Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
tiến Sỹ
Xem chi tiết
Trần Mai Quyên
23 tháng 4 2020 lúc 18:58

Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.

Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tỵ nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉcnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn. Chùa Bửu Phong được xem là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.

Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.

Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.

Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.

Trần Mai Quyên
23 tháng 4 2020 lúc 18:58

Từ thành phố Biên Hòa theo quốc lộ 1A đi ngược về phía bắc chừng 15km, du khách sẽ đến địa phận xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nhìn bề ngoài nơi đây chẳng có vẻ trù phú như những vùng đất khác, những lại ẩn giấu trong mình một thiên nhiên khá xinh đẹp. Một ngọn thác hùng vĩ không thua kém gì thác Cam Ly ở Đà Lạt, nước đổ quanh năm, kể cả mùa khô hạn, đã tồn tại nhiều năm nay giữa những cánh đồng bắp, lúa, khoai mì. Đó chính là thác Giang Điền, một khu du lịch sinh thái mới được đầu tư xây dựng trong những năm gần đây nhưng đã thu hút khách du lịch gần xa. Thác Giang Điền là tập hợp gồm ba dòng thác: thác Chàng, thác Nàng và thác chính Giang Điền. Theo các già làng trong vùng kể lại: Vùng đất này ngày xưa là nơi dân tộc Mạ sinh sống. Ngày ấy có đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau nên đã tuẫn tiết ở dòng suối này mới sinh ra hai dòng thác Chàng và Nàng (còn gọi là thác Đôi). Từ ba thác trên, du khách đến đây sẽ được tắm thác, nghe suối reo tí tách và thác đổ ầm ầm giữa khung cảnh bao la hùng vĩ. Dọc theo bờ thác, những tảng đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau như cái nền cho những cây bằng lăng nước trổ hoa tím ngắt mỗi độ xuân về. Cây cầu treo mang tên Mimosa như một điểm nhấn nổi lên giữa những trảng cỏ, hoa tự nhiên kỳ thú, sẽ đưa du khách từ khu thác chính sang khu vực thác Đôi với dòng nước trong veo, thác đổ ầm ào sẽ tạo cảm giác hòa cùng thiên nhiên. Cùng với thác, nơi đây được tô điểm bằng các loại hoa với đủ sắc màu tạo khung cảnh nên thơ, quyến rũ. Con đường đất như một dải lụa hồng uốn lượn theo triền suối sẽ đưa du khách đến tham quan khu trang trại mang tên Kỳ Cục. Tại đây, những khu vườn nhỏ liên tiếp nhau được thiết kế với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, cây cối, ao hồ, xung quanh rào bằng lưới mà bên trong là cả một thế giới của các loài sinh vật như: kỳ nhông, kỳ tôm, chàng hiu, cóc, nhái, thằn lằn núi, rắn mối... Ấn tượng nhất là chuồng nuôi bò cạp núi. Những chú bò cạp đen trũi lúc nào cũng vểnh nọc độc nhọn hoắt đầy đe dọa về phía du khách. Trong khu du lịch còn có hồ nước rộng hơn 2ha thả nhiều loại cá, đây là nơi nghỉ ngơi thư giãn cho những du khách có sở thích câu cá. Ở đây còn có khu rừng cây bóng mát với những dãy ghế, võng, lều tranh để khách nghỉ chân sau một hồi đi tham quan. Bên cạnh trang trại Kỳ Cục, vườn lan cảnh và rừng đủ loại cây, du khách còn bị thu hút bởi một loạt kiến trúc vừa có dáng dấp cổ điển kiểu La Mã lại vừa mang dáng vẻ dân tộc. Đó là những con đường trong khu du lịch được lát và trải toàn bộ đá hộc, những nhà chòi với kiến trúc của các dân tộc, những giàn hoa leo xung quanh, các nhà hàng, quán bar, sân patin, tennis, cầu lông... Với giá vé đồng hạng trong mọi thời điểm 20.000 đồng/vé, khách du lịch được ưu đãi tham quan khu vực thác, tắm thác, thăm trang trại Kỳ Cục và được phóng tầm mắt trong những vườn lan, cây cảnh trải dài cùng thiên nhiên hùng vĩ. Nơi đây còn phù hợp cho việc tổ chức cắm trại, đốt lửa trại của sinh viên học sinh đến với khu du lịch. Tại đây cũng có các chế độ ưu tiên, ưu đãi như giảm 20% giá vé cho những tập thể trên 20 người và 25% đối với các công ty lữ hành. Các dịp Quốc tế thiếu nhi 1-6, Trung thu... thì miễn hoàn toàn vé cho các đối tượng là trẻ em. Với các ưu đãi trên cùng nhiều hạng mục đang được đầu tư xây dựng như nhà hàng Hoàng Yến có đủ tiện nghi phục vụ cho hội nghị, hội thảo; khu nghiên cứu bò sát cho sinh viên các trường đại học và các nhà khoa học; kết hợp các tour du lịch giữa thiên nhiên và giới thiệu truyền thống... Trong tương lai không xa, Giang Điền sẽ trở thành một trong những khu du lịch lớn của tỉnh Đồng Nai và ở vùng Đông Nam bộ, nằm trong tour du lịch của Đồng Nai như chiến khu D, sông Đồng Nai, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch Bửu Long...

