Đề 1 ; viết bài văn tả làng quê em trong ngày dịch
đề 2 ; tả trường em trong giờ ra CHƠI
ĐỀ 3; tả người mà em luôn yêu quý
1. Viết một đoạn văn ngắn về vấn đề giao thông ở Hà
Nội / VietNam
-chủ đề
-Vấn đề 1
-Vấn đề 2
-Vấn đề 3
… ..
Kết luận: lý do? Gợi ý
Refer
I live in Hanoi Vietnam and there are a lot of traffic problems in big cities in my country. Firstly, there are too many people using the roads especially in the rush hour when people run out to work and school or get home from those places. Secondly, there are too many vehicles on the road that leads to traffic jams. Another problem is that many roads are narrow and bumpy. Fourthly, there are traffic accidents every day so a lot of people lose their lives or are injured. So in order to travel on the roads safely, I think we should obey the traffic rules and traffic signs as well. Moreover, carefulness is very necessary.
Đề 1: Tả loài cây em yêu Đề 2: cảm nghĩ về dòng sông em yêu Đề 3: hãy viết 1 bài văn bộc lộ cảm xúc về 1 người mà em yêu quý Đề 4: phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ tiếng gà trưa-Xuân Quỳnh” Cho biết đề nào là đề miêu tả? Vì sao?
Đề miêu tả là đề 1.
Vì yêu cầu đề là "tả" loài cây em yêu, cần dùng nhiều tính từ để gợi được hình dáng vẻ đẹp của loài cây mình tả.
làm các đề văn sau:
đề 1:kể về 1 việc tốt em đã làm
đề 2:kể 1 lần em mắc lỗi
đề 3: kể 1 thầy hoặc 1 cô giáo mà em yêu quý nhất
đề 4:kể 1 kỉ niệm thời ấu thơ làm em nhớ mãi
đề 5: kể về 1 tấm gương học tốt hay giúp đỡ bạn bè mà em biết
ai làm đc bao nhiêu đề mình sẽ tick bấy nhiêu cái
Bài văn 1: Kể về việc tốt em đã làm
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Bài số 2: Kể về một lần em mắc lỗi
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
Bài văn 3: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
THÔNG BÁO MỞ SỚM ĐỀ 150 ĐIỂM CỦA VÒNG 2 CUỘC THI HÓA HỌC
Vòng 2 cuộc thi sẽ được mở ra theo form mới hoàn toàn đó là chọn đề thi. BTC sẽ đưa ra 2 đề bao gồm 1 đề thang điểm 100 và 1 đề thang điểm 150 thí sinh được quyền chọn 1 trong 2 đề nhưng lưu ý rằng chỉ được chọn duy nhất 1 đề, nếu đã chọn đề 100 điểm thì không được làm những câu ở đề 150 và ngược lại. Nhưng vì để đảm bảo nên BTC sẽ chỉ đăng sớm đề 150 điểm còn đề 100 điểm sẽ được công bố vào 7h tối ngày mai sau khi đã chốt được danh sách thí sinh tham dự vòng 2 nhé.
Link vòng 2: Vòng 2 - Chinh phục - Hoc24
Vì đề 150 điểm này là do mình tự biên soạn mà chưa qua kiểm duyệt được nên đôi khi vẫn có thể có lỗi, mình đưa đề sớm vậy để chẳng may có lỗi mình sẽ sửa được kịp thời và tạo công bằng cho các thí sinh nhé! Còn chần trờ gì nữa mau mau nộp bài thi vòng 1 để được lọt vào vòng 2 thử sức với những bộ đề mang đậm hướng của kì thi THPTQG nào <3
Chú ý! Vòng 1 những thí sinh trên 50 điểm sẽ được vào vòng 2 rồi nhé hơn nữa vẫn còn 3 tấm vé vàng cho những bạn thi sinh không may mắn lắm để thiếu 1 vài số điểm nhé <3
Phần thưởng về cuộc thi:
Siêu sao hóa học: 350 coin + 100GP
Bậc thầy hóa học: 100 coin + 75GP
Lão làng hóa học: 50 coin + 50GP
Chúc các bạn may mắn <3
Cmt này chỉ mang tính chất nhắc bạn Hiếu yêu quý trả nợ cho tớ <3
1. Viết một đoạn văn ngắn về vấn đề giao thông ở Hà
Nội / VietNam
-chủ đề
-Vấn đề 1
-Vấn đề 2
-Vấn đề 3
… ..
