Trang
4 tháng 3 2021 lúc 20:59

người con muốn nói với người mẹ rằng người con vẫn sẽ luôn nhớ về mẹ và vẫn sẽ tìm về với mẹ 

điều đó cho thấy người con rất yêu mẹ

mình trả lời ko hay lắm nếu bạn thấy đúng thì k cho mình nha

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Khánh Ly
Xem chi tiết
Mai Hoàng
6 tháng 4 2023 lúc 1:16

Người con thể hiện tình yêu với mẹ qua lối suy nghĩ rất vô tư, trong trẻo: con yêu mẹ như yêu chú dế - đồ chơi yêu thích, quen thuộc vẫn luôn nằm trong chiếc hộp trong túi con. Đó cũng là mong muốn của con, luôn luôn có mẹ kề bên, được mẹ yêu thương, chở che.

Với suy nghĩ hồn nhiên của trẻ thơ, cậu bé cảm thấy mình yêu mẹ nhiều đến mức so được với bầu trời, như Hà Nội, như trường con học... Nhưng những thứ đó với cậu mơ hồ, trừu tượng, xa xôi quá; làm sao có thể lấy đến trước mắt để mẹ nhìn? “À mẹ ơi” – cậu như chợt nhớ ra chú dế mình yêu thích, chắc chỉ có chú dế mới so sánh được với tình yêu cậu dành cho mẹ. Vậy nên cậu quả quyết : “Con yêu mẹ bằng con dế”. 

Lối so sánh rất lạ, hình ảnh độc đáo và cách diễn đạt đơn giản hồn nhiên nhưng lại tạo được hiệu quả bất ngờ. Những bày tỏ của cậu bé ngây thơ chân thành ấy, không chỉ thành công khiến trái tim người mẹ "tan chảy" vì hạnh phúc; mà còn chạm tới trái tim người đọc và để lại những ấn tượng đẹp về tình mẹ con giản dị mà thiêng liêng.

Hà Nguyễn Thị
Xem chi tiết
✎﹏нươиɢ⁀ᶦᵈᵒᶫ
Xem chi tiết
☆ᴛǫღʏᴏᴋᴏ♪
15 tháng 6 2021 lúc 21:51

"Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách biển

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường".

Hai chữ "vẫn nhớ" khẳng định một niềm tin, một tình nghĩa thủy chung son sắt.

"Tuổi Ngựa" là một bài thơ đậm đà, gợi cảm. Tinh thương yêu mẹ hiền và khát vọng lên đường của con thơ là ý tưởng sâu sắc được Xuân Quỳnh thể hiện qua những vần thơ đẹp.

Khách vãng lai đã xóa
Aeri
15 tháng 6 2021 lúc 21:51

Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của "Ngựa con". Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ: "Dẫu cách núi cách rừng Dẫu cách sông cách biển Con tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớ đường". Hai chữ "vẫn nhớ" khẳng định một niềm tin, một tình nghĩa thủy chung son sắt. "Tuổi Ngựa" là một bài thơ đậm đà, gợi cảm. Tinh thương yêu mẹ hiền và khát vọng lên đường của con thơ là ý tưởng sâu sắc được Xuân Quỳnh thể hiện qua những vần thơ đẹp.

                                                                                                            # Aeri #

Khách vãng lai đã xóa
Mai Anh Nguyen
15 tháng 6 2021 lúc 21:53

Trả lời:

Tự trả lời á k nhen bn

 Qua bài thơ, tác giả muốn nói rằng người con dù có ở bất cứ phương trời nào dẫu có cách núi cao, rừng già , dẫu cách sông cách biển dù có ở bất cứ nơi đâu trong lòng người con vẫn luôn hướng về người mẹ ko bao quên mẹ của mình luôn ngóng trông. Và điều đó cho thấy hai mẹ con luôn yêu thương và quan tâm đến nhau nhường nào.

Khách vãng lai đã xóa
NGUYỄN TRƯƠNG TUẤN KHOA
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
7 tháng 3 2022 lúc 20:53

Tham khảo:

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.

Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.

Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.

Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.

Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.

Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.

Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.

Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.

Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.

Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.

Hồ Hoàng Khánh Linh
7 tháng 3 2022 lúc 21:00

Tham khảo:

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.

Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.

Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.

Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.

Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.

Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.

Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.

Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.

Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.

Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.

Tham khảo:

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.

Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.

Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.

Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.

Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.

Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.

Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.

Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.

Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.

Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.

Hà Ngân
Xem chi tiết
À há lươn lẹo
Xem chi tiết
Tạ Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Tạ Quỳnh Trang
22 tháng 4 2018 lúc 19:35

các bạn trả lời nhanh để mình dâng cần gấp

kamichama karin
22 tháng 4 2018 lúc 19:55

người con muốn nói với mẹ là dù ở bất kì nơi nào thì con vẫn sẽ trở về bên mẹ.

điều đó cho ta thấy người con rất yêu quý mẹ mình và cho dù ở xa những người con vẫn có thể tìm đường về với mẹ.

Tạ Quỳnh Trang
22 tháng 4 2018 lúc 20:08

bạn hãy viết 10 dòng nhé

Thanh Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
7 tháng 4 2022 lúc 16:45

Tham khảo
1. Khổ thơ được trích trong tác phẩm “Con cò”. Tác giả là Chế Lan Viên.

2. Đoạn thơ đã sử dụng thành ngữ “Lên rừng xuống bể”.

3. Từ “dù” đặt ở hai câu thơ đầu nêu lên những giả thiết có thể xảy ra trong cuộc đời dài rộng. Từ “vẫn” khẳng định chân lí là tình yêu thương của mẹ mãi mãi dành cho con dù cuộc đời có đưa đẩy thế nào, dù con có xa hay ở gần mẹ. Đây chính là lời tự nhủ của mẹ, cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, tình mẹ vẫn bao la, son sắt.
4. 

Tình mẹ có lẽ là tình cảm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mà chúng ta có được. Dù là ở nơi đâu, dù là khi nào và dù chúng ta có lỗi lầm bao nhiêu đi nữa thì sau cùng mẹ vẫn là người bảo dung nhất, thứ tha cho ta tất cả. Trong suốt cuộc đời, mẹ vẫn luôn bên ta, từ những lời ru khi ta còn thơ bé, đến những ngày ta đã trưởng thành, bay đi theo những ước mơ, những khát vọng mới mẹ vẫn ở đó, vẫn luôn dõi theo ta từng ngày.

Trân quý những tình cảm thiêng liêng ấy mà những nhà văn, nhà thơ viết về mẹ đầy xúc động. Một trong số đó có thể kể đến Chế Lan Viên với bài thơ "Con cò", bài thơ rất đỗi bình dị với hình ảnh con cò qua lời ru mẹ mà khiến ta không khỏi nghẹn lòng bởi tình mẹ bao la, dạt dào, sâu rộng như biển cả.

" Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay

“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng phủ
Con cò Đồng Đăng…”

Cánh cò là một chất liệu quen thuộc trong ca dao dân ca. Thơ xưa thường nói về cò như một biểu tượng của làng quê yên bình, xinh đẹp:

" Mấy cánh cò chốc chốc vụt bay ra"

Cánh cò trắng bay thảnh thơi trên bầu trời, khung cảnh của đồng quê rất đỗi dịu dàng, nên thơ. Nói về cò người ta còn nói đến sự hy sinh, lam lũ của người phụ nữ, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời, như Tú Xương từng viết:

" Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Èo sèo mặt nước buổi đò đông:"

Hãy trong ca dao:

" Cái cò, cái vạc, cái nông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non"

Trong tác phẩm hình ảnh cánh cò được vận dụng một cách đầy sáng tạo. Cánh cò đã đi sâu vào tiềm thức mỗi đứa trẻ qua lời ru của mẹ. Dù con còn thơ bé, con chưa biết rõ về hình dáng cò ra sao, nhưng trong lời ru dịu dàng thân thương ấy, con vẫn cảm nhận được có cánh cò đang bay, bay mãi. Từ thì liệu dân ca của những câu hát ru ngày xưa:

" Con cò cò bay lả lá bay la
Bây từ từ cửa phủ, bay ra là ra cánh đồng"

 

Tác  giả đưa vào thơ thật tự nhiên, tự nhiên mà sâu sắc như chính tình yêu của mẹ, mang theo cánh cò bé nhỏ chạm vào tâm hồn con. Đưa tâm hồn bé thơ ấy đến với những chân trời mới, những chân trời không tên bên tiếng ru ngọt ngào, thiết tha của mẹ.