Nguyễn Thành
Xem chi tiết
Huỳnh Nguyễn thanh trúc
Xem chi tiết
kodo sinichi
15 tháng 3 2022 lúc 20:33

tham khảo 

Nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Ở độ cao 710m từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên đỉnh Cấm Sơn, du khách ta có cảm giác một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế… Chính vì độ cao và địa hình như vậy, nên từ lâu Núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, thu hút khách du lịch, hành hương nơi đây sẽ đến với những huyền thoại, truyền thuyết đầy vẻ kỳ thú, bí ẩn.

Về tên của ngọn núi, truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, lại nhiều thú dữ, không ai dám tới, trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên thiên đình. Vì thế, một quy định bất thành văn của những người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực núi thiêng đó. Một truyền thuyết khác kể lại rằng, ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm.

Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, nhà hàng Kaolin nơi phục vụ các món ăn đặc sản vùng Bảy Núi. Từ Lâm Viên theo lối mòn lên núi, du khách có thể dừng bước chân lãng du đầm mình trong dòng suối Thanh Long mát rượi, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, vừa để nghỉ dưỡng sức khoẻ. Tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba, du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”. Rẽ phải khoảng chừng 1km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi du khách ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong – đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, vào ngày thời tiết không mưa, nắng đẹp bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn ra tận vùng biển Hà Tiên.

Giữa mênh mông, bạt ngàn màu xanh cây trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cấm Sơn hiện hữu, sừng sững đem đến cho du khách một cảm nhận mới, một khúc lãng du êm dịu giữa đồng bằng.

Chanh Trái
Xem chi tiết
Mimimomo
Xem chi tiết
namperdubai2
28 tháng 2 2022 lúc 21:06

C

TV Cuber
28 tháng 2 2022 lúc 21:06

vũng tàu

๖ۣۜHả๖ۣۜI
28 tháng 2 2022 lúc 21:06

B

Nguyễn Lê Trường Bảo
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 6 2020 lúc 21:31

Tham khảo:

Khu du lịch thác Đá Hàn Biên Hòa Đồng Nai

Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Thiên bình
31 tháng 8 2015 lúc 17:23

Minh Triều bao công lao vất vả cuối cùng cũng được nhận thưởng hahahaha tội nghiệp 

Minh Triều
31 tháng 8 2015 lúc 17:26

hí hí sướng thiệt       

Yazawa Nico
11 tháng 1 2016 lúc 21:54

các bạn ấygiỏi thật mình nằm mơ cũng không nghĩ một ngày nào đó mình sẽ được nhận giải thưởng 

quam
Xem chi tiết
Sahara
6 tháng 1 2023 lúc 20:43

Tham khảo:

Sự dẻo thơm của bột gạo hòa quyện với lớp nhân thịt lợn thơm ngon cùng nhiều nguyên liệu khác, bánh tai Phú Thọ đã trở thành món ăn yêu thích của người dân nơi đây.

Bánh tai còn có tên gọi khác là bánh Hòn. Đây là một loại bánh đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Phú Thọ. Trước đây, bánh hay được gọi là bánh hòn tai vì bánh nặn giống như hình con trai trai. Về sau, bánh được gọi tắt là bánh tai nhưng hình dáng vẫn giống hình con trai nhưng dài hơn, nặn mỏng hơn và hơi cong cong giống như cái tai. Vì hình dạng của bánh giống cái tai nên người dân Phú Thọ gọi là bánh Tai.

Bánh tai Phú Thọ sở hữu màu trắng đục của bột gạo tẻ thế nên bánh rất thơm. Lớp nhân của bánh được làm bằng thịt lợn và thêm nhiều nguyên liệu khác nên khi thưởng thức món bánh tai bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo ngọt và béo ngậy của chiếc bánh. Về cơ bản, bánh tai cực kỳ dễ ăn và nhiều người có thể ăn được vì nó làm từ bột gạo tẻ nên lành tính.