Kết luận: lý do? Gợi ý
Ngày nay vấn đề giao thông đang là vấn đề lớn nhất được nhiều người quan tâm. Ở Việt Nam, tôi nghĩ thành phố có giao thông tồi tệ nhất là Hà Nội. Vấn đề đầu tiên là kẹt xe ở đây. Vào những giờ cao điểm trong ngày, có quá nhiều người sử dụng đường. Năm ngoái, năm 2013, nhiều cây cầu được xây dựng nên ít xảy ra sự cố này hơn nhưng để ngăn chặn tình trạng này, cần phát minh ra một loại ô tô nhỏ, người dân nên đi làm bằng xe buýt thay vì đi xe máy ... Vấn đề thứ hai, như bạn biết đấy, đường ở Việt Nam không được rộng và sạch sẽ như đường ở các nước lớn. Chúng hẹp, gập ghềnh và bẩn thỉu nên người đi đường rất khó lái xe an toàn. Tôi nghĩ chúng ta nên quyên góp tiền để làm cho con đường ở Việt Nam ngày càng tốt hơn. Nhưng ai cũng biết rằng người Việt Nam không tôn trọng và không tuân thủ luật lệ giao thông. Đó là lý do lớn nhất cho mọi thứ. Họ đội mũ bảo hiểm không đủ chắc chắn để giữ an toàn nếu tai nạn có thể xảy ra, họ đi xe quá nhanh trên đường nhỏ. Lưu lượng truy cập sẽ không bao giờ có thể được cải thiện nếu họ tiếp tục làm điều này. Cuối cùng, tôi hy vọng giao thông ở Việt Nam sẽ được cải thiện nhiều hơn.
-----------------------------------------------------------THAM KHẢO NHÉ-----------------------------------------------------------------------------
With the traffic conditions in Ho Chi Minh city, accident is object to happen. The roads are too narrow to travel easily. Moreover, many pot-holes can appear everywhere to threaten the goers. On the roads, there're sometimes the illogical roundabouts. They are not only useless, but also make the traffic more chao. To solve this problem, we only have one way, it's improving the road. However, it is impossible for the government to widen the roads because of limited land. Whenever the roads are repaired, the traffic is more dangerous with the unfinished structures. People still travel on the repairing roads, and the roads are more and more narrow. We also can build the tunnels but it is very costly. Viet Nam has to borrow money from other countries and no one knows when the government can pay it back. As you know, Ho Chi Minh is a monsoonal tropical country, it has a lot of rain every year. During the rainy season, the roads are flooded because all the waste pipes are stuck by rubbish and become very dirty.
Hà có bốn tấm đề can 1, 2, 3, 4 như ở hình dưới đây. Hà dán đề can 3 lên đề can 4, sau đó dán tiếp đề can 2 lên đề can 3, và cuối cùng dán đề can 1 lên đề can 2, sao cho các ô đánh dấu X và Y của cả bốn đề can này trùng khít lên nhau. Hỏi các tấm đề can 1, 2, 3 che khuất bao nhiêu số 4 ở tấm đề can 4 ?
