Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hồng Thảo Phạm
Xem chi tiết
Gojou Satoru
6 tháng 11 2021 lúc 17:00

O.Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O.Hen-ri. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt là xúc cảm sâu sắc nhất với nhân vật cụ Bơ-men.

Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Hơn 40 năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền sống qua ngày. Mặc cho cuộc sống nghèo khổ nhưng cụ luôn giữ phẩm chất tinh thần minh mẫn, khỏe khoắn và yêu đời. Chả thế mà cụ “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”.

Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá thường xuân còn lại bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, cô còn suy nghĩ rằng: chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ tuyệt vọng ấy, lại xuất phát từ một con người trẻ tuổi, cụ Bơ-men vô cùng buồn bực

Là một nhân vật chính của câu chuyện nhưng cụ xuất hiện thật ít ỏi. Phải đến cuối truyện, qua lời kể của Xiu, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết lạnh lẽo, không biết bằng cách nào cụ có thể vẽ chiếc lá lấy ên bờ tường gạch. Có lẽ do tình thương mà cụ dành cho Giôn-xi, ý chí muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô gái trẻ. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hại cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi ngờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lực, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp.

Chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sự hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống đến cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà 40 năm qua cụ hằng mơ ước: vẽ một kiệt tác. Cụ không chỉ cống hiến cho đời một kiệt tác nghệ thuật, cụ còn cứu sống được một cô gái trẻ, đem tới cho cô cái khát khao sự sống đã mất đi.

Có thể nói O.Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liên tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ một người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động.

Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn, ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bị quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.

>>>>>>còn tiếp>>>>>>>

Gojou Satoru
6 tháng 11 2021 lúc 17:01

Đọc lại lần nữa tác phẩm Chiếc lá cuối cùng em đã hiểu rõ hơn về nhân vật Xiu, càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý của cô với Giôn-xi, về tình người ấm áp hiếm hoi trong xã  hội ấy. Chính vì chung sở thích, cùng với sự yêu nghề đã gắn hai cô thành một đôi bạn thân thiết. Họ thuê chung phòng và làm bạn với nhau. Nhưng trở ngại lớn nhất đã xảy ra, Giôn-xi bị ốm, cô mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính, căn bệnh mà lúc đó chưa có thuốc chữa trị. Giôn-xi đã không còn hy vọng về sự sống, cô còn gắn cuộc đời còn lại của mình cùng chiếc lá thường xuân cuối cùng ngoài cửa sổ rụng xuống. Trước tình trạng bệnh nặng, bế tắc cả về thể chất cũng như tinh thần của Giôn xi, Xiu vẫn tận tình chăm sóc, khuyên bảo bạn, và sau đó còn trách cứ Giôn-xi về cái ý nghĩ bi quan đó. Xiu ân cần nói: "Em thân yêu, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?” Cuối cùng chính lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Cô đã thắng nhưng cô chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. Cô phải cho Giôn-xi ý thức rõ hơn nữa cái giá của sự chiến thắng này. Thật vậy, Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là cụ Bơ-men. Chị kể toàn bộ sự việc xảy ra về chiếc lá cuối cùng, đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. Cùng với kiệt tác của cụ Bơ - men, không thể phủ nhận được tình thương và sự chăm sóc của Xiu đã giúp Giôn – xi thắng được bệnh tật, thắng được những yếu mềm.

mit béo
Xem chi tiết
Triêu Lê
Xem chi tiết
ILoveMath
25 tháng 10 2021 lúc 10:17

C

thanh dat nguyen
Xem chi tiết
lạc lạc
11 tháng 11 2021 lúc 21:17

Nhắc tới cụ Bơ-men, cụ cũng là một hoạ sĩ nghèo sống cô đơn trong một gian buồng tối om ở tầng dưới. Cụ đã ngoài sáu mươi, là ông già nhỏ nhắn có bộ râu loạn xoăn “loà xoà xuống cái thân hình như thân hình một tiểu yêu”. Cụ kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho các họa sĩ. Đã hơn 40 năm cầm bút vẽ nhưng cụ chưa từng có một kiệt tác nào. Cụ luôn ước ao “vẽ một bức tranh kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu cả”.

Nhưng không ai nghĩ ra được, bên trong con người kì quái, dữ tợn, lúc nào cũng sặc sụa mùi rượu ấy của cụ lại có một thế giới tâm hồn rất phong phú, đẹp đẽ. Khi nghe Xiu kể lại chuyện Giôn-xi, cụ đã vô cùng tức giận, không ngờ rằng một con người trẻ tuổi lại suy nghĩ buông tha cuộc sống đến vậy. Lòng nhân ái được khơi dậy, thôi thúc người nghệ sĩ già phải tìm cách cứu lấy niềm tin, niềm hi vọng của sự sống trong cô gái trẻ. Và ông nghĩ rằng, chỉ cần chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn mãi ở đó chắc chắn sẽ cứu sống được Giôn-xi. Quả vậy, qua một đêm mưa bão tuyết vùi dập, chiếc lá cuối cùng vẫn còn trên cây.

Phạm Đức Thắng
Xem chi tiết
Cao Hà
25 tháng 10 2016 lúc 20:45

lời nhận xét của Xiu là đúng vì :

- đây là kiệt tác vì nó rất đẹp( bức tranh này đẹp vì nó giống như thật )

- đây là kiệt tác vì nó đã cứu sóng một mạng người

Ngân Đại Boss
27 tháng 10 2016 lúc 21:58

Đúng vì:

-chiếc lá giống y như thật

-nó đã cứu sống 1 con người

-nó được vẽ =tấm lòng cao cả của cụ Bơ-men

Khánh Trang
31 tháng 3 2017 lúc 6:27

Đó là kiệt tác vì cứu sống giôn xi, đưa cô từ bờ vực của cái chết trở về lãnh địa của cuộc sông. Kiệt tác vì bưac tranh là tâm huyết tài năg của cụ bơ men, dành cả tình yth cho bức tranh cuối cùng này. Là kiệt tác vì chân thực có thể đánh lừa đk cả giôn xi và xiu( vì 2 người cũng là hoạ sĩ)!

Trương Khánh Linh
Xem chi tiết
Lộc Khánh Vi
11 tháng 10 2017 lúc 21:41

Nhận xét của em về nhân vật Xiu và cụ Bơ-men là:

* Nhân vật Xiu:

- Là một họa sĩ nghèo, có một tình yêu thương sâu sắc. Mặc dù cô và Giôn- xi không phải là chị em ruột nhưng cô luôn lo lắng, tận tình chăm sóc, động viên cho Giôn-xi. Và ở cô có một tình yêu thương rất chân thành và giản dị

* Nhân vật cụ Bơ-men:

- Là một họa sĩ đã ngoài 60 tuổi, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các nghệ sĩ trẻ cùng xóm. Cụ là một người có tình yêu thương bao la, cao thượng, hiếm có. Thầm lặng quên mình vì người khác, chẳng hề nói với ai vầ ý định tốt đẹp của mình. Là người họa sĩ không tiếc đánh đổi sinh mẹnh của mình cho người khác

Hải Đăng Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 1 2022 lúc 20:05

Em tham khảo:

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con ngưòi.

skinbutnot
8 tháng 10 2022 lúc 11:30

hi

Hà Nhật Duy
Xem chi tiết
Con Cặc Lồn
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
28 tháng 11 2021 lúc 19:51

Tham khảo!