Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trang Huyen
Xem chi tiết
Minh Nhân
15 tháng 5 2021 lúc 14:51

Em tham khảo nhé !

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình. Thật vậy, đầu tiên, nhà thơ của quê hương đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài. Tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động và con thuyền hăng hái ra khơi đã chở theo biết bao ước mơ của người dân làng chài. Nhà thơ luôn canh cánh những tình yêu quê hương đó qua những thứ thuộc về quê hương. Cánh buồm giương to được tác giả so sánh với mảnh hồn làng chứa đựng tất cả những gì thiêng liêng nhất của quê hương nhà thơ. Dù không bộc lộ tình yêu trực tiếp nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tình cảm tha thiết, mãnh liệt. Những câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Khung cảnh bình dị, no ấm của người dân được tác giả miêu tả hiện lên. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Chao ôi, tác giả là người yêu quê hương tha thiết nên luôn cảm nhận được những sự vất vả của người dân làng chài sau mỗi buổi đánh cá về! Và những câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu quê hương luôn thường trực trong tâm trí của nhà thơ. Tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một thứ tình cảm luôn thường trực của người con xa quê luôn khắc ghi và nhớ về tất cả những thứ bình dị thân thương thuộc về quê hương của mình. 

 
Mun Tân Yên
15 tháng 5 2021 lúc 14:52

TK#

Tế Hanh là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam với những vẫn thơ giàu hình ảnh, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị và luôn chất chứa tình yêu quê hương tha thiết. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939 khi nhà thơ còn đang học ở Huế là một sáng tác tiêu biểu của ông. Đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm nhận được một cách rõ nét tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.

Trước hết, tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách nhà thơ giới thiệu về quê hương của mình trong hai câu thơ mở đầu bài thơ.

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Với hai câu thơ tám chữ ngắn gọn nhưng có thể thấy tác giả đã giới thiệu một cách toàn diện, khái quát và đầy đủ về quê hương của chính mình. "Làng tôi" là cách gọi đầy thiết tha, trìu mến, chan chứa bao tình cảm của nhà thơ với quê hương của mình. Để rồi, từ đó, nhà thơ vẽ ra những đặc điểm, vị trí của quê hương mình. Cụm từ "vốn làm nghề chài lưới" đã cho thấy quê hương của nhà thơ là một làng nghề đánh cá truyền thống từ lâu đời. Cùng với đó, vị trí của làng chính là ở gần biển, chỉ "cách biển nửa ngày sông", có thể dễ dàng nhận thấy đây chính là cách tính không gian quen thuộc của người dân miền biển - lấy thời gian để đo không gian. Như vậy có thể thấy nhà thơ đã giới thiệu một cách ngắn gọn, tự nhiên, giản dị về quê hương của mình. Ẩn sau lời giới thiệu ấy chính là tình cảm thiết tha, đằm thắm và nỗi niềm yêu thương, tự hào về quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.

 

Không dừng lại ở đó, tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ còn được thể hiện qua nỗi nhớ, cách miêu tả của tác giả về khung cảnh sinh hoạt, lao động của những người dân làng chài nơi mảnh đất quê hương. Khung cảnh đầu tiên hiện lên trong nỗi niềm của tác giả đó chính là khung cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào mỗi buổi sáng.

Khi trời xanh, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Hai câu thơ đã mở ra khoảng không gian và thời gian để những chiếc thuyền của người dân làng chài ra khơi đánh cá. Đó là một buổi sớm mai với ánh mặt trời ấm áp cùng những ánh nắng hồng tỏa sáng muôn nơi, khoảng thời gian ấy đã gợi ra biết bao niềm tin, hi vọng cho người dân nơi đây. Và trong khoảng thời gian ấy, trong không gian của "trời xanh', của "gió nhẹ" những người dân nơi đây đã giong buồm ra khơi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau ra khơi được tác giả khắc họa thật đẹp, thật dũng mãnh, khỏe khoắn và tràn đầy tự tin qua hình ảnh so sánh độc đáo "hăng như con tuấn mã" cùng việc sử dụng hàng loạt động từ mạnh như "phăng", "vượt". Và không chỉ dừng lại ở đó, khung cảnh ra khơi của những người dân làng chài còn được thể hiện ở hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ tiếp theo.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Hình ảnh so sánh độc đáo cùng phép tu từ ẩn dụ làm hiện lên hình ảnh của cánh buồm trắng, mang linh hồn, sự sống, sức mạnh của cả xóm làng. Có thể thấy đây là một hình ảnh thơ lãng mạn, qua đó thể hiện sự tự hào, niềm tin và tình yêu quê hương của tác giả.