chọn 1 trong 3 đề sau và viết 1 bài văn bằng tiếng anh
đề 1: phim
đề 2: lễ hội
đề 3: nguồn năng lượng tự nhiên
Đề 1
Of all the programs on TV, I like cartoon best and my favorite cartoon is "Tom and Jerry". It was directed by William Hanna and Joseph Barbera. Its stars Tom and Jerry. Tom is a cat with blue and white color. He keeps the house for a normal family and has a very free life. His job is chasing Jerry day by day. Jerry is a brown house mouse. He usually lives in the deep cave behind the wall. This cartoon is about the battle between Tom and Jerry. Jerry is always the winner. This cartoon is very interesting and the music is also exciting. It is a must-see. I love "Tom and Jerry" because when I watch it I feel very glad
Đề 2
Tet is the most important celebration in Vietnam. It occurs in late January or early February. Some days before Tet, people clean and decorate their house with flowers and pictures. Then they go shopping to buy cakes, new clothes and many other things. During Tet, people enjoy traditional food : sticky rice cakes, Nem, Gio, fruit jam.....On the first day of Tet, people often go to the pagoda or church to pray a happy new year. Then they visit their relatives, neighbors and friends. Children wear new clothes and get lucky money. Tet is very funny. I love Tet very much.
LẬP DÀN Ý CHO CÁC ĐỀ SAU ( ko chép mạng )
Đề 1: Kể lại 1 chuyến về quê
Đề 2: Kể về 1 cuộc thăm hỏi liệt sĩ neo đơn
Đề 3: Kể về 1 cuộc đi thăm di tích lịch sử
Đề 4: Kể về 1 chuyến ra thành phố
~~~~~~Hết~~~~~~~~
đề 1 I. Mở bài: giới thiệu một chuyến về quê
Ví dụ:
Ba em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nông thôn đầy nắng và gió. Còn em thì từ nhỏ sống trên thành phố, nên quê đối với em rất đặc biệt. hè vừa rồi em được ba cho về quê để thăm quê, em rất hào hứng và vui vẻ.
II. Thân bài: kể về một chuyến về quê
1. Kể bao quát về chuyến về quê
Em đi với ba về quêQuê cách nhà em 300 kmQuê em rất đẹp và thân thương2. Kể chi tiết về chuyến về quê
a. Kể chuyến về quê
Tối mẹ đã chuẩn bị sẵn đồ để sáng em về quêSáng em dã dậy từ rất sớm để ra bến xeEm leo lên xe và tâm trạng vô cùng phấn khỏiEm ngồi trên xe nhìn mọi cảnh vật bên đườngEm ngủ thiếp đi lúc nào không biếtb. Kể lúc về tới quê
Vừa về tới nhà nội là em bỏ đồ chạy đi cùng tụi nhỏ trong xómEm đi khắp xóm, ai cũng hỏi han emEm đi hái dừa, bắt cá,… với lũ nhỏ bao mệtEm rất thú vị với những trờ chơi dưới quêEm chơi trốn tìm, chơi bắt cá, chơi thả diều, chơi nhảy dây,…Mọi người dân quê rất thân thiện, họ cho em rất nhiều quà quêBà nội em lúc nào cũng dặn em cẩn thận, lo cho emEm rất thích đàn chó và vịt của nhà nộiVề quê mọi thứ thật thanh bìnhIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến về quê
l. Mở bài
- Nhân dịp nào đi thăm
- Ai tổ chức? đoàn gồm những ai?
- Dự định đến thăm gia đình nào? ở đâu
II. Thân bài
- Chuẩn bị cho cuộc đi thăm
- Tâm trạng của em trước khi đi thăm
- Trên đường đi đến nhà liệt sĩ? quang cảnh gia đình?
- Cuộc gặp gỡ, viếng thăm diễn ra như thế nào?
- Lời nói, việc làm, quà tặng
- Thái độ lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ
III. Kết bài
- Ra về? ấn tượng về cuộc đi thăm
- Đề 1 :
1. Phần Mở bài
- Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.
- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.
- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.
2. Phần Thân bài
a). Giới thiệu về quê nội
Quê nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.
Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.
Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...
Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.
b). Kỉ niệm dáng nhớ trên quê nội
Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sữa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.
- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.
- Kì nghỉ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.
- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cũng muốn diều của mình bay cao nhất.
- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.
- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.
- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.
Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.
- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.
- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.
- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.
3. Phần Kết bài
Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.
- Đề 2 :
1. Phần Mở bài
- Trường, lớp em luôn phát động phong trào thi đua làm việc tốt.
- Em luôn tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động chung.
- Chúng em đã cùng giúp đỡ những em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn ở mái ấm tình thương. Chúng em cũng phân công nhau giúp đỡ các cụ già neo đơn, các gia đình thương binh liệt sĩ...
- Em nhớ nhất là lần tổ em xung phong đến thăm và giúp đỡ một gia đình liệt sĩ trong xã vào ngày chủ nhật tuần vừa rồi.
2. Phần Thân bài
a). Chuẩn bị cho việc đi thăm và giúp đỡ gia đình liệt sĩ
- Thôn em nói riêng, xã em nói chung có rất nhiều gia đình liệt sĩ.
- Sau khi tổ xung phong, bạn tổ trưởng đã đi gặp bác trưởng thôn để xin ý kiến bác và xin bác sắp xếp cho tổ em được giúp đỡ gia đình liệt sĩ nào.
- Bạn tổ trưởng lên kế hoạch trước rồi tổ họp bàn công việc cụ thể.
Các bạn có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng tất cả các bạn trong tổ cùng đến giúp gia đình trong ngày. Có ý kiến nói nên chia làm hai nhóm và thay nhau đến giúp đỡ gia đình. Cuối cùng cả tổ đồng ý chia tổ làm hai nhóm. Mỗi nhóm đến giúp gia đình liệt sĩ vào hai buổi sáng hoặc hai buổi chiều ngày chủ nhật.
b). Những việc đã làm để giúp đỡ gia đình liệt sĩ
- Theo sự bàn bạc và phân nhóm, em nằm trong nhóm thứ nhất. Nhóm em sẽ đến giúp gia đình liệt sĩ vào sáng chủ nhật của tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
- Em dậy sớm hơn mọi ngày. Bố mẹ em rất ngạc nhiên vì bình thường em thường ngủ nướng vào ngày chủ nhật. Nghe em nói lí do và mục đích của buổi lao động giúp gia đình liệt sĩ, bố mẹ em rất vui vì biết em còn nhỏ những đã biết làm công việc mang ý nghĩa sâu sắc: “uống nước nhớ nguồn”.
- Đúng 8 giờ sáng, nhóm em gồm 5 bạn có mặt đầy đủ tại nhà gia đình liệt sĩ mà bác trưởng thôn đã thông báo. Gia đình ông bà Bảy neo đơn. Nhà có ba người con thì hai người đã hi sinh tại mặt trận phương Nam. Cô út lấy chồng và chồng cô đang công tác ở Quân khu 7. Chỉ Tết Nguyên đán hoặc ngày hè cô chú và các em mới về thăm ông bà. Vợ chồng cô út muốn đón ông bà vào ở cùng trong Sài Gòn nhưng ông bà thích sống ở quê. Vì vậy, hằng ngày chỉ có ông bà Bảy nương tựa nhau lúc trở trời trái gió. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh cũng thường thay nhau đến thăm và giúp đỡ gia đình.
- Khi chúng em chào hỏi ông bà Bảy, giới thiệu về mục đích đến thăm gia đình, ông bà cảm động lắm. Ông bà cứ bảo chúng em không phải làm gì hết, ngồi nói chuyện với ông bà là ông bà vui lắm rồi.
- Nói chuyện với ông bà một lát, chúng em phân công cụ thể công việc của từng bạn. Hai bạn nam ra cuốc đất vun luống cho ông bà trồng rau. Ba bạn nữ chúng em, bạn thì đánh xoong nồi, ấm chén, bạn thì lấy chổi quét sân nhà, quét mạng nhện bám trên trần nhà... Không khí làm việc thật vui.
