Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ong Seong Woo
Xem chi tiết
💢Sosuke💢
22 tháng 5 2021 lúc 16:59

Bạn tham khảo:

A, MB

- Khái quát vai trò, ý nghĩa của việc tự học: Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học.

- Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình

B, TB

1, Những lợi ích của tự học

- Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn.

- Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. 

- Thứ 3, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình

Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên.

2, Mở rộng, bình luận

- Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. 

- Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình

Học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.

C, KB

Tổng kết vai trò của tự học.

Tóm lại, việc tự học là một phương pháp học quan trọng cần có ở moi người để có thể tự trang bị kiến thức cho mình và bước vào thế kỷ hội nhập. Và để đạt được thành công, tự học chính là phương pháp học tập bắt buộc của con người.

BÀI LÀM

Tự học có ý nghĩa to lớn đối với mỗi học sinh và là chìa khóa dẫn đến thành công. Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình.

Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn. Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. Thứ ba, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình. Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên. Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình

Tóm lại, học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.Và để đạt được thành công, tự học chính là phương pháp học tập bắt buộc của con người.

Sunn
22 tháng 5 2021 lúc 17:01

THAM KHẢO

Như các bạn đã biết, học không chỉ giúp chúng ta có thêm kiến thức dạy cho chúng ta những hiểu biết mà còn dạy cho chúng ta đạo đức làm người. Nhưng học không phải là dễ , không phải một qua một chút là hiểu được ngay mà bản thân chúng ta phải tìm tòi, khám phá những điều ấy. Vậy bạn có bao giờ nghĩ tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. 45 phút trên lớp chưa chắc đã hết bài mà nếu hết bài thì kiến thức chưa sâu. Vậy tại sao chúng ta không đọc thêm sách tham khảo, đọc và tìm hiểu thực tế áp dụng vào kiến thức bài học? Học là cả một quả trình tu dưỡng nhưng tu dưỡng ấy khi chúng ta biết nhận thức tự giác với bản thân không phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Học cho bản thân chúng ta, kết quả chưa chắc đã nói hết lên tất cả về kiến thức, kết quả cao chưa chắc đã học tốt hay điểm thấp chưa chắc đã học kém. Dễ hiểu thôi, vì chúng ta chưa biết tự giác áp dụng kiến thức vào với nhau. Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức. Từ đó, mà ta hiểu được " Tự học là chìa khóa của thành công " Vì nó là do ta tiếp nhận kiến thức trực tiếp không phải do một tay ai giúp đỡ.

YunTae
22 tháng 5 2021 lúc 17:07

Tự học là một trong những thói quen tốt mà ai cũng cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Tự học là việc mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc. Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này, giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập, gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc, là sự thành công khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử : Hồ Chí Minh, Mạc Đĩnh Chi,... Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương, những con người có tinh thần tự học đáng khen ngợi thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán. Tóm lại, tự học là một phương pháp quan trọng trong quá trình học tập của mỗi người. Chúng ta hãy ý thức được điều đó để tích cực tự mình trau dồi và học hỏi. Bởi không có con đường nào đến với thành công ngắn hơn con đường học tập.

Trần Ngọc Hà
Xem chi tiết
Thời Sênh
12 tháng 12 2018 lúc 19:07

Khi nào một con người nhận ra mình là ai? Có phải khi anh ta nhìn vào hình ảnh phản chiếu của mình trong gương? Đó là sự ngộ nhận của không biết bao nhiêu người. “Tấm gương” chỉ là một sự lừa dối, nó phản ánh hình dạng con người nhưng chẳng bao giờ nói sự thật và luôn thay đổi đáp án. Sự thật không nằm ở tấm gương đó, mà nằm ở thế giới anh ta đang tồn tại, nơi mà phẩm chất và tâm hồn không thể tạo hình phản chiếu bằng hình dáng. Câu trả lời là:

Bộ lông làm đẹp con công

Học vấn làm đẹp con người

Vẻ đẹp hình thức luôn được đề cao dù ở xã hội thế giới động vật hay trong xã hội loài người. Như loài chim công với bộ cánh lộng lẫy, với sắc xanh làm mê lòng người đã trở thành biểu tượng quý tộc, hoàng gia, là đề tài của nhiều tác phẩm nghệ thuật bất hủ và trở thành một biểu tượng sắc đẹp của mẹ thiên nhiên.

