Những câu hỏi liên quan
Doan Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Duy
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh	Như
Xem chi tiết
Cô Mỹ Linh
30 tháng 12 2022 lúc 10:41

Em tham khảo đoạn văn sau nhé!

   Vậy là từ nay tôi và người bạn thân thiết nhất của mình sẽ ít có cơ hội được gặp nhau vì chúng tôi chuẩn bị xa nhau cả nửa vòng trái đất. Trong giờ phút chia tay, từng kỉ niệm cứ như một thước phim chạy dọc trong tâm trí tôi khiến tôi không khỏi bồi hồi, xúc động và buồn. Bồi hồi, xúc động vì chúng tôi đã có một quãng thời gian thật sự đáng nhớ; buồn vì tất cả chỉ còn là dĩ vãng.

Bình luận (0)
Phí Thị Thanh Duyên
26 tháng 12 2023 lúc 20:20

mẹ mày béo

ok :)))))

Bình luận (0)
Free Roblox Ok
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 8 2023 lúc 16:34

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A.   Văn bản biểu cảm.

B.Văn bản nghị luận.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Trong câu “Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây ..” người viết  đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Ẩn dụ.

B.   Hoán dụ.

C.    So sánh.

D.   Tương phản.

Câu 3: Trong câu văn “Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc” có các Phó từ là?

A.Mỗi, đều,và.

B. Mỗi , đã.

C.Đều, đã.

D. Đều, và , đã.

Câu 4:Trong  văn bản, cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo

A.   việc phân tích từng khổ thơ.

B.   việc phân tích từng câu thơ.

C.   việc phân tích từng hình ảnh về mẹ.

D.việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A.   Thuyết phục người đọc về sự gần gũi giữa mẹ và hình ảnh cây cau .

B.   Thuyết phục người đọc về một bài thơ hay.

C.   Thuyết phục người đọc về nghệ thuật thơ bốn chữ qua  một bài thơ.

D.Thuyết phục người đọc về những biện  pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong thơ .

Câu 6:Nhiệm vụ của đoạn 1 trong văn bản là:

A. Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản , khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ .

B.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định chung, giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

C.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

D.Giới thiệu đề tài , nhận định chung về những nét đặc sắc trong nội dung bài thơ.

 Câu 7: Nhiệm vụ của đoạn cuối trong văn bản là gì?

A. Liên hệ , mở rộng bài thơ với các bài thơ cùng chủ đề khác.

B. Khái quát lại tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ.

C. Khái quát lại tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ.

D. Khái quát lại cái hay trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Câu 8: Gạch chân dưới cụm chủ -vị dung để mở rộng thành phần chính của câu trong câu văn :

Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động”.

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 8 2023 lúc 16:35

Câu 9:

Qua văn bản này giúp em hiểu thêm được bài thơ "Mẹ" của nhà thơ "Đỗ Trung Lai" thể hiện những con chữ giản dị cùng lời thơ tự nhiên bộc lộ tình cảm chân thành từ tác giả với người mẹ của mình. Sự gợi hình qua hình ảnh "cây cau" để gần gũi hơn với hình ảnh mẹ cho đọc giả thấy cuộc đời vất vả của một người mẹ vì con và từ đó em hiểu rằng tình mẫu tử thật đẹp đẽ thiêng liêng. Khép lại bài thơ để lại cho em nhiều sự xúc động về tình cảm nhà thơ dành cho mẹ - một người con hiếu thảo và hình ảnh người mẹ tảo tần, giản dị!

Câu 10:

Dàn ý:

- Giới thiệu người thân trong gia đình mình.

+ thành viên trong gia đình mình gồm những ai?

- Những hành động, lời nói mà mọi người đối xử với nhau qua năm tháng:

+ lịch sự, tôn trọng, thấu hiểu nhau, chia sẻ, lo lắng quan tâm nhau qua những việc nào đó.

+ giúp đỡ, bảo vệ nhau.

....

- Cảm xúc của em:

+ cảm thấy yêu thương gia đình mình hơn, tự hào và hãnh diện với mọi người về cha mẹ anh chị em trong gia đình.

+ tự hứa rằng bản thân phải học tập chăm chỉ, giúp đỡ cha mẹ việc nhà,...

+ trân quý thời gian được cảm nhận tình thương của cha mẹ, sự quan tâm chia sẻ từ anh chị em trong nhà.

 

Bình luận (0)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
3 tháng 8 2023 lúc 16:50

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: C

Câu 4: C

Câu 5: B

Câu 6: B 

Câu 7: D 

Câu 8: Cụm mở rộng: những nét riêng đầy xúc động 

Câu 9: Bài thơ của nhà thơ "Đỗ Trung Lai" là một bài thơ xuất sắc khi viết về đề tài người mẹ. Bài thơ kiệm lời nhưng lại hàm chứa những cảm xúc dung dị sâu xa của tác giả dành cho người mẹ của mình. Người mẹ luôn là người danh cho con tình yêu sâu đậm nhất, sẵn sàng hi sinh tất cả để con được hạnh phúc. 

Câu 10: Em thấy những người thân đặc biệt là bố mẹ ngày một già đi. Trong lòng em dân lên một cảm xúc tiếc nuối. Khi em còn bé vốn chưa hiểu chuyện luôn nghĩ rằng bố mẹ có thể sẽ là người đồng hành bên ta mãi mãi trong những năm tháng cuộc đời. Nhưng càng trưởng thành, em chứng kiến cha mẹ ngày một già yếu. Lúc ấy em mới nhận ra thời gian bên những người thân đang ngắn dần. Không ai biết trước đâu là điểm cuối của sinh mệnh và khi nào sẽ là lần cuối cùng được ở bên người thân yêu. Vì vậy em đã tự nhủ với bản thân mình rằng phải cố gắng học tập và thành công nhanh nhất có thể để mang lại hạnh phúc cho bố mẹ.

Bình luận (2)
ngọc anh 론
Xem chi tiết
Toàn Thắng Nguyễn
Xem chi tiết
Akai Haruma
26 tháng 12 2023 lúc 15:00

Bài thuộc chủ đề môn Ngữ văn bạn vui lòng chuyển bài qua mục Môn Ngữ Văn nhé.

Bình luận (0)
Phan Văn Toàn
26 tháng 12 2023 lúc 15:10

Dải đất Bình Thuận đằng sau những gian khó là hình ảnh những người mẹ cần cù, chịu khó, âm thầm hy sinh cho gia đình và xã hội. Những người mẹ ấy luôn chịu thương chịu khó, chẳng một lời kêu than, chỉ mong sao các con được ăn no mặc ấm, được học hành đầy đủ. Mẹ lúc nào cũng nghĩ cho gia đình trước mà chẳng nghĩ cho mình, sự êm ấm, no đủ ấy được đánh đổi bằng bao cực nhọc, khó khăn của những người phụ nữ vĩ đại.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
19 tháng 12 2023 lúc 22:30

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

        “Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.”

“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”,  “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

Bình luận (0)
xKrakenYT
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
21 tháng 12 2018 lúc 19:24

a. đoạn thơ trên đã sử dụng những danh từ là bão, bầu trời , mẹ , nắng, nhà.

b. động từ trong câu đó là: về; tính từ trong câu đó là mới.

c (mình viết ko dc hay nên bạn tự viết nha)

Bình luận (0)