Trong ẩm thực Phú Thọ, khi thưởng thức món bánh tai thì người ta thường ăn kèm vơi cháo bột thái, hay cháo gạo tẻ và kèm theo một bát nước mắm ngon hòa sẵn. Mỗi bát cháo bạn có thể cắt nhỏ 1 – 2 chiếc bánh tai vào vừa dễ ăn lại no căng bụng. Ngày nay, thì tùy theo nhu cầu ăn uống của mọi người thì bánh tai cũng được thưởng thức theo cách khác nhau. Có người thêm nước mắm vắt chanh, một chút ớt cộng tiêu…để chấm bánh tai thì ăn vừa đậm vị mà không bị ngấy.

Dii Anh7
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
7 tháng 2 2022 lúc 21:41

Tham khảo:

 

Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương, cội nguồn dân tộc Việt Nam nơi hội tụ, sinh sống của 54 dân tộc anh em. Mỗi độ tết đến xuân về đông bào các dân tộc ở vùng Đất Tổ có khá nhiều hình thức văn nghệ, trò chơi theo phong tục tập quán truyền thống của dân tộc mình để đón Tết, mừng Xuân.
          Đồng bào Mường ở Phú Thọ sống tập trung chủ yếu ở 3 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập có nhiều hình thức vui chơi như; Ném còn, đu cọn, sắc bùa, đâm đướng, chàm thau, múa mỡi, múa trống đu…
          Hội còn Xuân là trò chơi phổ biến của các dân tộc miền núi, đồng bào Mường, Tày, Dao đều tổ chức hội còn trong những ngày đầu năm. Đồng bào chọn bãi đất rộng, bằng phẳng trồng 1 cây tre trên ngọn treo 1 vòng  tròn dán giấy 2 mặt. Mặt trắng đề chữ “Nguyệt” mặt đỏ là chữ “Nhật”. Quả còn có 2 dạng là hình tròn và hình vuông. Chân cột người ta treo một ít tiền thưởng dành cho người chơi còn đầu tiên ném  rách vòng. Người Mường ở Phú Thọ mở hội ném còn từ mùng 4 đến mùng 7 Tết âm lịch. Theo tục lệ con trai là người ném đầu tiên và chỉ khi có người ném rách vòng thì trai gái mới vào cuộc ném còn. Xưa kia, theo tục lệ truyền thống trước khi ném còn Thổ lang làm lễ cúng cầu cho mọi việc được thuận buồm xuôi gió. Lễ vật bày ở chân cột có ván xôi con gà và nậm rượu cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bản làng yên vui…
          Chơi đu là hình thức chơi dành cho nam thanh, nữ tú thường diễn ra vào những ngày đầu xuân hoặc khi làng, bản mở  hội.Khen ai khéo dựng đu này
Để cho trai gái chơi ngày, chơi đêm          Đu thường tổ chức với hai hình thức: đu bay và đu cọn (còn gọi là đu xe).Đu bay là hình thức chơi đu phổ biến của người Kinh, còn đu cọn chỉ phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người. Đu cọn làm giống cái cọn guồng nước, có nơi gọi là đu xe vì trông nó giống cái bánh xe. Mỗi cọn có bốn bàn ngồi, người chơi ngồi trong bàn xen kẽ một bàn nam một bàn nữ. chơi đu cọn phải có người đẩy cho đu quay vòng.. Chơi đu cọn người ngồi đu phải hát mới đúng lệ. Người Mường ở Thanh Sơn, Tân Sơn Yên Lập có câu: “ Chơi đu phải biết hò đu, bao nhiêu trai, gái lên đu phải hò”. Người Mường còn có tục hát sắc bùa, một loại hình ca hát phong tục chúc Tết, mừng Xuân. Hát sắc bùa có nghĩa là “ Xách cồng” cho phường bùa thực hiện. Mỗi phường sắc bùa có từ 10 - 20 người cả già lẫn trẻ, ngày tết họ đi hát ở các bản trong vùng tạo nên không khí vui tươi, náo nức.
          Trong kho tàng  văn  nghệ dân gian của đồng bào Mường không thể không nói đến nhạc cụ cồng chiêng. Người Mường sử dụng cồng chiêng trong hầu hết sinh hoạt văn hoá xã hội như hội sắc bùa, hội xuống đồng, hội đi săn, mừng lúa mới, mừng nhà mới, mừng đám cưới… Tục đánh cồng chiêng, đâm đuống, chàm thau (đánh trống đồng) là những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Mường. Đâm đuống tổ chức vào đêm giao thừa và vào 3 giờ sáng ngày mùng một Tết nguyên đán. Đâm đuống không chỉ là tiếng giã gạo thông thường mà nó còn là hiệu lệnh truyền tin cầu mong của bản làng với trời đất với ước vọng một  năm mới no đủ, yên vui.         