"Ngủ yên! Ngủ yên! Con ơi chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân."

Trong tiếng hát của mẹ là cả sự yêu thương, chở che. Lời ru mẹ đưa con vào những giấc ngủ nồng say, bình yên, lời rũ thấm đượm hơi xuân, thấm đượm những ân tình của lòng mẹ. Lời ru mang cả niềm hy vọng cho con một giấc ngủ vẹn tròn, chẳng phân vân nghĩ ngợi. Mẹ vẫn ở đấy, vẫn bên con canh giữ cho giấc ngủ con thơ, cất tiếng ru từ những năm tháng ngày xưa bà đã từng ru mẹ để mẹ con bây giờ, thật thân thương biết bao nhiêu lòng mẹ nâng đỡ tâm hồn mỗi người con bay thật xa.

"Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân."

Cò mang tình mẹ hãy cánh cò chính là lòng mẹ. Cò luôn bên em như mẹ luôn sát cánh cùng em trên mỗi bước đường. Hình ảnh cánh cò trong câu thơ không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự chở che của người mẹ mà còn trở thành người bạn đồng hành cùng con trong giấc ngủ cũng như trên đường đời sau này. Khi con bước vào tuổi đến trường, mẹ vẫn theo con mỗi ngày đến lớp, mỗi bài học, mỗi vần thơ của con đều có bóng hình mẹ trong đó, mỗi bước chân con đi đều có cánh cò theo gót, có lòng mẹ dõi theo.

Đến khi con chạm ngõ vào đời, tự mình bước đi thì trái tim mẹ vẫn theo con trên mọi nẻo đường, nơi hiên nhà mẹ lặng lẽ mẹ vẫn ngồi đó ngóng con về, theo suốt mỗi bước chân.

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn"

Với mỗi người mẹ, con chính là tình yêu, là sự sống, là ánh mặt trời diệu kỳ. Dẫu có khoảng cách bao nhiêu đi chăng nữa thì không thể làm tình mẹ vơi bớt, mẹ vẫn luôn dành cho con niềm thương vô bờ, vẫn cất cao lời ru dịu êm mang hương vị ngọt ngào gửi đến con:

"Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con."

Vì con, mẹ đâu có ngại mệt nhọc gian khổ, thương còn, mẹ đâu sá gì những rừng bể chông chênh. Dù còn có ở nơi nào đi chăng nữa, mẹ vẫn sẽ bay đi tìm con, vẫn dành cho con tình yêu bất diệt, mãi mãi chẳng ai có thể ngăn trở được tình yêu ấy.

" Còn dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"

Chao ôi! Chỉ hai câu thơ ấy thôi mà sao đọc lên mà thương nhớ, mà nghẹn ngào đến vậy. Hai câu thơ mang sức sống bao trùm cả toàn bài, sức sống của tình mẹ, của tình mẫu tử ngàn đời đáng ngợi ca. Nhà thơ phải chăng đã rất thấu hiểu tấm lòng  của bao người mẹ mà viết nên vần thơ đẹp như thế, vần thơ mang cả trái tim, thốt lên tự sâu thẳm tâm hồn của những người phụ nữ hết lòng vì con. Hai câu thơ như một triết lý mạng tầm khái quát đầy chân thực, vững bền và sâu sắc nhất.

Lối thơ tự do được viết bên bằng những dòng cảm xúc tuôn trào, ngôn ngữ đầy tự nhiên, hình ảnh thơ đầy gần gũi và bình dị, đặc biệt sử dụng chất liệu dân gian vào trong thì phẩm đã giúp "Con cò" có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong trái tim người thưởng thức.