Trong nỗi nhớ, tình yêu quê hương, nhà thơ Tế Hanh còn khéo léo miêu tả lại khung cảnh những đoàn thuyền đánh cá trở về sau ngày dài vượt khơi xa.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"

Dưới ngòi bút của Tế Hanh, khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trên bến quê thật ồn ào, tấp nập, tràn đầy tiếng cười nói vui vẻ sau một chuyến ra khơi bội thu với những chiếc ghe đầy cá, với những con cá tươi ngon. Để rồi, những người dân chài lưới nơi đây lên tiếng thầm cảm ơn thiên nhiên, cảm ơn người mẹ biển cả đã dịu hiền, chở che, bảo vệ những đứa con để họ có thể trở về với "cá đầy ghe". Đồng thời, trong niềm vui ấy, tác giả đã khắc họa hình ảnh những người dân làng chài với vẻ đẹp thật khỏe khoắn.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Hình ảnh những người dân làng chài hiện lên với làn da đen bởi rám nắng cùng thân hình với những bắp thịt cuồn cuộn đã tạo nên phong thái khỏe khoắn, mạnh mẽ của họ. Thêm vào đó, cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên vị mặn của biển cả, của đại dương bao la, mênh mông, dường như, tất cả chúng đã thấm sâu vào thân hình của những con người nơi đây. Cùng với hình ảnh những người dân làng chài, bằng ngòi bút tài hoa tinh tế và tình yêu của mình, nhà thơ còn khắc họa hình ảnh con thuyền nghỉ ngơi sau ngày làm việc mệt nhọc.

 

Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Với nghệ thuật nhân hóa độc đáo cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác dường như đã làm hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh con thuyền như một sinh thể có tâm hồn, như một sự sống lao động của những con người nơi đây, nó cũng có những cảm nhận của riêng mình sau mỗi hành trình ra khơi. Và để rồi, qua đó giúp chúng ta cảm nhận thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ. Có lẽ phải thật sự giàu lòng yêu quê hương, luôn nhớ tới quê hương thì nhà thơ mới có những cảm nhận sâu sắc và độc đáo đến như vậy.

Thêm vào đó, tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh còn được bộc lộ trực tiếp qua nỗi nhớ quê hương trong khổ thơ cuối của bài thơ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Những ngày tháng rời xa quê hương, trong nỗi lòng của Tế Hanh luôn hiện hữu nỗi nhớ quê da diết, sâu nặng. Nhớ về quê hương, nhà thơ nhớ những nét bình dị, thân thuộc nhất của nơi đây, đó là màu nước xanh của biển cả, là cá bạc, là thuyền vôi và đặc biệt là nhớ "cái mùi nồng mặn" - cái vị mặn mòi của biển cả đã thấm sâu vào trong mỗi người con làng chài. Đặc biệt, điệp từ "nhớ" được lặp lại trong đoạn thơ đã nhấn mạnh rõ nét nỗi nhớ quê hương của nhà thơ. Chắc hẳn, nhà thơ phải yêu quê hương thật nhiều thì mới có một nỗi nhớ quê da diết, cháy bỏng đến vậy.

Với những hình ảnh thơ độc đáo, lãng mạn cùng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, bài thơ "Quê hương" đã giúp người đọc cảm nhận một cách chân thực và rõ nét tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc của nhà thơ Tế Hanh. Tình yêu ấy được thể hiện rõ nét trong những tháng ngày nhà thơ phải sống xa quê hương của mình.