Đồng bào Dao ở Phú Thọ có tục đón năm mới khá độc đáo. Người Dao làm những túp lều xinh xắn ở gần nhà, trong đó họ bày rượu thịt và cắm hoa rừng màu đỏ. Nhà nào cũng nấu 1 loại rượu màu đỏ, vàng vừa có vị cay, vị đắng, vị ngọt khi uống phải lọc qua vải. Gà, lợn chuẩn cho Tết từ tháng giêng không thả rông để vỗ béo gọi là “ tung cọc”, “ chai cọc”. Đồng bào chuẩn gạo nếp thật ngon để gói các loại bánh truyền thống: bánh chưng, bánh rán, bánh bìa, bánh lá; chuẩn bị món thịt khô gọi là “ Ó kháng” là món truyền thống để cúng tổ tiên. Trai gái, trong bản chuẩn bị những bộ áo quần mới, đặc biệt con gái phải có chiếc khăn nhiễu tua đỏ, đôi xà cạp hoa, con trai đội khăn nhiễu và khăn trắng. Đêm giao thừa chủ nhà thắp hương khấn vái tổ tiên phù hộ cho cả nhà cấy lúa lúa tốt, đi săn được nhiều thú rừng. Sau khi khấn tổ tiên xong các gia đình mang pháo được làm bằng ống nứa ra đốt. Ống nứa được bịt kín 2 đầu đặt vào lửa đốt gọi là “ Páo pồng tô” mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, đón điều may mắn tốt lành trong năm mới. Sáng mùng một tết các cụ già đi quanh nhà gọi hồn vía người thân về nhà, làm những con hoẵng bằng quả đu đủ và hoa chuối rừng rồi đàn ông lấy nỏ, súng kíp bắn vào để chúc 1 năm mới được nhiều thắng lợi.
          Người Mông ở Phú Thọ quan niệm 1 năm có 12 tháng họ không theo lịch âm hoặc lịch dương, mỗi tháng 30 ngày hết ngày 30 của tháng cuối cùng là tết đến; họ ăn tết từ mười rằm tháng chạp đến mười rằm tháng giêng. Thời gian này cũng là hội Xuân được mở tưng bừng tại các bản Mông ở vùng cao. Người Mông có hội “ Gàu tào” và hội “ Sải sán” tổ chức từ mùng 3 tết “ Gàu tào” có nghĩa là đi chơi ngoài trời còn “ Sải sán” nghĩa là chơi núi. “ Gàu tào” ngoài ý nghĩa vui chơi xuân còn ý nghĩa tín ngưỡng tạ ơn ông trời trừ bệnh tật cho con người. Hội “ Sải sán” mang ý nghĩa cầu phúc, cầu đinh. Ở  hội “ Gàu tào” vui nhất là múa khèn. Múa khèn được các chàng trai Mông thể hiện say sưa, âm điệu da diết thu hút nhiều người xem nhất là các cô gái. Ngày xuân người Mông còn có trò chơi “ Đánh Én”, hay chơi cầu lông gà được trai, gái trong bản ưa thích.
          Người Cao Lan ở Phú Thọ chuẩn bị đón Tết từ đầu tháng chạp đến ngày 28 tết họ dừng mọi việc để rửa các nông cụ như cày bừa, cuốc xẻng xếp vào góc nhà. Họ chia bánh cho từng loại nông cụ: một chiếc bánh chưng cho cày, một chiếc cho bừa, một chiếc chia chung cho các loại cuốc xẻng, cối xay, cối giã… người ta thắp hương cắm vào những chiếc bánh đó. Riêng con trâu được chia mỗi ngày tết một cái bánh chưng. Người Cao Lan coi đây là việc trả công cho vật dụng, vật nuôi đã cùng mình lao động vất vả quanh năm. Việc xuất hành trong ngày mùng một tết được đồng bào lựa chọn kỹ lưỡng. Mỗi nhà cử 1 người đi cùng trưởng bản đến  một nơi đã định trước để hái lộc đầu xuân. Người ta chọn một cây có cành lá sum xuê, không bị sâu bọ, mỗi người hái 2 cành, 1 cành mang ra đình làng, 1 cành mang về cắm trước cửa nhà. Người Cao Lan coi đó là sự hái và chia lộc một cho làng một cho gia đình mình sau đó mới đến  nhà nhau để chúc tết. Tục xông nhà của người Cao Lan cũng khá đặc biệt. Người nào trong năm cảm thấy cuộc sống của mình không trọn vẹn thì không đến xông nhà cho bất cứ nhà nào dù là người thân. Người Cao Lan còn có tục lấy nước đầu năm mới sau khi cúng giao thừa mọi người ra giếng múc một xô nước đầy mang về nhà. Một con gà đã mổ thịt từ chiều 30 tết được luộc bằng nước này để cúng đầu năm.
          Xuân mới, Xuân Nhâm Dần 2022 đang về trên quê hương Đất Tổ. Mỗi một dân tộc với phong tục tập quán truyền thống đón tết, vui xuân của mình đã góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trong văn hoá Tết của người Việt Nam.