Hãy nêu cách mạng 4.0 đối với sinh viên hiện nay và giải pháp.
Please giúp mình vs ạ!
giúp mk vs ạ!
Hãy trình bày giải pháp cho các bên nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc giải quyết xung đột ở Biển Đông hiện nay
Giải pháp cho các bên nói chung:
- Tuân thủ quy tắc quốc tế: Các bên cần tuân thủ quy tắc và công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết các tranh chấp biển Đông.
- Tôn trọng chủ quyền và địa giới hóa: Các bên nên tôn trọng chủ quyền và địa giới hóa tranh chấp bằng cách thương lượng và thực hiện các biện pháp thiết thực để giải quyết xung đột, thay vì tăng cường quân sự hoặc xây dựng cơ sở quân sự trái với quy định quốc tế.
- Thiết lập các cơ chế hòa giải và đối thoại: Các bên cần thúc đẩy các cơ chế hòa giải và đối thoại để thảo luận về các vấn đề tranh chấp và tìm kiếm giải pháp dựa trên luật pháp quốc tế.
- Hợp tác kinh tế và phát triển: Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và phát triển có thể giúp giảm căng thẳng và tạo cơ hội cho các bên hợp tác chung.
Giải pháp cho Việt Nam nói riêng:
- Tăng cường ngoại giao: Việt Nam cần tăng cường ngoại giao để xây dựng liên minh và hợp tác với các quốc gia khác để bảo vệ quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia trong vùng biển Đông.
- Thúc đẩy hợp tác kinh tế: Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác kinh tế với các bên khác trong khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán và hòa giải.
- Thúc đẩy hòa bình và ổn định: Việt Nam nên thúc đẩy tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết xung đột một cách hòa bình và xây dựng.
-Xây năng lực quốc phòng và an ninh: Việt Nam cần đầu tư vào năng lực quốc phòng và an ninh để bảo vệ chủ quyền biển Đông và đảm bảo an ninh quốc gia.
- Thúc đẩy quan hệ đối tác khu vực: Việt Nam cần thúc đẩy quan hệ đối tác khu vực với các quốc gia khác trong ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đảm bảo ổn định và hòa bình ở biển Đông.
Hiện nay rất nhiều người sử dụng các mạng xã hội để liên lạc và giao lưu. Em hãy nêu một vài quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đặc biệt là đối với học sinh. Hãy nêu những mặt tích cực và hạn chế khi sử dụng mạng xã hội
Hiện nay rất nhiều người sử dụng các mạng xã hội để liên lạc và giao lưu. Em hãy nêu một vài quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đặc biệt là đối với học sinh. Hãy nêu những mặt tích cực và hạn chế khi sử dụng mạng xã hội?
Tích cực:
MXH ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành của Chính phủ. Trong những năm qua, tình trạng quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hách dịch tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chính quyền, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng một chính quyền gần dân, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vai trò của MXH đã và đang được các cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả, giúp thu hẹp khoảng cách với người dân. Ví dụ như tháng 10/2015, Chính phủ đã lập 02 tài khoản Facebook là “Thông tin Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” với kỳ vọng giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản, quy phạm pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị, kinh tế- xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, khuyến khích người dân đồng hành cùng chính phủ, góp phần thiết thực định hướng dư luận trên MXH.
(2)MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người. MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, người dùng sẽ luôn nhận được những thông tin cập nhật kịp thời về lĩnh vực, vấn đề mà mình quan tâm theo dõi. Qua đó giúp họ có thể nắm bắt được các xu thế của đời sống phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, trên MXH có nhiều trang dạy kỹ năng sống như ngoại ngữ, nấu ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể thao… giúp người dùng có những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hiện đại mà không cần đến lớp hay đóng học phí.
