Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hà
10 tháng 3 2016 lúc 10:38

* Bối cảnh lịch sử nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX:

- Bối cảnh trong nước:

+ Sau khi phong trào Cần vương thất bại, con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp nữa, yêu cầu đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước mới.

+ Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt nam. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào nước ta, bên cạnh nền sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự biến đổi này là cơ sở kinh tế bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào.

+ Cơ cấu xã hội Việt Nam cũng có sự thay đổi với sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Các sĩ phu Nho học Việt Nam thời kì này cũng có sự chuyển biến về tư tưởng chính trị, tư duy kinh tế… Tất cả sự biến đổi này là cơ sở xã hội bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước mới.

- Tác động từ bên ngoài:

+ Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc đã tác động đến Việt Nam.

+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với nhân vật Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Monong-te-xki-ơ, Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc… đã tác động đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.

+ Đặc biệt, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc, đánh bại cả nước Nga (1905). Các sĩ phu Việt Nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.

* Những đặc điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX:

- Về mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Về tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX là những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.

- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc  và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Về hình thức đấu tranh: Phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị võ trang bạo động.

- Quy mô: Phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang. Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên địa bàn rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.

Nhii Yoonaddict
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hồng
30 tháng 7 2016 lúc 15:53

Hoàn cảnh

-    Nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.

-    Thực dân Pháp bắt tay vào quá trình tổ chức bộ máy cai trị.

Lãnh đạo

-    Văn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng Chiếu Cần vương hoặc những nông dân yêu nước.

Khuynh hướng

-     Phong kiến

Lực lượng

-     Rất đông đảo (sĩ phu, trí thức phong kiến yêu nước, binh lính,..), nhất là nông dân

Mục tiêu

-         Đấu tranh chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến (phong trào Cần vương) hoặc để bảo vệ cuộc sống bình yên (khởi nghĩa Yên Thế-).

Hình thức

-          Khởi nghĩa vũ trang.

Quy mô

-          Rộng khắp, chủ yếu là Bắc và Trung Kì.

Kết quả:

-          Thất bại

Ý nghĩa

Tiếp nối được truyền thống yêu nước dân tộc.

+ Tạo cơ sở tiếp nối CNMLN và TTHCM.

+ Phong trào yêu nước thất bại trong lúc này chứng tỏa con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và tư sản.

 

 

Tùng
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
meme
17 tháng 9 2023 lúc 19:41

Một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích như sau:

Giống nhau:

Mục tiêu chung của cả hai phong trào là đấu tranh chống lại sự xâm lược và áp bức của các thực dân nước ngoại.Cả hai phong trào đều nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích của dân tộc Việt Nam.

Khác nhau:

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có xu hướng tổ chức và lãnh đạo chính trị mạnh mẽ hơn so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX. Các tổ chức như Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội đã được thành lập và hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có sự tham gia đông đảo hơn của các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả công nhân và nông dân. Trong khi đó, phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX chủ yếu được lãnh đạo bởi các tầng lớp trí thức và quý tộc.

Đây chỉ là một số điểm giống và khác nhau chung, còn nhiều yếu tố khác cũng có thể được xem xét.

Nguyễn Hoa Quỳnh
Xem chi tiết
Lê Thị May
7 tháng 3 2016 lúc 11:31

* Sự khác nhau về điều kiện lịch sử:

- Cuối thế kỉ XIX:

+ Triều đình phong kiến Việt Nam đã đầu hàng Pháp.

+ Hệ tư tưởng phong kiến đang tồn tại và chi phối phong trào yêu nước

+ Xã hội có hai giai cấp chủ yếu là: địa chủ phong kiến và nông dân. Tầng lớp văn thân và sĩ phu yêu nước đã giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước.

- Đầu thế kỉ XX:

- Phong trào cứu nước theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) đã thất bại, cần tìm một con đường cứu nước mới.

- Các trào lưu dân chủ tư sản (từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc) đã tràn vào nước ta, tác động đến bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ.

- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, kinh tế và xã hội Việt nam có sự chuyển biến… giai cấp tư sản Việt Nam chưa ra đời, các trí thức phong kiến tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ ngoài dội vào và đã sử dụng làm vũ khí chống Pháp.

* Sự khác nhau về khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước:

- Cuối thế kỉ XIX

+ Phong trào Cần vương (1885 – 1896): tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê… các sĩ phu và văn thân yêu nước lập các căn cứ khởi nghĩa chống pháp, khôi phục nền độc lập và xây dựng một Nhà nước Phong kiến, Phong trào mang ý thức hệ tư tưởng phong kiến.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phong kiến.

- Đầu thế kỉ XIX

+ Xu hướng bạo động của nhóm sĩ phu Phan Bội Châu: chủ trương sử dụng phương pháp bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và xây dựng nhà nước theo con đường tư bản.

+ Xu hướng cải cách của nhóm sĩ phu Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách đất nước, đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản…

* Nhận xét:

- Cuối thế kỉ XIX:

+ Là những phong trào đấu tranh vũ trang chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.