Đọc bài thơ, ai trong chúng ta, mỗi người con đều thấu hiểu thêm tấm lòng của những đấng sinh thành, họ đã giành cho ta tất cả những gì tốt đẹp nhất, đáng trân quý nhất mà họ có được. Từ đó, để thêm yêu, thêm thương, thêm kính trọng mẹ hơn những gì ta đã từng yêu, từng thương như thế. Mẹ- gia đình mãi mãi là điểm tựa tuyệt vời nhất cho mỗi người con, là  điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có được trong đời.

kodo sinichi
7 tháng 4 2022 lúc 16:56

Tham khảo
1. Khổ thơ được trích trong tác phẩm “Con cò”. Tác giả là Chế Lan Viên.

2. Đoạn thơ đã sử dụng thành ngữ “Lên rừng xuống bể”.

3. Từ “dù” đặt ở hai câu thơ đầu nêu lên những giả thiết có thể xảy ra trong cuộc đời dài rộng. Từ “vẫn” khẳng định chân lí là tình yêu thương của mẹ mãi mãi dành cho con dù cuộc đời có đưa đẩy thế nào, dù con có xa hay ở gần mẹ. Đây chính là lời tự nhủ của mẹ, cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, tình mẹ vẫn bao la, son sắt.
4. 

Tình mẹ có lẽ là tình cảm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mà chúng ta có được. Dù là ở nơi đâu, dù là khi nào và dù chúng ta có lỗi lầm bao nhiêu đi nữa thì sau cùng mẹ vẫn là người bảo dung nhất, thứ tha cho ta tất cả. Trong suốt cuộc đời, mẹ vẫn luôn bên ta, từ những lời ru khi ta còn thơ bé, đến những ngày ta đã trưởng thành, bay đi theo những ước mơ, những khát vọng mới mẹ vẫn ở đó, vẫn luôn dõi theo ta từng ngày.

Trân quý những tình cảm thiêng liêng ấy mà những nhà văn, nhà thơ viết về mẹ đầy xúc động. Một trong số đó có thể kể đến Chế Lan Viên với bài thơ "Con cò", bài thơ rất đỗi bình dị với hình ảnh con cò qua lời ru mẹ mà khiến ta không khỏi nghẹn lòng bởi tình mẹ bao la, dạt dào, sâu rộng như biển cả.

" Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay

“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng phủ
Con cò Đồng Đăng…”

Cánh cò là một chất liệu quen thuộc trong ca dao dân ca. Thơ xưa thường nói về cò như một biểu tượng của làng quê yên bình, xinh đẹp:

" Mấy cánh cò chốc chốc vụt bay ra"

Cánh cò trắng bay thảnh thơi trên bầu trời, khung cảnh của đồng quê rất đỗi dịu dàng, nên thơ. Nói về cò người ta còn nói đến sự hy sinh, lam lũ của người phụ nữ, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời, như Tú Xương từng viết:

" Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Èo sèo mặt nước buổi đò đông:"

Hãy trong ca dao:

" Cái cò, cái vạc, cái nông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non"

Trong tác phẩm hình ảnh cánh cò được vận dụng một cách đầy sáng tạo. Cánh cò đã đi sâu vào tiềm thức mỗi đứa trẻ qua lời ru của mẹ. Dù con còn thơ bé, con chưa biết rõ về hình dáng cò ra sao, nhưng trong lời ru dịu dàng thân thương ấy, con vẫn cảm nhận được có cánh cò đang bay, bay mãi. Từ thì liệu dân ca của những câu hát ru ngày xưa:

" Con cò cò bay lả lá bay la
Bây từ từ cửa phủ, bay ra là ra cánh đồng"

 

Tác  giả đưa vào thơ thật tự nhiên, tự nhiên mà sâu sắc như chính tình yêu của mẹ, mang theo cánh cò bé nhỏ chạm vào tâm hồn con. Đưa tâm hồn bé thơ ấy đến với những chân trời mới, những chân trời không tên bên tiếng ru ngọt ngào, thiết tha của mẹ.

"Ngủ yên! Ngủ yên! Con ơi chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân."