Nhưng con người được phân biệt với động vật là bởi con người còn sở hữu vẻ đẹp thứ hai. Vẻ đẹp ấy mang một thứ ánh sáng kì lạ như một ngôi sao đêm giữa bầu trời đêm, tiềm ẩn và dịu dàng chờ đợi một nhà thám hiểm xứng đáng để bộc lộ - đó là vẻ đẹp phẩm chất. Không như sắc đẹp, phẩm chất không tự nhiên mà có, nó được sinh ra qua rèn luyện, qua học vấn và được tìm thấy trên con đường vươn tới chân lí cao đẹp.

Đường tới chân lí nhiều ngã rẽ, có thể được đi bằng nhiều phương tiện. Kẻ vô học sẽ bán lương tâm để mua mánh khóe, người có học đi đến chân lí bằng học vấn, bằng con đường chính trực. Đến được hay không, đến sớm hay muộn, thành công hay thất bại sẽ không phải là điều quan trọng. Cái sẽ ở lại là ấn tượng về cách ta đã vươn tới lí tưởng trong sự quan sát của những người xung quanh. Quan trọng là ta có đến được với lòng người hay không chứ không phải ta có thành công hay không. Giá trị đích thực ấy được thẩm định bởi thế giới mà ta đang tác động đến.

Trong xã hội ngày nay có nhiều người đang bị “lóa mắt” bởi hình thức bề ngoài. Những bộ vest, những chiếc áo lông sang trọng, biệt thự hay xe hơi thể thao có thể nói lên sự thành đạt của một con người? Có thể nó giúp làm tôn lên vẻ đẹp ngoại hình, nhưng “bộ lông công” ấy có nói lên vẻ đẹp tâm hồn bên trong? Đường đến thành đạt có thể có hoặc không đi qua cửa học vấn nhưng đường đến sự tâm phục, ngưỡng mộ, tôn trọng, tin tưởng trong lòng người thì chắc chắn phải đi qua cánh cửa ấy. Một người thô lỗ không thể biến thành hào hoa trong phút chốc với bộ trang phục lộng lẫy, xa xỉ. Quỷ dữ không thể hóa thiên thần trong tà áo thanh thoát. Và một người bạn tốt không phải thể hiện trong lần đầu tiên gặp mặt với sự tiếp đón linh đình, mà thể hiện khi chia tay, họ hậu đãi bạn ra sao. Phẩm chất và đức độ không thể mua được mà chỉ có thể tích lũy được qua năm tháng bằng học vấn, là thứ tài sản thực sự. Chỉ có học vấn mới giúp bạn vươn tới cái đẹp đích thực của bản thân.

“Thầy giáo”- những người truyền đạt học vấn cũng không phải là ngoại lệ. Thiên chức “thầy” không mang lại vẻ đẹp cho họ, mà chính là trách nhiệm sống sao cho xứng đáng với trọng trách “người lái đò tri thức”. Vẻ đẹp của họ nằm ở những gì họ để lại sau khi hoàn tất chuyến hành trình - những phẩm chất mà mọi người sẽ còn nhớ mãi: tâm huyết, nhiệt tình, cảm thông, công bằng.

Lịch sử đã chứng minh cho chân lí này. Albert Einstein - nhà khoa học thiên tài người Đức, cha đẻ của “thuyết tương đối”, bộ óc vĩ đại nhất thế kỉ XX, thuở nhỏ từng là một đứa trẻ chậm hiểu với những câu hỏi kì lạ, đã bị đuổi khỏi trường trung học vì chậm tiến. Nhưng mặc cho những lời cười chê, ông kiên cường và nhẫn nại trên con đường tri thức, tự trả lời cho các câu hỏi của mình và rồi vươn tới thành công. Sau thành công, phẩm chất của một nhà bác học không cho phép ông dừng lại, mà tiếp tục làm việc không ngừng để lại cho nhân loại là nền tảng của tương lai. Ông đã cống hiến hết mình vì nhân loại chứ không phải vì chiếc thuyền buồm sang trọng hay ngôi biệt thự mà chính phủ Đức đã hứa hẹn. Sống một cuộc đời bình dị và để lại một di sản vĩ đại - đó là tất cả những gì mà người ta nhớ đến ông với tấm lòng ngưỡng mộ và trân trọng nhất!

Hay gần với chúng ta ngày hôm nay hơn là thủ khoa Đại học Y Hà Nội năm 2012, sẽ làm người ta nhớ mãi bởi trong vóc dáng nhỏ bé gầy guộc là cả một nghị lực phi thường. Sống trong ngôi nhà xập xệ, và sống qua ngày bằng bằng công việc đan lát phụ giúp mẹ, nhưng bạn đã rất chăm chỉ miệt mài phấn đấu. Con người ấy tuy không mang trên mình “bộ lông công” nhưng đã khiến bao nhiều người ngưỡng mộ!