Khoảng hai tiếng đồng hồ sau thì mọi việc đều xong xuôi. Khi chúng em xin phép ra về thì từ dưới bếp, bà Bảy bưng lên một đĩa khoai lang luộc rất ngon. Đĩa khoai còn bốc khói nghi ngút. Thì ra, khi chúng em đang chăm chú làm việc, bả Bảy đã tranh thủ luộc khoai. Chẳng đứa nào khách sáo, chúng em ngồi quanh ông bà, ăn khoai lang một cách ngon lành. Vừa ăn em vừa nghĩ đến câu mẹ em thường nói với cả nhà mỗi khi mẹ luộc khoai lang:
“Khoai lang luộc chính là thứ sâm quý giá của Việt Nam đấy!” Chẳng biết mẹ em nói có đúng không chứ ăn củ khoai lang bột đến nứt ra do bà Bảy luộc thì thật sự rất ngon.
3. Phần Kết bài
- Em rất vui khi được cùng các bạn tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Em rất thương và kính trọng ông bà Bảy. Hai người con trai của bà đã hi sinh anh dũng để bảo vệ Tồ quốc. Sao em thấy ông bà Bảy giống như ông bà nội của em quá.
- Dù chẳng giúp được ông bà bao nhiêu nhưng nhất định từ nay, vào ngày chủ nhật, em sẽ tranh thủ thời gian xuống thăm ông bà.
- Nhìn nét mặt ông bà vui khi có chúng em đến thăm, em thấy lòng mình ấm áp hơn.
- Đề 3 :
Mở bài: Em cần nêu lí do có cuộc đi thăm di tích lịch sử. Đó là di tích nào? Ở đâu? Các thành viên gồm những ai? (ví dụ: Theo cơ quan bố đi du lịch xuyên Việt và được thăm dinh Độc Lập).:
Cảm xúc của em khi, được đi thăm di tích lịch sử (Gợi ý: Tâm trạng náo nức vì được nghe các bác, các cô nói sẽ đến thăm dinh lũy cuối cùng của mấy đời Tổng thống Ngụy; hình dung tưởng tượng dinh Độc Lập giống như Tử Cấm Thành trong phim Trung Quốc hay dinh Bảo Đại ở Đà Lạt)
Thân bài:
Quang cảnh khu di tích:
+ Đường vào khu di tích như thế nào? Có gì đặc biệt với em? (Đại lộ thênh thang, người xe đi lại như mắc cửi. Cổng vào dinh dẫn đến khuôn viên rộng lớn có nhiều cây xanh, thảm cỏ trước dinh có hình ô van,...).
+ Những hiện vật còn lại ở khu,di tích: Hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 đã húc tung cổng dinh Độc Lập lúc 10 giờ 45 phút trưa ngày 30 - 4 - 1975; chiếc máy bay F5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái ném bom xuống dinh Độc Lập được trưng bày ở khuôn viên của dinh để du khách tham quan, tìm hiểu,...).
+ Một hình ảnh cụ thể để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em ở khu di tích (lá cờ, con dấu, huân huy chương thứ hạng cao của chế độ cũ do bộ đội ta thu được trong dinh Độc Lập ngày chiến thắng được trưng bày tại phòng triển lãm chính đặt ở tầng 1 trong dinh,...).
Kết bài: Chia tay, cảm nghĩ của em về khu di tích, về lịch sử để lại của cha ông...
- Đề 4 :
I. Mở bài: giới thiệu một chuyến ra thành phố
Em sinh ra tại một vùng quê nghèo khó, bao năm lam lũ với ruộng vườn. Hè vừa rồi ba mẹ cho em ra chơi nhà dì. Nhà dì em ở thành phố rất đẹp và tiện nghi.
