Khi mới đến được châu Mỹ, Cô-lôm-bô đã lầm tưởng rằng đây là…
Châu Mỹ là vùng đất rộng lớn, có vị trí đặc biệt. Vì thế mãi đến cuối thế kỉ XV, với cuộc thám hiểm của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô (C. Cô-lôm-bô), châu lục này mới được tìm ra. Vị trí địa lí châu Mỹ có gì đặc biệt? Việc tìm ra châu Mỹ có ý nghĩa như thế nào?
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ châu Mỹ: nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, bao gồm lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
- Việc phát kiến ra châu Mỹ đã mang lại hệ quả địa lí - lịch sử: mang lại hiểu biết về vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.
Châu Mỹ được phát kiến vào năm 1492. Châu lục này có đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ như thế nào? Việc Cri-xtốp Cô-lôm-bô (C. Cô-lôm-bô) phát kiến ra châu Mỹ đã mang đến những hệ quả địa lí - lịch sử gì?
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ châu Mỹ: nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, bao gồm lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
- Việc phát kiến ra châu Mỹ đã mang lại hệ quả địa lí - lịch sử: mang lại hiểu biết về vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.
- Mô tả sự kiện C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
+ Giai đoạn 1942 - 1905, C. Cô-lôm-bô thực hiện 4 cuộc hành trình vượt Đại Tây Dương từ châu Âu sang châu Mỹ.
+ Các chuyến thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra các đảo thuộc quần đảo Ca-ri-bê, vùng ven Đại Tây Dương của khu vực Trung và Nam Mỹ.
+ C. Cô-lôm-bô tin vùng đất mới này ở gần Ấn Độ nên gọi là Tây Ấn và cư dân nơi đây là người Ấn.
- Hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502):
+ Khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất, mở ra những nhận thức mới về thế giới.
+ Đẩy nhanh quá trình di cư từ châu lục khác đến châu Mỹ.
+ Các hoạt động khai thác tài nguyên, thương mại, truyền giáo,... diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến cộng đồng bản địa => góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa châu Mỹ.
Tháng 8 – 1492, Cô-lôm-bô đã dẫn đoàn thủy thủ nước Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên mặt biển Đại Tây Dương ông đã đến một số hòn đảo thuộc vùng biển Ca-ri-be ngày nay, nhưng ông cùng đoàn thủy thủ của mình nhầm tưởng đây là Ấn Độ. Sau này, ông được coi là người phát hiện ra châu Mỹ.
Cô-lôm-bô là nhà phát kiến địa lý đầu tiên đưa đoàn thủy thủ của mình đi về hướng Tây. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai.
Trước khi được Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ là một vùng đất hoang sơ không người sinh sống.
A. Đúng
B. Sai.
Tháng 8 – 1492, Cô-lôm-bô đã dẫn đoàn thủy thủ nước Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên mặt biển Đại Tây Dương ông đã đến một số hòn đảo thuộc vùng biển Ca-ri-be ngày nay, nhưng ông cùng đoàn thủy thủ của mình nhầm tưởng đây là Ấn Độ. Sau này, ông được coi là người phát hiện ra châu Mỹ.
A. Đúng
B. Sai.
Cho đoạn văn
Người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ là Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô (1451-1506), một nhà hàng hải người I-ta-li-a. Cô-lôm-bô tưởng nhầm vùng đất này là Ấn Độ. Về sau, người đồng hương của ông là nhà hàng hải A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi (1454-1512) đã đính chính sai lầm ấy và khẳng định vùng đất Cô-lôm-bô tìm được là một vùng đất hoàn toàn mới lạ. Chính vì vậy, tập bản đồ mới xuất bản ở Lo-ren (Pháp) năm 1507 đã gọi châu lục này là A-mê-ri-ca (châu Mĩ), dựa theo tên của A-mê-ri-gô.
Hoàn thành bảng sau:
A-mê-ri-ca (châu Mĩ) I-ta-li-a A-mê-ri-gô Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô Lo-ren A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi Ấn ĐộTên người
Tên địa danh nước ngoài
Tên người: Cri - xtô - phô - rô Cô - lôm - bô
A -mê - ri - gô Ve-xpu-xi
Tên địa lý: A - ri - ca ( châu Mĩ )
I - ta - li - a
A - mê -ri - gô
Lo - ren
Ấn Độ
Dựa vào thông tin trong mục 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Mô tả sự kiện Cris-xtốp Cô-lôm-bô (C. Cô-lôm-bô) phát kiến ra châu Mỹ.