Hạn chế:
(1)MXH đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng. Trong những năm qua, các thế lực thù địch, phản động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn trang MXH vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng. Chúng tập trung xuyên tạc, nói xấu chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, nhiều trang MXH của bọn phản động trong- ngoài như “Dân làm báo”, “Quan làm báo”… thường xuyên đăng tải những bài viết với lời lẽ chống Đảng, chống chế độ một cách điên cuồng, mù quáng. Chúng tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường… để đăng tải những bài viết có thông tin sai lệch, không được kiểm chứng, suy diễn xuyên tạc, từ đó kết luận các chủ trương, chính sách đó là sai lầm và đòi xóa bỏ. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của chính quyền các cấp, các vụ phức tạp như Đồng Tâm (Hà Nội), ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra ở các tỉnh miền Trung, việc thảo luận dự luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt… để kích động dư luận, hình thành tâm lý phản kháng, tư tưởng bất mãn, chống đối, tiến tới kêu gọi biểu tình, bạo loạn lật đổ chế độ.
(2)MXH làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. Trong số 35 triệu người dân Việt Nam sử dụng MXH, có không ít người là cán bộ, đảng viên, làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều người có thói quen thích chia sẻ thông tin về cuộc sống, công việc, hoạt động của cơ quan, đơn vị lên MXH hoặc sử dụng MXH làm công cụ liên lạc, trao đổi. Trong khi đó, hiểu biết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước của một số cán bộ, đảng viên chưa cao, trách nhiệm ý thức bảo mật chưa tốt, làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. Lợi dụng các vụ lộ lọt bí mật nhà nước trên internet, nhiều đối tượng đã đăng tải lại các tài liệu mật trên MXH, tạo diễn đàn xuyên tạc, nói xấu chính quyền.
(3)MXH tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa. MXH phát triển làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi MXH phát triển thì dòng chảy của những cuộc bá quyền, xâm lăng văn hóa trở nên mạnh mẽ hơn về cường độ, mở rộng về quy mô, tác động đến hầu hết các cá nhân, nhất là số người trẻ. Xuất hiện các trào lưu tuyên truyền, cổ vũ lối sống, các giá trị phương Tây, như tôn thờ tự do cá nhân, lối sống thực dụng, văn hóa đồi trụy, bạo lực… đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Tình trạng nhiễu loạn thông tin, thật giả lẫn lộn trên MXH đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Hoạt động tung tin đồn, giật gân câu “like” trên MXH ngày càng gia tăng, gây hoang mang trong dư luận. Một số vụ việc trên MXH (như BOT giao thông) thu hút số lượng rất lớn người quan tâm, theo dõi, hình thành tâm lý đám đông, áp lực dư luận, có thể tạo ra các giá trị lệch lạc hay khuynh hướng phức tạp trong văn hóa ứng xử.
(4)MXH đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi dụng hoạt động. Với đặc tính ảo, MXH thường xuyên được các đối tượng phạm tội về hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng để hoạt động với các thủ đoạn như tạo tài khoản ảo để kết bạn, làm quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiến hành đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái phép để thu thập các thông tin cá nhân, nhất là những thông tin bí mật về tài chính, từ đó tìm cách đánh cắp, trục lợi. Một số đối tượng còn sử dụng MXH làm công cụ liên lạc trong quá trình mua bán, vận chuyển các loại hàng cấm, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ và các hoạt động phạm tội khác.
Hãy. Nêu cú pháp và cách thực hiện của câu lệnh lặp for ..to..đó và while..đó trong ngôn ngữ pascal( mn chị em vs ạ mai em thì rùi 🥺 ai giúp em thì em cảm ơn ạ)
*Câu lệnh For..do
Dạng xuôi: for <biến đếm>:=<giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
*Câu lệnh For..do
Dạng ngược: For <biến đếm>:=<giá trị cuối> downto <giá trị đầu> do <câu lệnh>;
*Câu lệnh For..do
-Hoạt động:
+ Biến điếm sẽ nhân giá trị bằng giá trị đầu
+Sau mỗi vòng lặp, biến đếm tăng thêm một đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối thì kết thúc lệnh lặp
Hãy nêu một số tác động chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp giảm chi phí sản xuất.
