Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bùi Huyền Trang
Xem chi tiết
Cuc Pham
24 tháng 6 2020 lúc 21:00

Tham khảo :

Trên đất nước ta, rừng chiếm một diện tích khá lớn. Có thể nói suốt chiều dài Tổ quốc, từ Mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ... Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần Giờ, U Minh... là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá tồn tại tự bao đời. Tục ngữ có câu: Rừng vàng, biển bạc. Quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại: rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người. Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã... đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.

Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hàng ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí các bon níc và thải ra khí ô xi cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hàng ngày. Rừng chè, rừng cà phê,... cho con người nguyên liệu để tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến thân mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,... Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố. Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc "Nhạc rừng" mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ "Rừng Việt Bắc" đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,... và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người: Núi giăng thành lũy thép dày, Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù (Tố Hữu). Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt...

Hiện nay, nhiều khu rừng ở Việt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cứ thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguồn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chỉ cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà lòng tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.

Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn sóng thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà "tự nhiên xông thẳng" vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Quả thật là "gậy ông đập lưng ông", chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái. Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy. Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. "Hiệu ứng nhà kính", biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.

Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa phương hay mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt phá rừng, còn nếu có phá rừng thì nên có ý thức trồng lại. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người đó. Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con em kiến thức về rừng. Chương trình ti vi, các cuộc vận động,... đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm cũng đã bỏ ra hết sức mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.

Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

lê thị vân chi
Xem chi tiết
Phong Thần
3 tháng 5 2021 lúc 18:18

Con người cần ôxi để duy trì sự sống. Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí cacbônic và giải phóng khí ôxi ra môi trường, hành động này cũng tương tự như vai trò của lá phổi (cung cấp khí ôxi và loại bỏ khí cacbônic trong cơ thể con người).

Đổng Vy Vy
3 tháng 5 2021 lúc 18:19

bởi vì cây giúp cân bằng lượng khí ô xi và cacbonic rong ko khí,giảm ô nhiễm môi trường.

~ Kammin Meau ~
3 tháng 5 2021 lúc 18:23

Vì có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường nên được gọi là " lá phổi xanh của con người "

Lê Thị Nguyên Ngọc
Xem chi tiết
Lan Phương
25 tháng 4 2016 lúc 22:11

- Nhờ quá trình quang hợp, thực vật đã hấp thụ khí cacbonnic và nhả ra khí ôxi góp phần cân bằng các khí này trong không khí và duy trì các hoạt động sống bình thường của sinh vật.

- Lá cây có tác dụng ngăn bụi, một số loài cây có thể tiết ra các chất tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh, tán lá cây có tác dụng giảm nhiệt độ môi trường.

- Thực vật có tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.Tán lá cây làm giảm nhiệt độ môi trường, tăng lượng nước mưa ở khu vực.

 

Chưa phân loại

Lan Phương
25 tháng 4 2016 lúc 22:01

cần viết thành văn không bạn?

Lê Thị Nguyên Ngọc
25 tháng 4 2016 lúc 22:04

không cần đâu ạ

 

datcoder
Xem chi tiết

Chọn C

~♥♥Nhok_#Đanh_# Đá♥♥~
Xem chi tiết

+ Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacrbonic và thải ra khí oxi nhưng trong

hô hấp lại lấy khí oxi và thải ra khí carbonic nên góp phần cân bằng các chất khí này trong

không khí

+ Rừng tham gia cản bụi,góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.

+ Tán lá rừng che bớt ánh nắng....góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại

bóng mát.

+ Rừng cung cấp khí oxi cho con người và động vật hít thở để tồn tại

+ Thực vật còn có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây ra nên có vai trò

quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lỡ đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn

nước ngầm, tránh hạn hán.

hoanghaidang
14 tháng 3 2019 lúc 20:31

Vì cây xanh tiết ra ô-xy

Minh Nguyen
14 tháng 3 2019 lúc 20:33

Người ta nói "rừng cây như một lá phổi xanh" của con người vì :
+ Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2. Nhưng còn con người và động vật trong quá trình hô hấp thì hấp thụ khí O2 và nhả ra khí CO2. Do đó, rừng có vai trò giữ cân bằng các chất khí này trong không khí và giúp điều hòa khí hậu làm cho bầu trời không khí trong lành, lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường, duy trì sự sống ở mọi nơi.
+ Nếu không có cây xanh, khí CO2 tăng, O2 giảm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của con người, động vật, khí hậu, môi trường. Cần tích cực trồng cây gây rừng.