Trong tiếng hát của mẹ là cả sự yêu thương, chở che. Lời ru mẹ đưa con vào những giấc ngủ nồng say, bình yên, lời rũ thấm đượm hơi xuân, thấm đượm những ân tình của lòng mẹ. Lời ru mang cả niềm hy vọng cho con một giấc ngủ vẹn tròn, chẳng phân vân nghĩ ngợi. Mẹ vẫn ở đấy, vẫn bên con canh giữ cho giấc ngủ con thơ, cất tiếng ru từ những năm tháng ngày xưa bà đã từng ru mẹ để mẹ con bây giờ, thật thân thương biết bao nhiêu lòng mẹ nâng đỡ tâm hồn mỗi người con bay thật xa.

"Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân."

Cò mang tình mẹ hãy cánh cò chính là lòng mẹ. Cò luôn bên em như mẹ luôn sát cánh cùng em trên mỗi bước đường. Hình ảnh cánh cò trong câu thơ không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự chở che của người mẹ mà còn trở thành người bạn đồng hành cùng con trong giấc ngủ cũng như trên đường đời sau này. Khi con bước vào tuổi đến trường, mẹ vẫn theo con mỗi ngày đến lớp, mỗi bài học, mỗi vần thơ của con đều có bóng hình mẹ trong đó, mỗi bước chân con đi đều có cánh cò theo gót, có lòng mẹ dõi theo.

Đến khi con chạm ngõ vào đời, tự mình bước đi thì trái tim mẹ vẫn theo con trên mọi nẻo đường, nơi hiên nhà mẹ lặng lẽ mẹ vẫn ngồi đó ngóng con về, theo suốt mỗi bước chân.

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn"

Với mỗi người mẹ, con chính là tình yêu, là sự sống, là ánh mặt trời diệu kỳ. Dẫu có khoảng cách bao nhiêu đi chăng nữa thì không thể làm tình mẹ vơi bớt, mẹ vẫn luôn dành cho con niềm thương vô bờ, vẫn cất cao lời ru dịu êm mang hương vị ngọt ngào gửi đến con:

"Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con."

Vì con, mẹ đâu có ngại mệt nhọc gian khổ, thương còn, mẹ đâu sá gì những rừng bể chông chênh. Dù còn có ở nơi nào đi chăng nữa, mẹ vẫn sẽ bay đi tìm con, vẫn dành cho con tình yêu bất diệt, mãi mãi chẳng ai có thể ngăn trở được tình yêu ấy.

" Còn dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"

Chao ôi! Chỉ hai câu thơ ấy thôi mà sao đọc lên mà thương nhớ, mà nghẹn ngào đến vậy. Hai câu thơ mang sức sống bao trùm cả toàn bài, sức sống của tình mẹ, của tình mẫu tử ngàn đời đáng ngợi ca. Nhà thơ phải chăng đã rất thấu hiểu tấm lòng  của bao người mẹ mà viết nên vần thơ đẹp như thế, vần thơ mang cả trái tim, thốt lên tự sâu thẳm tâm hồn của những người phụ nữ hết lòng vì con. Hai câu thơ như một triết lý mạng tầm khái quát đầy chân thực, vững bền và sâu sắc nhất.

Lối thơ tự do được viết bên bằng những dòng cảm xúc tuôn trào, ngôn ngữ đầy tự nhiên, hình ảnh thơ đầy gần gũi và bình dị, đặc biệt sử dụng chất liệu dân gian vào trong thì phẩm đã giúp "Con cò" có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong trái tim người thưởng thức.

Đọc bài thơ, ai trong chúng ta, mỗi người con đều thấu hiểu thêm tấm lòng của những đấng sinh thành, họ đã giành cho ta tất cả những gì tốt đẹp nhất, đáng trân quý nhất mà họ có được. Từ đó, để thêm yêu, thêm thương, thêm kính trọng mẹ hơn những gì ta đã từng yêu, từng thương như thế. Mẹ- gia đình mãi mãi là điểm tựa tuyệt vời nhất cho mỗi người con, là  điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có được trong đời