Sử dụng công nghệ hiện đại để giảm bớt thời gian sản xuất và tiêu hao vật liệu, song song với đó là nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các khâu đóng gói, vận chuyện thay thế bằng máy, tiết kiệm chi phí nhân công
Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế '' nghìn cân treo sợi tóc''? Hãy nêu cách giải quyết các tình thế đó của Đảng và Bác Hồ
Giúp mik vs ạ!!
tkNói : Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” vì:
- Các nước đế quốc và các thế lực phản động trong nước cấu kết với nhau và chống phá cách mạng.
- Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, một nửa số ruộng không thể cày cấy được.
- Tài chính cạn kiệt, ngân khố trống rỗng.
- Hơn 90% đồng bào ta không biết chữ.
Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Lễ kí Hiệp định Pa-ri ngày 27/1/1973 đối với cách mạng Việt Nam và sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta? giúp em để em ôn thi ạ :(
tham khảo
Với Hiệp định Paris về Việt Nam, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự, tạo thuận lợi cho cách mạng phát triển; ngụy mất chỗ dựa về quân sự, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng chính trị; Mỹ phải lùi về chiến lược, đi sâu vào xu thế rút lui về quân sự
Tham khảo:
Với Hiệp định Paris về Việt Nam, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự, tạo thuận lợi cho cách mạng phát triển; ngụy mất chỗ dựa về quân sự, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng chính trị; Mỹ phải lùi về chiến lược, đi sâu vào xu thế rút lui về quân sự .
tick mik ik mik in đạm tham khảo rồi dóa
Em hãy nhận xét chủ trương của Đảng đối với Pháp và Tưởng từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Từ đó em hãy liên hệ với chủ trương của Đảng và nhà nước ta ta hiện nay trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ?
Nêu các giải pháp bảo tồn và phát triển Tà Đùng (giúp mình vs ạ)
Tham Khảo
Di sản văn hóa là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau theo hướng tích lũy trong môi trường văn hóa. Sự tích lũy, kinh nghiệm hoạt động của nhiều thế hệ đã góp phần tạo ra sự phong phú, chất lượng, mang giá trị nhân văn cao cả. Di sản văn hóa chứa đựng vốn kinh nghiệm, tri thức sống của con người, hội tụ những yếu tố phẩm chất tốt đẹp, có bề dày về thời gian, phong phú về loại hình. Đây là bộ phận quan trọng tạo nên môi trường văn hóa của các cộng đồng, yếu tố cơ bản tạo nên truyền thống văn hóa, cơ sở cho sự sáng tạo cái mới.
Trong một nền văn hóa , nếu di sản bị xóa bỏ thì nền văn hóa ấy sẽ mất bản sắc, tự đánh mất mình. Bản sắc văn hóa được khẳng định, góp phần tạo nền tảng tinh thần xã hội phù hợp với đặc điểm của mỗi dân tộc.
Trong quá trình đổi mới, chúng ta luôn quan tâm đến bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, quá trình bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa còn bộc lộ những hạn chế. Việc thể chế hóa các văn bản quản lý, cơ chế chính sách trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa còn nhiều bất cập; giải quyết giữa bảo tồn với khai thác, phát huy di sản văn hóa còn hạn chế, nặng về bảo tồn, phục cổ, coi nhẹ việc phát huy giá trị của di sản văn hóa. Tình trạng di tích bị vi phạm, cổ vật bị mất cắp vẫn diễn ra. Một số dự án kinh tế còn có hiện tượng xâm lấn di tích lịch sử, văn hóa. Hoạt động bảo tồn, nhất là bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, việc tôn tạo, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa ở một số nơi thực hiện chưa kịp thời, thiếu nghiêm túc. Công tác quản lý di sản chưa thống nhất. Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, nhà nghiên cứu khoa học ở một số cơ quan quản lý di sản còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Nhận thức, sự tham gia của cộng đồng vào quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản chưa thực sự đồng đều, vững chắc. Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn thiếu thốn.
Để góp phần nâng cao công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thường xuyên quán triệt, thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng về bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc.