+ Thất bại của phong trào này khẳng định con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công. Do đó, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.

- Đầu thế kỉ XX:

+ Tuy có sự khác nhau về phương pháp và phương thức hoạt động nhưng có điểm chung là chủ nghĩa yêu nước, đều nhằm mục tiêu là cứu nước giải phóng dân tộc và được chi phối bởi tư tưởng tư sản.

+ Thất bại của phong trào này khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản mà lịch sử đặt ra.

+ Như vậy đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam tiếp tục rơi vào khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Sennn
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
17 tháng 5 2022 lúc 21:26

Tham khảo

 Cuối thế kỉ XIX - Nguyên nhân thất bại: + Chưa có đường lối chính trị đúng đắn, các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ tẻ, chưa thống nhất và chưa thu hút đông đảo nhân dân. + Giai cấp PK lỗi thời, không đủ khả năng lãnh đạo, giải cấp nông dân khởi nghĩa nhỏ là lực lượng chưa tiên tiến. + Do đk kinh tế, chính trị, xã hội VN khủng hoảng, tương quan giữa các bên chênh lệch lớn. - Ý nghĩa: Làm dấy lên phong trào yêu nước chống Pháp. Để lại bài học quý giá về sau * Đầu XX: dân chủ tư sản - Nguyên nhân thất bại: + Dựa vào ngoại bang để đi đến độc lập • Phan Bội Châu dựa Nhật Bản • Phan Châu Trinh muốn dựa Pháp lật phong kiến hủ bại + Khởi nghĩa nhỏ lẻ tẻ, chưa thống nhất, phân tán dễ bị diệt + Vũ khí, quân đội yếu so với giặc - Ý nghĩa: Làm dấy lên những cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Để lại bài học quý báu về sau.  

animepham
17 tháng 5 2022 lúc 21:25

tham khảo

Từ cuối thế kỉ XIX, các phong trào yêu nước chống Pháp nổ ra mạnh mẽ tuy nhiên không giành thắng lợi. Nguyên nhân thất bại là nguyên nhân chủ quan khi chưa có một lực lượng xã hội tiến tiến, có đủ năng lực lãnh đạo. Đây cùng vẫn là thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Hồ Hoàng Khánh Linh
17 tháng 5 2022 lúc 21:26

Refer:

Từ cuối thế kỉ XIX, các phong trào yêu nước chống Pháp nổ ra mạnh mẽ tuy nhiên không giành thắng lợi. Nguyên nhân thất bại là nguyên nhân chủ quan khi chưa có một lực lượng xã hội tiến tiến, có đủ năng lực lãnh đạo. Đây cùng vẫn là thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.

ý nghĩa vô đây ạ

https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-8/y-nghia-lich-su-cua-phong-trao-yeu-nuoc-viet-nam-chong-phap-cuoi-the-ki-xix-faq84163.html

Pink Punk TV
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 8 2017 lúc 5:33

Đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.

1. 1858 đến cuối thế kỉ XIX: Phạm trù (tính chất) phong kiến.

– 1858-1884: Chống xâm lược : Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Hoàng Diệu...

– 1885-1896: Cần Vương. Chống bình định : Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng...

– 1884 - 1913 : Khởi nghĩa Yên Thế.

2. Đầu thế kỉ XX đến 1918:

Xu hướng (tính chất, phạm trù) tư sản:

+ Phan Bội Châu: Xu hướng bạo động, Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang phục

+ Phan Châu Trinh : Xu hướng cải lương, phong trào Duy Tân; Đông Kinh nghĩa thục : Lương Văn Can...

Xu hướng vô sản: phong trào công nhân

Phong trào đấu tranh của binh lính người Việt và của đồng bào các dân tộc thiểu số.

3. Hoàn cảnh thế giới :

Từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, trào lưu dân chủ tư sản tác động vào Việt Nam.

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, tư tưởng cách mạng vô sản ảnh hưởng vào Việt Nam

4. Biến đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam : Cuộc khai thác thuộc địa lần 1, một bộ phận nông dân phá sản trở thành công nhân, xuất hiện mầm mống đầu tiên của tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản ngày một đông, sĩ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị...

5. Động lực của phong trào được mở rộng so với trước : Không chỉ có nông dân mà có cả tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

6. Lãnh đạo : Sĩ phu có nguồn gốc phong kiến, nhưng chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản ở bên ngoài; nông dân, binh lính, công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số,...

7. Hình thức : Bên cạnh đấu tranh vũ trang có từ thời kì trước, đã xuất hiện nhiều hình thức mới như lập hội yêu nước, mở trường học, ra sách báo, biểu tình, diễn thuyết, bình văn, cải cách, duy tân, mê tín bùa chú tín ngưỡng,...

8. Kết quả: Thất bại.

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Ħäńᾑïě🧡♏
12 tháng 6 2021 lúc 11:17

#Tham_khảo!

 

* Giống nhau:

- Đều là những phong trào yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.

* Khác nhau: