Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
họ nguyễn cô ba
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 5 2020 lúc 22:03

Tham khảo nhé bạn

Là người phụ nữ có quyết định ảnh hưởng đến cả vận mệnh dân tộc khi tôn Lê Hoàn lên làm vua thay nhà Đinh, Dương Vân Nga đã bị sử cũ phê phán gay gắt.

Dương Vân Nga là Hoàng hậu của 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong lịch sử Việt Nam - Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê. Tuy nhiên, bà không được chính sử ghi chép nhiều. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ cho biết bà họ Dương, không nói bà tên là gì, cũng không viết xuất thân của bà ra sao.

Còn theo truyền tụng dân gian, Dương Vân Nga là con gái của ông Dương Thế Hiển, quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình. Sinh thời, Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ.

Năm 968, sau khi dẹp xong "loạn 12 sứ quân", thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) lên ngôi vua, lấy tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Thái Bình.

Trong một lần đến vùng Nga My, nghe tiếng hát giọng trong trẻo của một cô gái, Đinh Bộ Lĩnh xuống ngựa, cho người gọi cô gái, nhưng không thấy. Ông chợt nghĩ đến người bạn bố mình xưa kia là Tướng quân Dương Thế Hiển ở gần đây, bèn ghé vào thăm. Thế Hiển sai con gái Vân Nga bưng nước mời khách. Nàng có tiếng nói hệt giọng hát Đinh Bộ Lĩnh vừa nghe. Nhà vua xin được đón cô gái về kinh đô, lúc đó Vân Nga tròn 16 tuổi. Về sau, bà là một trong 5 hoàng hậu của vua Đinh, được vua rất yêu chiều do có nhan sắc và hiểu biết.

Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và hoàng tử Đinh Liễn bị hoạn quan Đỗ Thích giết hại. Triều thần tôn Vệ Vương Đinh Toàn (mới được 6 tuổi) lên ngôi Hoàng đế, tôn Dương Vân Nga làm Hoàng Thái Hậu. Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Lê Đại Hành) được Dương Thái hậu chọn làm Nhiếp chính, sau tự xưng là Phó Vương.

Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp thấy quyền lực rơi vào tay Lê Hoàn, lại nghi Dương Thái hậu cùng Lê Hoàn tư thông nên kéo quân về Hoa Lư tiến đánh nhưng bị Lê Hoàn đánh bại. Ở biên giới phía Bắc, giặc Tống lợi dụng tình hình Đại Cồ Việt rối ren, chuẩn bị cất binh xâm lược.

Năm 980, trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Dương hoàng hậu cùng triều thần tôn Lê Hoàn lên làm Hoàng đế, lập nên nhà Tiền Lê. Việc này, Đại Việt Sử Ký Toàn ThưKhâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục đều có chép lại:

"Bấy giờ, Lạng Châu nghe tin quân Tống sắp kéo sang, liền làm tờ tâu báo về. Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cư Lạng làm đại tướng quân. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân, Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người rằng: 'Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn'".

Quân sĩ nghe vậy đều hô 'vạn tuế'. Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Lê Hoàn lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Phúc vào đầu năm 980, giáng phong Đinh Toàn làm Vệ Vương".

Tháng 7/980 quân Tống xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn vừa lên ngôi đã phải triển khai lực lượng kháng chiến đánh giặc bảo vệ đất nước. Đến tháng 3/981, cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy thắng lợi hoàn toàn. Vua Tống buộc phải xuống chiếu lui quân. Sau thắng lợi, Lê Hoàn dốc sức chăm lo xây dựng đất nước.

Năm 982, Lê Đại Hành phong Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng Hậu. Chính sử không cho biết hai người có bao nhiêu con, nhưng theo các thần tích ở cố đô Hoa Lư thì họ có một cô con gái tên Lê Thị Phất Ngân. Về sau, công chúa Phất Ngân được gả cho cho Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn - người mở đầu triều đại nhà Lý.

Cuối đời, hoàng hậu Dương Vân Nga tu hành tại động Am Tiên ở phía đông kinh thành Hoa Lư. Tại đây còn lưu giữ một bài thơ truyền khẩu khắc trên tường Chùa tóm tắt về cuộc đời bà: "Hai vai gồng gánh hai Vua/ Hai triều hoàng hậu, tu Chùa Am Tiên/ Theo chồng đánh Tống bình Chiêm/ Có công với nước, vô duyên với đời...". Năm 1000, bà qua đời.

Hoàng hậu Dương Vân Nga được thờ cùng với vua Lê Đại Hành tại đền vua Lê ở khu di tích cố đô Hoa Lư và thờ cùng vua Đinh Tiên Hoàng tại đền Mỹ Hạ ở Gia Thủy, Nho Quan. Tại khu di tích đình - chùa Trung Trữ, Ninh Giang, huyện Hoa Lư, bà còn được phối thờ cùng cả hai vua. Nhân dân khi làm đền thờ, tô pho tượng Dương thái hậu, nhưng mặt pho tượng tô đỏ. Theo truyền thuyết dân gian thì việc tô mặt đỏ thể hiện sự ngượng ngùng của người đàn bà thờ hai đời chồng, một Hoàng hậu thờ hai đời vua.

Việc Dương Vân Nga - thái hậu nhà Đinh tôn Lê Đại Hành lên làm vua, mở đầu nhà Tiền Lê, rồi lại trở thành vợ vua Lê bị các nhà nho và sử gia trước đây lên án rất gay gắt. Khâm Định nhà Nguyễn bàn: "Đại Thắng Minh là tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng. Đại Hành lấy hiệu vua cũ đặt cho vợ mình: Thật là không còn kiêng nể chút gì cả! Sử sách ghi chép, để cười nghìn thu".

Đại Việt Sử Ký toàn thư còn phê phán nặng nề hơn: "Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?"

Tuy nhiên, về sau giới nghiên cứu lịch sử đã có cái nhìn thông cảm hơn đối với hoàng hậu hai triều Dương Vân Nga. Những nhà sử học bênh vực bà cho rằng, trong khi đất nước đang lâm nguy, nếu chỉ vì quyền lợi của dòng họ và ngôi vị của con mình thì có thể giữ được nước không? Sự lựa chọn và quyết định của bà trong hoàn cảnh ấy, đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người có khối óc lớn thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng.

Sử gia Nguyễn Khắc Thuần trong Việt Sử Giai Thoại cũng cho rằng: "Đinh Tiên Hoàng mất, vua nối ngôi là Đinh Toàn chỉ mới được 6 tuổi, Lê Hoàn làm Phó Vương, giữ quyền nhiếp chính, ấy là vì sự thể lúc đó buộc phải làm như vậy. Sau, vận nước lâm nguy, xã tắc không thể phó thác cho Đinh Toàn bé nhỏ, chư tướng cùng Dương Thái hậu tôn Lê Hoàn lên ngôi, và Lê Hoàn đã vui nhận ý tôn lập đó, ấy cũng bởi sự thể lúc bấy giờ buộc phải làm như vậy đó thôi. Ai lên ngôi để hưởng cuộc đời nhung lụa, còn Lê Hoàn lên ngôi trước hết là để nhận lấy sứ mệnh vinh quang mà cực kì khó khăn, đó là chỉ huy cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lăng, bảo vệ nền tự chủ và thái bình cho xã tắc, kính thay".

Thảo Phương
2 tháng 5 2020 lúc 22:05

Có hai lí do chính mà Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô:

- Hoa Lư là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh.

- Hoa Lư được miêu tả: “Là nơi núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước là đồng bằng, xa nữa là biển... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng được chọn để dựng đô”.

=> Là nền tảng để xây dựng đất nước, nhiều đồi núi tạo ra thế phòng thủ trước kẻ thù xâm lược.

Ng Hoàng Anh Khôi
Xem chi tiết
Kenkaneki Gaming
Xem chi tiết
Đan Khánh
13 tháng 10 2021 lúc 9:25

Nói lên sự hi sinh lợi ích hoàng tộc để lấy lợi ích dân tộc làm đầu trước âm muu xam lược nhà tống

Cihce
13 tháng 10 2021 lúc 9:26

Tham khảo :

Việc trao áo bào có ý nghĩa đặc biệt không chỉ là hi sinh lợi ích của hoàng tộc cho đất nước mà còn thấy bà có ý nghĩ táo bạo khi dám cải bỏ áo bào đặt quyền lợi của người dân lên trước .Bà táo bạo khi quyết định truyền ngôi cho người khác không phải người trong hoàng tộc điều này chưa từng có tiền lệ trong triều đạ các bậc đế vương ở nước ta
=> Bà hiểu ý nghĩa của việc lấy dân là gốc giúp nhân dân tránh được cuộc nội chiến sẽ xảy ra nếu bà không truyền ngôi cho người có khả năng lãnh đạo đất nước thay cho con trai bà lúc này đã không có khả năng lãnh đạo đất nước .

Vương Gia Nguyệt
Xem chi tiết
9323
7 tháng 2 2023 lúc 16:19

Vì nếu thái hậu Dương Vân Nga khoác áo long bào lên con trai của vua Đinh là Đinh Toàn mới 6 tuổi thì đất nước sẽ bị giặc xâm lăng, vua còn rất nhỏ tuổi nên chưa làm được việc lớn. Vậy nên khi Lê Hoàn lên ngôi sẽ ổn định lại chính trị, kinh tế.

Nguyễn Vũ Phương Nghi
Xem chi tiết
Thư Phan
9 tháng 11 2021 lúc 10:53

Tham khảo :

Việc trao áo bào có ý nghĩa đặc biệt không chỉ là hi sinh lợi ích của hoàng tộc cho đất nước mà còn thấy bà có ý nghĩ táo bạo khi dám cải bỏ áo bào đặt quyền lợi của người dân lên trước .Bà táo bạo khi quyết định truyền ngôi cho người khác không phải người trong hoàng tộc điều này chưa từng có tiền lệ trong triều đạ các bậc đế vương ở nước ta
=> Bà hiểu ý nghĩa của việc lấy dân là gốc giúp nhân dân tránh được cuộc nội chiến sẽ xảy ra nếu bà không truyền ngôi cho người có khả năng lãnh đạo đất nước thay cho con trai bà lúc này đã không có khả năng lãnh đạo đất nước .

Nguyễn Hà Giang
9 tháng 11 2021 lúc 13:12

Tham khảo bổ sung!

Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo 

NAM PHÚC VN
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
8 tháng 12 2021 lúc 13:42

C

ĐINH THỊ HOÀNG ANH
8 tháng 12 2021 lúc 13:42

C

Nguyễn Hà Giang
8 tháng 12 2021 lúc 13:43

C

Thư Mun
Xem chi tiết
Nguyến Tiến Hưng
18 tháng 10 2016 lúc 16:37

nhận xét: thái hậu là người coi trọng người tài, không thực hiện chính sách cha truyền con nối bởi vì con của đinh tiên hoàng còn quá nhỏ, bà coi trọng lợi ích cuar đất nước lên hàng đầu, bà ko muốn nhân dân khổ cực...bucminh

Ngô thừa ân
10 tháng 12 2016 lúc 10:39

bà đặt lợi ích của đất nước lên làm đầu

- ko vì lợi ích của dòng tộc mà làm cho đất nước bị nguy hiểm

Vũ Hải Lâm
2 tháng 11 2019 lúc 22:10

nhận xét: thái hậu là người coi trọng người tài, không thực hiện chính sách cha truyền con nối bởi vì con của đinh tiên hoàng còn quá nhỏ, bà coi trọng lợi ích cuar đất nước lên hàng đầu, bà ko muốn nhân dân khổ cực...

Khách vãng lai đã xóa
Hạnh Hồng
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
3 tháng 11 2023 lúc 16:56

- Trình bày về đặc điểm khí hậu và hải vân của biển:

+ Khí hậu biển có những đặc điểm gì? (Ví dụ: biệt độ, độ ẩm, mùa trong năm)
+ Hải vân là gì và tại sao nó quan trọng trong hệ thống khí hậu biển?
Nhiệt độ, lượng mưa, và gió mùa là tìm về khí hậu:

- Mô tả biến đổi nhiệt độ trong các mùa trong khu vực biển này.
+ Thời tiết có tác động đến lượng mưa trong khu vực này không? Làm thế nào?
+ Gió mùa là gì và làm thế nào nó ảnh hưởng đến khí hậu của biển này?
- Hải vân là dòng biển nóng và lạnh:

+ Hải vân được hình thành như thế nào? (Ví dụ: tại sao nó có nhiệt độ khác nhau)
+ Tác động của hải vân lạnh và nóng lên khí hậu và môi trường biển là gì?
- Độ muối của biển vs chế độ thủy triều của hải vân:

+ Làm thế nào để đo độ muối của biển?
+ Liên quan giữa độ muối của biển và hải vân như thế nào?
+ Tại sao chế độ thủy triều của hải vân quan trọng trong việc duy trì độ muối của biển?

Nguyễn Hoàng Anh
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
22 tháng 7 2019 lúc 10:27

Dương Vân Nga là Hoàng hậu của 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong lịch sử Việt Nam - Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Dương Vân Nga là Hoàng hậu của 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong lịch sử Việt Nam - Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống sau này. Tước vị được tấn phong của bà là Đại thắng minh hoàng hậu, sử sách viết là Dương hậu, hay Dương thái hậu, dã sử gọi là Dương Vân Nga.

Tuy nhiên, bà không được chính sử ghi chép nhiều. Sau này nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng bà tên Dương Ngọc Vân, là con gái của Dương Tam Kha, hoặc Dương Nhị Kha - hai sứ quân trước thời nhà Đinh.

Còn theo truyền tụng dân gian, Dương Vân Nga là con gái của ông Dương Thế Hiển, quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình. Sinh thời, Vân Nga rất xinh đẹp.

Năm 968, sau khi dẹp xong "loạn 12 sứ quân", thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) lên ngôi vua, lấy tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Thái Bình.

Trần Thị Minh Hằng
24 tháng 7 2019 lúc 12:57

Dương Vân Nga, trước đây bà làm hoàng hậu triều Đinh, sau khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại, Đinh Toàn là con trai của Dương Vân Nga và Đinh Tiên Hoàng được đưa lên ngôi.

Năm 980, nhà Tống lăm le xâm lược nước ta, trước sự ủng hộ của các tướng lĩnh, Dương Vân Nga trao áo long bào cho Lê Hoàn, Lê Hoàn chính thức lên ngôi hoàng đế, phong cho Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh hoàng hậu. Như vậy, bà là hoàng hậu của hai triều Đinh, Tiền Lê.

Nguyen
24 tháng 7 2019 lúc 21:44

Trong sử Việt, Dương Vân Nga là người duy nhất hai lần làm Hoàng Hậu, mà lại là Hoàng Hậu của hai vương triều kế tiếp nhau (triều Đinh và Tiền Lê). Vua Đinh Tiên Hoàng lập Dương Vân Nga làm hậu ngoài những toan tính chính trị còn bởi vì vẻ đẹp của bà. Nhưng trong lần thứ hai làm Hoàng Hậu, Dương Vân Nga dù đã có con và không còn thanh xuân nữa mà vẫn được Lê Đại Hành sách lập.

Điều gì dẫn vua Lê Đại Hành đến quyết định trên?

Lê Đại Hành vừa lên ngôi đã phải đương đầu với cuộc xâm lăng của nhà Tống. Với tài chỉ huy của ông và tinh thần đoàn kết chống giặc của quân dân Đại Cồ Việt, đầu năm 981, quân xâm lược Tống bị quét sạch khỏi bờ cõi. Khi tình hình đã yên ổn, năm 982, Lê Đại Hành quyết định lập Hoàng Hậu. Về việc này, sử cũ chép:

“Nhâm Ngọ (982)…, lập Hoàng Thái Hậu nhà Đinh là Dương Thị làm Đại Thắng Minh Hoàng Hậu. Hậu là vợ của Tiên Hoàng, mẹ sinh của Vệ Vương Toàn. Khi vua lấy được nước, đem vào trong cung, đến đây lập làm Hoàng Hậu, cùng với Phụng Càn Chí Lí Hoàng Hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng Hậu, Trịnh Quốc Hoàng Hậu, Phạm Hoàng Hậu làm năm Hoàng Hậu” (Đại Việt sử kí toàn thư, Kỉ nhà Tiền Lê).