Hok tốt ^~^

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
12 tháng 4 2019 lúc 9:49

Rừng được xem là lá phổi xanh vì:

- cây xanh cung cấp oxi cho hoạt động hô hấp của mọi sinh vật, trong đó có con người

- cây xanh có tác dụng điều hòa khí hậu

- cây xanh giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Fujiharu Yoko
Xem chi tiết
Phương Anh Nguyễn
18 tháng 4 2016 lúc 19:27

Rừng cây là một lá phổi xanh của con người vì :

- Rừng làm cân bằng khí ỗi và khí cacbônic trong không khí ( nhờ quang hợp).

- Rừng tham gia cản bụi. góp phần tiêu diệt một số loài vi khuẩn ( bạch đàn, thông)

- Tán là rừng che bớt ánh nắng. góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí, tăng độ ẩ,.

tiểu thư xinh đẹp
18 tháng 4 2016 lúc 18:37

Vì cây lấy vào khí cacnic nhả ra khí oxi cho con người hít thở giúp làm duy sự sống cho mọi vật trên thế giới.

bảo nam trần
18 tháng 4 2016 lúc 18:55

- Trong quá trình quang hợp lấy CO2 nhả O2 ( rồi cân bằng các khí này trong không khí
- Cản bớt ánh sáng và lấy tốc độ gió ( điều hoà khí hậu ngăn bụi , diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường

Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Smile
26 tháng 4 2021 lúc 19:43

Tại sao nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người chính là vì nó giúp giảm nhiệt độ môi trường xuống để con người có thể dễ dàng sinh sống hơn. Thực tế cho thấy những đô thị cao tầng, nhiều bê tông, nhựa đường sẽ có nhiệt độ cao hơn hẳn những vùng nông thôn.

Hoàng Ngọc Quang Minh
26 tháng 4 2021 lúc 19:46

ta nói rừng là lá phổ xanh vì nó điều hòa khí hậu và cân bằng lượng khí ô xi và các bô níc trong khí quyển

Mun Tân Yên
26 tháng 4 2021 lúc 19:56

Tại sao nói cây rừng là lá phổi xanh của con người vì chính nó giúp giảm nhiệt độ môi trường xuống để con người dễ sinh sống hơn. Thực tế cho thấy những đô thị cao tầng, nhiều bê tông, nhựa đường sẽ có nhiệt độ cao hơn hẳn so với những vùng quê.

vu thi tham
Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
28 tháng 7 2021 lúc 20:31

THAM KHẢO!

Con người cần ôxi để duy trì sự sống. Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí cacbônic và giải phóng khí ôxi ra môi trường, hành động này cũng tương tự như vai trò của lá phổi (cung cấp khí ôxi và loại bỏ khí cacbônic trong cơ thể con người). Do đó có thể nói rằng “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người.

Khánh Nam.....!  ( IDΣΛ...
28 tháng 7 2021 lúc 20:32

Tham Khảo

Con người cần ôxi để duy trì sự sống. Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí cacbônic và giải phóng khí ôxi ra môi trường, hành động này cũng tương tự như vai trò của lá phổi (cung cấp khí ôxi và loại bỏ khí cacbônic trong cơ thể con người). Do đó có thể nói rằng “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người.

Phía sau một cô gái
28 tháng 7 2021 lúc 20:32

Tham khảo

   Con người cần ôxi để duy trì sự sống. Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí cacbônic và giải phóng khí ôxi ra môi trường, hành động này cũng tương tự như vai trò của lá phổi (cung cấp khí ôxi và loại bỏ khí cacbônic trong cơ thể con người). Do đó có thể nói rằng “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người.