Vẻ đẹp tâm hồn phải từ học vấn mà ra, nhưng đồng thời học vấn phải xuất phát từ cái chân, cái thiện. Trong lịch sử đã có biết bao kẻ sử dụng học vấn để phản bội lại sứ mệnh của nó. Không ai có thể quên được Adolph Hitler - tên Quốc trưởng độc tài người Đức, với khả năng lãnh đạo và trí tuệ siêu phàm lẽ ra y phải đưa nước Đức và người dân Đức đến với tương lai tốt đẹp, huy hoàng; thì lại ban hành lệnh diệt chủng người Do Thái làm cả thế giới bàng hoàng. Hay Pôn Pốt - thủ lĩnh Khơ-me đỏ lại sử dụng tài năng, học thức để thực thi hành động tàn sát đồng bào của mình.

Qua đây, tôi ngộ ra một chân lí, rằng học vấn phải có sự dẫn đường của phẩm hạnh. Và sự chà đạp lên người khác để đạt được chân lí của bản thân không thể gọi là học vấn mà là một sự báng bổ với tri thức nhân loại. Ví như công trình vĩ đại Cửu Trùng Đài - thắng cảnh muôn đời mà khiến lòng người oán hận, cuối cùng đã bị đốt bỏ thành tro tàn, khói đen vô nghĩa.

Vẻ đẹp có muôn vàn sắc độ khác nhau, những hình dáng thanh tân trẻ trung đến một ngày nào đó rồi cũng sẽ phai tàn và trở về với cát bụi, nhưng có một vẻ đẹp mà ta có thể lưu giữ được mãi mãi - đó là vẻ đẹp của học vấn được dẫn đường bằng phẩm hạnh, và vẻ đẹp của phẩm hạnh được soi sáng bởi học vấn.

Lê Trọng Danh
Xem chi tiết
Lưu Lê Minh Hạ
Xem chi tiết
thảo nguyễn
Xem chi tiết
Chanhh
Xem chi tiết
Thai Xuan Nhat
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
15 tháng 9 2016 lúc 18:44

Mọi người sinh ra đều bình đẳng, sự khác biệt có chăng là do học vấn. Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Có lẽ cũng chính vì thế nên có ý kiến cho rằng: “Học vấn là cuốn vở không trang cuối”. 

Thật vậy! Học tập là một công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Học tập là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại. Học tập là hạt giống ươm mầm hạnh phúc. Chúng ta có thể học bằng nhiều hình thức, học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và ở bất cứ ai. Ai đó đã nói: “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiến thức của nhân loại là biển cả mênh mông, còn những gì mà chúng ta biết và tiếp thu được chỉ là những hạt cát. “Học vấn là cuốn vở không trang cuối”là một cách nói ẩn dụ. “Cuốn vở không trang cuối” là hình ảnh tượng trưng cho sự rộng lớn, mênh mông của tri thức. Cuộc sống luôn vận động, mỗi ngày lại có thêm vô số những phát minh mới, kiến thức mới… làm cho chân trời tri thức càng thêm rộng mở. Câu nói “Học vấn là cuốn vở không trang cuối” vừa khẳng định tầm quan trọng của học tập, vừa nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý thức phấn đấu vươn lên, vượt qua những giới hạn để phát triển không ngừng, chạm đến những bậc cao hơn trong quá trình chinh phục đỉnh cao tri thức.Học tập là một công việc phải làm suốt đời không ngừng nghỉ. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Chúng ta không chỉ học từ trường lớp, thầy cô, bạn bè, qua sách báo, tivi, internet… mà còn qua mỗi người mà chúng ta gặp. Học ở họ cách sống và cả tri thức, những vốn sống cần có, quý giá của mỗi con người. Học để tồn tại, để khẳng định chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn không thôi ngưỡng mộ những tấm gương say mê và thành công trên con đường học vấn, nhưng  học chưa bao giờ dừng lại.Chúng ta hãnh diện và tự hào, ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu – người Việt Nam được vinh danh thế giới với giải thưởng toán học Fields danh giá, chứng minh bộ đề cơ bản Langland. Không dừng ở đó, ông còn cố gắng học tập, nghiên cứu để vươn cao, vươn xa hơn, cống hiến cho đất nước, cho nhân loại.Chúng ta có thể tự hào về một chàng trai người Việt được vinh danh tại Úc - Nguyễn Trọng Nghĩa. Từ học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá “sinh viên quốc tế của năm”. Nhưng không dừng lại ở đó, bạn còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện.“Học tập là cuốn vở không trang cuối”. Lênin cũng đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập là một quá trình vận động không ngừng, là một công việc phải làm suốt đời. Thế nhưng “học phải đi đôi với hành” và học phải có chọn lọc. Chúng ta cần phải chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức. Đường đến vinh quang không trải đầy hoa hồng, sẽ có lắm khó khăn và thử thách. Ngay từ bây giờ, cần tạo cho mình một động lực phấn đấu, xác định ước mơ và vạch định kế hoạch để phấn đấu không ngừng. Những kẻ sống mà không biết phấn đấu, chỉ nói không làm hay gặp khó khăn mà chùn bước sẽ mãi là những kẻ vô danh, bị thời gian làm cho quên lãng. Nhất là tuổi trẻ: “Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí”.
“Học vấn là cuốn vở không trang cuối” là một câu nói vô cùng đúng đắn. Như là một chiếc kim chỉ nam cho mọi chúng ta, câu nói đã khẳng định một cách rõ nét vai trò quan trọng của học vấn và nhắc nhở chúng ta phải phấn đấu không ngừng để tiếp thu và vươn lên đến đỉnh cao tri thức nhân loại. Câu nói ấy chẳng khác gì một châm ngôn sống cho mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ thời đại @. 
Đỗ Thị Thảo Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
18 tháng 3 2022 lúc 11:04