Tăng cường hợp tác giữa các cấp, các ngành ở trung ương, địa phương, trước hết là giữa ngành du lịch với Cục bảo tồn di sản văn hóa để tạo ra sự phát triển du lịch thực sự bền vững. Lồng ghép tốt giữa chương trình mục tiêu quốc gia về chống xuống cấp, tôn tạo di tích, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể với chương trình quốc gia về du lịch, môi trường, giáo dục, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực có di sản thế giới.
Trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, song song với quá trình đào tạo các cán bộ chuyên môn, cần có kế hoạch tập huấn về chuyên môn, thái độ ứng xử đối với di sản, với khách tham quan cho cán bộ, nhân dân các địa phương có di sản thế giới, các đối tượng tham gia khai thác du lịch tại các di sản thế giới, không chỉ cán bộ du lịch mà cả đối với những người bán hàng, dân địa phương, hướng dẫn du lịch tự do…, để thực sự tạo ra những hoạt động du lịch bền vững tại các khu di sản thế giới. Tập trung đầu tư có trọng điểm cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi những điểm di tích vật thể, nghiên cứu, lập hồ sơ, tư liệu, phục hồi các di sản văn hóa phi vật thể quan trọng tại các khu di sản thế giới. Đầu tư chiều sâu cho việc duy trì một số ngành nghề thủ công, lễ hội, nghệ thuật trình diễn tiêu biểu độc đáo tại các khu di sản. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan địa phương, đảm bảo cho môi trường di sản thế giới (môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội), tạo sự ổn định, bền vững cho di sản văn hóa.
Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa.
Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của chính quyền, đoàn thể các cấp, toàn thể nhân dân về vai trò của di sản văn hóa. Chú trọng công tác quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, đặc biệt trong việc thống kê, lập hồ sơ các di sản văn hóa; khuyến khích tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu, bảo quản, truyền dạy, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể; áp dụng các biện pháp cần thiết của chính quyền các cấp để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, ngăn chặn nguy cơ làm mai một, sai lệch hoặc thất truyền. Có chính sách tạo điều kiện bảo vệ, phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Khuyến khích sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại, lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian… Khuyến khích việc duy trì những phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc; phục hồi, phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu, ứng dụng các tri thức về y, dược học cổ truyền; khôi phục, nâng cao các lễ hội truyền thống, bài trừ hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân; chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức các hoạt động lễ hội; duy trì, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc, các tri thức dân gian khác.
Xã hội hóa việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực, trên thế giới.
Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa cần phải gắn liền với nghiên cứu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp; nâng cao trình độ đội ngũ quản lý, chuyên môn ở các cấp. Các cơ quan chức năng văn hóa phải giữ vai trò quản lý, hướng dẫn theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân được tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật, nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan. Triển khai, thực hiện hiệu quả xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa để mọi tầng lớp nhân dân hiểu về quyền, nghĩa vụ của mình. Thường xuyên hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về di sản văn hóa, chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn vi phạm; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản; khuyến khích các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật cho bảo tàng nhà nước, tổ chức các hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể. Để thực hiện những điều nêu trên, đòi hỏi phải có sự ưu đãi đầu tư, hỗ trợ, giảm hoặc miễn thuế cho các hoạt động được thực hiện từ các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế. Xây dựng, ban hành chính sách quản lý, sử dụng các nguồn tài chính xã hội hóa: tiền công đức, tiền bán vé, tiền tài trợ, tiền kinh doanh dịch vụ…, có chính sách hỗ trợ, tôn vinh những nghệ nhân có nhiều đóng góp. Khi gia nhập Liên hợp quốc, chúng ta nhận được sự giúp đỡ to lớn của các nước trong khu vực, trên thế giới về việc bảo tồn di sản văn hóa . Thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu, giao lưu giới thiệu các bộ sưu tập hiện vật, nhiều tổ chức quốc tế đã hỗ trợ kinh phí cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích.
Giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Để có những biện pháp hiệu quả trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, cần căn cứ những quy định về di sản của UNESCO, hiến chương Liên hợp quốc.
Với quan điểm di sản là cái đang có, cái không thể thay thế, nên vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng, thì cái mới, cái xây dựng sau cần phải hết sức tôn trọng di sản gốc. Từ thực tiễn, những bài học có tính phổ quát trên phạm vi toàn thế giới, UNESCO đã ban hành nhiều công ước, hiến chương trong đó có nêu những nguyên tắc cơ bản để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển như: Hiến chương về bảo vệ thành phố, đô thị lịch sử, trong đó chức năng mới, các mạng kết cấu hạ tầng của đời sống đương đại đòi hỏi phải thích hợp với đặc trưng của thành phố lịch sử, bảo vệ di sản không có nghĩa bảo vệ một cách bất di bất dịch. Hiến chương cũng nêu rõ: “Việc đưa các yếu tố đương đại vào mà hài hòa được với tổng thể khung cảnh là có thể chấp nhận, bởi vì các yếu tố mới đó có thể góp phần làm cho khu vực thêm phong phú”.
Ngày nay, du lịch được coi là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, là động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản văn hóa, di sản thiên nhiên đã thành một phức hợp đóng vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, sinh thái, thẩm mỹ. Mối tương tác giữa du lịch, di sản văn hóa được nêu tại Công ước quốc tế về du lịch văn hóa, được thông qua tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ XII. Một số mục tiêu đáng chú ý của Công ước: tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh, quản lý du lịch theo hướng tôn trọng, phát huy di sản cùng các hiện tượng văn hóa đang tồn tại; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích đối thoại giữa những người chịu trách nhiệm về di sản với những người kinh doanh du lịch, nhằm làm họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng, tính chất mỏng manh dễ hỏng của các tổng thể di sản, các sưu tập, các văn hóa đang tồn tại, kể cả sự cần thiết phải đảm bảo một tương lai bền vững cho những di sản đó. Công ước đã đưa ra 6 nguyên tắc về du lịch văn hóa là: tạo ra những cơ hội quản lý tốt, có trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng, chủ nhà, các khách tham quan để họ thấu hiểu di sản văn hóa của cộng đồng đó; mối quan hệ giữa các địa điểm di sản, du lịch là có tính động, có thể có giá trị xung đột nhau nên cần quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho hôm nay vì các thế hệ mai sau; lên kế hoạch bảo vệ, phát triển du lịch cho các địa điểm di sản, phải bảo đảm thu hút du khách;các cộng đồng chủ nhà, dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ du lịch; hoạt động du lịch, bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà; các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ, phát huy các đặc trưng của di sản thiên nhiên, di sản văn hóa. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích, hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết. Nguồn tài nguyên di tích cũng sẽ bị cạn kiệt như những nguồn tài nguyên dầu mỏ, than đá… nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn. Bảo tồn, khai thác luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý tới khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá trị; nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn thì sẽ gây hủy hoại di tích, hủy hoại môi trường, để lại hậu quả to lớn cho toàn xã hội. Vì thế, cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích; tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn, phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở.
Di sản văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh, bền vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ, phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước. Đây cũng là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi người cũng như của cả cộng đồng.
Các giải pháp để bảo tồn và phát triển Tà Đùng :
+ Giữ gìn cẩn thận , không để bất kì thứ gì có thể phá hoại nơi này.
+ Lâu dọn thường xuyên để đảm bảo nơi đây không bị bẩn hay bụi .
+ Không động vào bất kì thứ gì bên trong khu bảo tồn , chỉ được đến ngắm và trải nghiệm.
+ Cùng một số người tuyên truyền để mong muốn khu bảo tồn Tà Đùng được phát triển , có một tiến triển mới .
+........
- Phải bảo vệ nơi bảo tồn
- Không phá bất kì đồ vật gì bên trong bảo tồn
- Cùng với một số người vận động người thân , bạn bè để bảo vệ khu bảo tồn