Trần Nam Khánh
15 tháng 5 2021 lúc 14:53

Tác giả Tế Hanh phải là người yêu quê hương của mình, ông phải là người từng gắn bó với sông nước, người đã gắn bó với nghề chài lưới mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với đủ sắc màu và hương vị của quê hương thân yêu : 

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Công việc của người làm nghề chài lưới luôn phải dãi dầm sương gió ở nơi bến sông. Chất muối mặn nồng ngấm vào hình ảnh người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào tâm trí của họ. Nhớ con sông quê hương và nhớ những người dân chài, nhà thơ Tế Hanh lại nghẹn ngào xúc động khi nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu thật đẹp đẽ của mình.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Bài thơ đã làm nên một vẻ đẹp đặc sắc của quê hương vùng biển làng chài, làm nên tấm lòng yêu quê hương đất nước của tác giả nói riêng và mọi người nói chung. Vì vậy chúng ta cần có một tấm lòng yêu quê hương đất nước sẵn có để mai sau nên người.

dương thái
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
12 tháng 3 2023 lúc 15:28

- Quê hương là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta --> xây dựng tình yêu với quê hương --> tiền đề cho tình yêu nước. 

- Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và hình thành nhân cách của con người ( tạo môi trường cho chúng ta trưởng thành )

- Quê hương khơi dậy những ước mơ, dạy cho chúng ta cách mạnh mẽ đối diện với khó khăn --> tinh thần cống hiến cho cộng đồng xã hội 

... ( bạn bổ sung thêm một vài ý nữa để tạo thành đoạn văn nhé )

phamanhkhoa
Xem chi tiết
Điệp Hoàng
2 tháng 5 2022 lúc 16:01

Tham khảo:

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thật vậy, Bình Ngô đại cáo chính là áng văn chính luận mẫu mực và là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta.

Ngọc ツ
Xem chi tiết
Miên Khánh
4 tháng 3 2022 lúc 21:53

Quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống c̠ủa̠ con người. Quê hương, xứ sở như một mảnh tình con theo ta đến suốt cuộc đời. Dù có đi đâu thì quê hương cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức c̠ủa̠ mỗi người. Quê hương – hai tiếng đơn sơ mà cũng thật ấm áp ѵà gần gũi vô ngần. Quê hương chính Ɩà nơi chôn nhau cắt rốn của ta, Ɩà nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. Có một điều không thể phủ nhận rằng bất kể đi tới đâu người ta cũng luôn nhớ về quê hương ѵà hướng về mái ấm gia đình.Quê hương dạy ta biết lớn khôn ѵà trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Đó cũng chính Ɩà lí do vì sao quê hương trở nên thân thương ѵà ấm áp đến lạ thường. Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình ѵà rồi trở thành dòng suối mát Ɩành tắm mát ѵà gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.

minh nguyet đã xóa
Trà My - 8A1 Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thảo Hiền
Xem chi tiết
Đan Khánh
23 tháng 10 2021 lúc 9:33

I think life in the countryside has many advantages. Firstly, people are very friendly. Secondly , the space is very large. We can play, shout or run around without disturbing others. Thirdly, we can go swimming, go fishing interesting things. Moreover, life is peaceful. Then food is very fresh and especially vegetables. Finally , there are a lot of tradition activities that I can join. In short, if I have a chance to live in the country. I think I will be very happy.

Tạ Quốc Hưng
14 tháng 12 2024 lúc 18:20

Cứ 

Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm An
Xem chi tiết
Bommer
29 tháng 3 2021 lúc 21:16

Mình quê Hải Dương nè , để mình giúp bạn : Hải Dương là vùng đất phát triển gắn liền với lịch sử phát triển đất nước. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng nghìn di tích lịch sử - văn hoá. Đây là vùng đất đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân . Có lẽ , ấn tượng nhất với em chính là khu Di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt . Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng lớn ở khu vực đông bắc châu thổ Bắc Bộ. Trải qua trên 700 lịch sử, tại khu di tích này, các lễ hội truyền thống gắn với khu di tích vẫn được duy trì, có sức thu hút đặt biệt, trở thành nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng. Hàng năm, hội Côn Sơn (gắn với Trúc Lâm đệ tam Tổ - Huyền Quang) được bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Giêng ... Lễ hội đền Kiếp Bạc (gắn với ngày giỗ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) được tổ chức từ ngày 16 tháng 8 và kết thúc vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) hàng năm ... Ngoài ra, trong khu vực di tích còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật của nhiều thời kỳ lịch sử, có giá trị độc đáo . Em cảm thấy vô cùng tự hào khi là người con của quê hương Hải Dương .

* Nếu thấy ko hay thì mong bạn góp ý cho mình nhé vui

kimlien
Xem chi tiết