văn bản nào

minh nguyet
18 tháng 3 2022 lúc 11:07

Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:

Nêu lên vấn đề cần nghị luận (Việc học có vai trò rất lớn đối với mỗi con người ...)

Việc học có vai trò gì?

Người chăm chỉ học là người như thế nào?

Dẫn chứng?

Trái với việc chăm chỉ học là gì?

Liên hệ bản thân?

Kết luận. 

Giang Le
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
19 tháng 8 2023 lúc 9:16

Dàn ý cho bạn:")

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận "Vai trò của tính tự lập".

+ Những đức tính tốt cần rèn luyện, tiếp tục cuộc hành trình sống trên chính đôi chân của mình,...

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ Tự lập là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống, giúp con người tự tin và thành công.

+ Tính tự lập không chỉ đơn thuần là khả năng làm việc một mình mà còn là khả năng tự quản lý, tự điều hành và tự định hình cuộc sống của chính mình.

- Lợi ích của tính tự lập:

+ Giúp chúng ta trở nên độc lập và không phụ thuộc vào người khác. 

+ Chúng ta có thể tự quyết định, đảm nhận trách nhiệm cho cuộc sống của mình; không cần phải chờ đợi ai đó giúp đỡ hay chỉ dẫn, mà có thể tự mình tìm hiểu, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

- Mở rộng:

+ Bằng cách tự lập, chúng ta biết cách ưu tiên công việc, lập kế hoạch và tổ chức thời gian một cách hiệu quả.

=> Chúng ta không chỉ làm việc có kỷ luật mà còn có khả năng hoàn thành công việc một cách chính xác và đúng hẹn.

+ Tự lập còn giúp chúng ta phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi gặp phải khó khăn, chúng ta không sợ trở thành người phụ thuộc mà thay vào đó, chúng ta tìm cách tìm ra giải pháp và đối mặt với vấn đề. => trở nên linh hoạt và sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án và lựa chọn tốt nhất.

+ Đôi khi chúng ta không thể đơn độc hoàn thành công việc mà cũng cần có sự trợ giúp từ mọi người, bạn bè xung quanh ta. Vì "Muốn đi đường dài thì đi cùng nhau".

- Liên hệ bản thân: mình đã có tình tự lập chưa?, mình thể hiện điều đó qua việc gì?

+ tự giác học tập.

+ tự học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi.

+ ....

Kết đoạn:

- Khép lại, tính tự lập mang lại sự tự tin và thành công trong cuộc sống. Không ngại khó khăn, thử thách và luôn vững tin vào bản thân. Đó là một phẩm chất quan trọng với mọi người!

Đoàn Trần Quỳnh Hương
19 tháng 8 2023 lúc 9:21

- Định nghĩa: Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, chê trách.

Vai trò của tính tự lập: 

+ Làm chủ cuộc sống mình một cách tích cực không bị bất kì ai chi phối, ảnh hưởng

+ Rèn luyện được những tính cách khác: có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu

+ Người có tính tự lập sẽ chiếm giữ được niềm tin với mọi người và thăng tiến xa hơn 

+ Học được cách tìm tòi nỗ lực tự vượt qua khó khăn trong cuộc sống

Từ những gợi ý trên bạn bổ sung thêm ý của mình là có thể hình thành một đoạn văn theo yêu cầu đề bài