Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Chi p
Xem chi tiết
25.Tiến Nhật 8/6
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Bình
9 tháng 1 2022 lúc 14:35

1 CÂU THÔI. K HIỂU BẠN HỎI J LUÔN

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Minh Tú
8 tháng 6 2017 lúc 21:30

Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.

Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường điện từ. Theo định luật cảm ứng điện từ sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp

Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
9 tháng 10 2018 lúc 12:22

Máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.

Cấu tạo: Lõi sắt non hình chữ nhật. Hai cuộn dây N1, N2 có số vòng dây quấn khác nhau. Cuộn dây N1 nối với nguồn điện gọi là cuộn sơ cấp, cuộn dây N2 nối với tải tiêu thụ gọi là cuộn thứ cấp.

Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện tử, mắc hai đầu cuộn sơ cấp vào điện áp xoay chiều có tần số f. Dòng điện xoay chiều trong cuộn sơ cấp tạo ra từ thông biến thiên trong lõi sắt đi đến cuộn thứ cấp làm xuất hiện suất điện động cảm ứng. Khi máy biến áp hoạt động trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện xoay chiều cùng tần số với dòng điện ở cuộn sơ cấp.

Menna Brian
Xem chi tiết
nguyễn thị hương giang
28 tháng 2 2022 lúc 14:21

1.Cấu tạo máy biến thế:

-Bộ phận chính gồm có:

 +Hai cuộn dây dẫn có soosvongf cách nhau, đặt cách nhau.

 +Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.

2.Nguyên tắc hoạt động:

Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.

3. Công dụng:

Để thay đổi (tăng hoặc giảm) hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.

4.Hệ thức liên quan:

Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây mỗi cuộn:

\(\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2}\)

_san Moka
Xem chi tiết

Câu 5:

+ Cấu tạo : gồm 2 bộ phận chính là Stato và rô to :

- Stato gồm lõi thép và dây quấn

*Lõi thép được làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt trong có các cực hoặc các rãnh để quấn dây điện từ

* Dây quấn làm bằng dây điện từ được đặt cách điện với lõi thép

- Rô to: gồm lõi thép và dây quấn

* Lõi thép làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành khối trụ, mặt ngoài có các rãnh

* Dây quấn rô to kiểu lồng sóc gồm các thanh dẫn đặt trong rãnh của lõi thép nối với nhau bằng vòng ngắn mạch

Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, sẽ có sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng chạy trong dây quấn rô to , tác dụng từ của dòng điện làm cho rô to động cơ quay

Câu 6:

*Nguyên lý:

Chúng ta cắm điện nguồn vào lúc này quạt vấn chưa chạy và bạn cần phải bật số bằng công tắc nhấn hoặc dùng điều khiển từ xa tùy vào từng loại quạt khác nhau.

Nếu bạn nhấn số 1 lúc này quạt sẽ quay số 1, nhấn số 2 quạt sẽ quay số 2, số 3 quạt sẽ quay số 3 ..Nhấn túp năng quạt sẽ quay sang phải và sang trái.

Thường động cơ điện sẽ có 3 số nên trong động cơ điện cũng được quấn làm 3 cuộn chạy gồm 3 dây và 1 dây tụ, 1 dây chung cấp nguồn trước cho máy.

Khi bật số công tắc sẽ thông và cho điện vào số tương ứng bạn bật và lúc này quạt sẽ quay với sức gió tương ứng với nhà sản xuất đã đặt ra.

Khi bạn nhấn túp năng lúc này điện 220v sẽ cấp cho động cơ quay bên trong làm cho quạt chuyển dộng quay sang trái và sang phải liên tục.

* Để nói về cấu tạo của một chiếc quạt thì chúng ta có thể nói đây là một thiết bị điện rất đơn giản và được cấu tạo như sau:

Phần vỏ nhựa bạn nhìn bằng mắt thường cũng thấyLồng cánh quạt để bảo vệ chúng ta không va vào cánh khi quạt chạyCánh quạtĐộng cơ quạtBọ điều khiển quạt bằng bo mạch hoặc bằng công tắcĐộng cơ quay sang phải sang trái(Túp năng) Công tắc cho động cơ quay sang phải, trái.Tụ điện ( tụ kích cho động cơ quạt)Dây điện nguồnĐiều khiển từ xa ( có loại có loại không)

 

Câu 7:

Cấu tạo.

Máy biến áp một pha có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: Lõi thép và dây quấn.

a) Lõi thép: Được làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành 1 khối. Lõi thép dùng để dẫn từ cho máy biến áp.

b) Dây quấn: Được làm bằng dây điện từ, được bọc cách điện và được quấn quanh lõi thép. Giữa các vòng dây được cách điện với nhau và cách điện với lõi thép.

*Nguyên lí làm việc

Máy biến áp 1 pha làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ của cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp.

Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
7 tháng 10 2017 lúc 16:48

Chọn đáp án D

+ Tất cả các máy điện đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Riêng động cơ không đồng bộ có thêm sử dụng từ trường quay

Nhi Nhi
Xem chi tiết
Nhi Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
9 tháng 5 2017 lúc 12:28

Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha: gồm hai bộ phận chính:

- Roto là khung dây dẫn có thể quay dưới tác dụng của từ trường quay.

- Stato: là bộ phận tạo ra từ trường quay, gồm ba cuộn dây giống nhau đặt trên vòng tròn lệch nhau những góc 120o.

- Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện ba pha chạy vào ba cuộn dây giống nhau đặt lệch nhau 120o. Dòng điện trong ba cuộn dây tạo ra từ trường quay.

- Roto đặt trong từ trường quay sẽ quay với tốc độ nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.