- Phân tích hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502).
- Mô tả sự kiện C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
+ Giai đoạn 1942 - 1905, C. Cô-lôm-bô thực hiện 4 cuộc hành trình vượt Đại Tây Dương từ châu Âu sang châu Mỹ.
+ Các chuyến thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra các đảo thuộc quần đảo Ca-ri-bê, vùng ven Đại Tây Dương của khu vực Trung và Nam Mỹ.
+ C. Cô-lôm-bô tin vùng đất mới này ở gần Ấn Độ nên gọi là Tây Ấn và cư dân nơi đây là người Ấn.
- Hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502):
+ Khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất, mở ra những nhận thức mới về thế giới.
+ Đẩy nhanh quá trình di cư từ châu lục khác đến châu Mỹ.
+ Các hoạt động khai thác tài nguyên, thương mại, truyền giáo,... diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến cộng đồng bản địa => góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa châu Mỹ.
Em hãy sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn ngắn mô tả các cuộc hành trình đến châu Mỹ của C. Cô-lôm-bô (thời gian, nơi xuất phát, các vùng đất đã đến,...).
Chuyến đi thứ 1
Ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc.
Các vùng đất đã đến: San Salvador (Bahamas ngày nay), đảo Cuba và đảo Haiti.
Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha.
Chuyến đi thứ 2
Cô-lôm-bô lên đường về phía tây vào ngày 23/9/1493, với mục đích thành lập các thuộc địa dưới danh nghĩa Tây Ban Nha. Kiểm tra thủy thủ đoàn tại Navidad và tiếp tục tìm kiếm sự giàu có ở nơi mà Cô-lôm-bô vẫn nghĩ là Viễn Đông.
Các vùng đất đã đến: đảo Dominica, Guadeloupe, Jamaica, Hispaniola.
Chuyến đi thứ 3
Bắt đầu vào 30/5/1498 và đi theo một lộ trình về phía nam hơn hai chuyến trước.
Ngày 31/7, ông đến được lục địa Nam Mỹ. Vào ngày 31/8, ông quay trở lại Hispaniola và tìm thấy thuộc địa Santo Domingo ở đó trong tình trạng lộn xộn.
Khi Columbus đến đảo Esponda, việc tranh giành quyền lực của những tên thực dân Tây Ban Nha vẫn tiếp diễn. Tháng 9/1500, do Cô-lôm-bô và hai người em của ông bác bỏ việc đề cử trên của hoàng gia nên Bobadilla đã ra lệnh bắt giữ cả 3 anh em Columbus về Tây Ban Nha.
Chuyến đi thứ 4
Tháng 10/1501, Cô-lôm-bô chuẩn bị thực hiện một chuyến đi sang châu Mỹ lần thứ tư. Ông mua 4 chiếc thuyền có trọng tải từ 50-60 tấn, chọn 146 đội viên viễn chinh.
Ngày 9/5/1502, đoàn thuyền của Columbus bắt đầu lên đường tại cảng Cadiz.
Ngày 25/5/1502, Columbus từ quần đảo Canary bắt đầu vượt biển Đại Tây Dương. Ngày 15/6, ông phát hiện được đảo Martinique. Đây là một hòn đảo nằm trong quần đảo Antilles nhỏ.
Mấy hôm sau, ông cho đoàn thuyền đi thẳng tới Santo Domingo (nay là Thủ đô nước Cộng hòa Dominica). Tuy nhiên, người thay thế Bobadilla làm Tổng đốc là Nicolas không cho Columbus lên bờ. Ông phải tiếp tục đi về hướng Tây đến cảng Puerto Hermoso để tránh một cơn bão.
Sau khi gặp phải vô số vấn đề, Columbus lên đường đến Tây Ban Nha vào 7/11/1504.
Sau các cuộc phát kiến địa lý, tuyến đường thương mại Cô-lôm-bi-a (đặt theo tên của C.Cô-lôm-bô) xuất hiện giữa châu Âu và châu Mỹ. Đây là một trong những tuyến đường buôn bán đem lại cho thương nhân châu Âu nguồn lợi nhuận lớn, góp phần hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Vậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở Tây Âu như thế nào?
Tham khảo:
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của hai giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản
- Mối quan hệ giữa hai giai cấp: giai cấp tư sản bóc lột kiệt quệ sức lao động của giai cấp vô sản.