Như vậy, Dương Vân Nga đã được Lê Hoàn đối xử theo một cách khác thường: lấy làm vợ. Đây là điều kì lạ vì vua Lê Đại Hành chọn ai không chọn lại đi chọn người đã có chồng có con, mà lại là Thái Hậu của triều trước, người đã giao ngai vàng cho ông. Nếu nói rằng đó là vì động cơ chính trị thì rất khiên cưỡng. Lúc ấy, vua Lê Đại Hành đã có trong tay tất cả, được quân đội ủng hộ, lại có uy danh vang dội sau khi đánh thắng quân Tống. Họ Đinh thì chỉ còn Đinh Toàn thơ dại, không có khả năng gây hại cho ông.

Sử sách không chép rõ nhưng hé lộ cho chúng ta một thông tin. Khi tóm lược về sự nghiệp của Lê Đại Hành, sách Đại Việt sử kí toàn thư có một câu rằng: “Vua nhân gian dâm trong cung mà lấy được nước” (Đại Việt sử kí toàn thư, Kỉ nhà Tiền Lê). Những câu chữ ngắn gọn ấy cho biết, Lê Đại Hành và Dương Vân Nga đã “quan hệ bất chính” với nhau trước khi Lê Đại Hành lên ngôi. Chuyện tư tình giữa họ ắt hẳn xảy ra trong thời gian Lê Đại Hành làm Phó Vương.

Nhưng không rõ Dương Vân Nga bị cưỡng ép hay thật lòng ưng thuận. Dầu sao, đó cũng được cho là nguyên do để sau này Lê Đại Hành quyết định lập Dương Vân Nga làm Hoàng Hậu. Quyết định ấy chính là biện pháp hợp pháp hóa mối quan hệ giữa hai người, để Lê Đại Hành có thể công khai tiếp tục chung sống với Dương Vân Nga.

Việc Dương Vân Nga lần thứ hai làm Hoàng Hậu như vậy là chủ yếu xuất phát từ ham muốn cá nhân của Lê Đại Hành. Lúc bấy giờ Dương Vân Nga không còn trẻ nữa nhưng chắc hẳn vẫn rất cuốn hút nên đã khiến Lê Đại Hành không màng đến luân thường và những điều tiếng để lập bà làm Hoàng Hậu nhằm thỏa sức gần gũi bên bà. Những chuyện như thế không phải là hiếm gặp trong lịch sử Đông Tây kim cổ.

Chuyện Dương Vân Nga mời Lê Đại Hành lên ngôi và rồi trở thành Hoàng Hậu nhà Tiền Lê đã lưu truyền trong dân gian, là cơ sở nảy sinh của bản diễn ca lục bát “Hoàn vương ca tích”. Theo bản ca tích này, Lê Đại Hành và Dương Vân Nga vốn có tình ý với nhau trước khi Dương Vân Nga là Hoàng Hậu nhà Đinh.

Sau khi Dương Vân Nga vào cung, hai người vẫn thường xuyên gặp gỡ và “quan hệ tư tình” với nhau. Đinh Toàn là kết quả của mối tình vụng trộm ấy. Đó là cơ sở để sau này Lê Đại Hành phong Dương Vân Nga làm Hoàng Hậu và không giết chết Đinh Toàn. Nội dung của bản diễn ca rất không hợp lí, bởi từ năm 970 đến năm 979, Lê Đại Hành dẫu có mặt ở kinh đô nhưng khó có thể gặp gỡ riêng tư với Dương Vân Nga mà tránh được con mắt dò xét của Đinh Tiên Hoàng cùng các đại thần khác. Bản diễn ca trên, do vậy, chỉ là do người thời sau đồn đoán và sáng tác mà thôi.

Dương Vân Nga đội chiếc mũ Hoàng Hậu lần thứ hai được 18 năm thì qua đời (năm 1000). Truyền thuyết kể rằng khi chung sống với Lê Đại Hành, bà đã sinh được một Công Chúa là Lê Phất Ngân, người sau là Hoàng Hậu của Hoàng Đế Lý Thái Tổ, người lập ra triều Lý thay thế triều Tiền Lê trong lịch sử.