II. Thân bài: Kể một chuyến ra thành phố
1. Kể lí do em ra thành phố
Năm học vừa qua em được học sinh giỏiBa mẹ cho em ra thành phố chơiThành phố cách nhà em 100km2. Kể trước khi em ra thành phố
Buổi tối trước khi đi em rất hào hứng và hồi hộpMẹ em đã chuẩn bị quần áo và mọi vật dụng cho emE cứ loay hoay không thể ngủ đượcSáng em ngủ dậy thật sớmEm cùng ba đi ra bến xe để đi lên thành phố3. Kể khi em ra thành phố
Em đi một quãng đường thật xaNgồi trên xe mọi thứ với em đều xa lạiNhững tòa nhà cao chọc trờiNhững ngồi nhà khít nhauNhững con đường tấp nập người qua lạiNhững hàng cây thẳng tắpNhững công viên xinh đẹpNhững ngôi nhà đẹp đẽPhố phương rất đông vui và nhộn nhịpMọi thứ đều trở nên lạ lẫmỞ thành phố nhìn gì cũng đẹpIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về một chuyến ra thành phố
Lần ra thành phố này là một kỉ niệm không bao giờ quên với em. Chuyến đi này giúp em mở mang kiến thức và biết về nhiều thứ hơn trong cuộc sông. Em sẽ trở lại đây vào một ngày không xa.
Viết 1 bài văn nghị luận xã hội:
Đề 1: Chủ đề Biết ơn.
Đề 2: Chủ đề Tinh thần đoàn kết.
Đề 1:Viết bài văn tả cây đào hoặc cây mai vào dịp tết
Đề 2:Viết bài văn tả cảnh ngày tết ở địa phương em.
Làm cả đề 1 và đề 2 hay riêng đề 1 hoặc riêng đề 2 cx dc nhưng đề 1 gấp hơn!
5 Bạn tl đầu tiên sẽ dc nhận 2 tick,đặc biệt lm có đề 1 sẽ dc 3 tick!
Giúp mik nha!Mik cần gấp!
Mùa xuân đã về. Chẳng thua gì miền Bắc với hoa Đào sặc sỡ, miền Nam cũng tưng bừng đón Tết với hoa Mai rực vàng. Mai từ lâu đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong ngày Tết, Mai - loài hoa đặc trưng của miền Nam- mang một bổn phận thiêng liêng là đem hết vẻ đẹp của mình làm đẹp cho miền Nam, cho đất nước trong những ngày xuân về.
Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ... Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.
Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá - một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.
Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về
Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá.
Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết
Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc " An khang thịnh vượng", " Vạn sự như ý", ... và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu
Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai.
Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa
Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.
Mai cũng " điệu" như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.
P/s: Nguồn: Internet :)
-Bn hoq cần k đâu :>
1.Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
2.
Tết đến xuân về,mọi vật như được đánh thức sau một giấc ngủ dài mỉm cười chào đón nàng tiên mùa xuân ấm áp.Ngoài vườn,trăm hoa đua nở,chuẩn bị phô sắc,toả hương mừng xuân mới.Hoà trong khí thế vui tưi ấy,cây mai cũng bừng tỉnh đón chào một năm mới với mọi sự tốt lành.
Sáng sớm,tôi tỉnh dậy bước ra vườn.Bên cạnh những cây hoa hồng kiêu sa,hoa cúc e lệ trong sương sớm thì cây hoa mai cũng thay áo mới để đón mừng xuân.Tôi còn nhớ,khi tôi học lớp bốn,cậu tôi đã tận cho gia đình tôi một chậu mai.Từ khi nhận được cây mai,gia đình tôi yêu quí,chăm sóc nó cẩn thận lắm.Mỗi lần nhớ tới cậu,tôi lại ra vườn tưới cây tỉa cành.Từng ngày,từng ngày,dưới bàn tay chăm sóc của gia đình tôi,cây lớn hẳn,bây giờ nó đã cao đến hai thước.gốc to bàng bắp chân tôi,những cái rễ đâm xuống như muốn tìm nguồn sống trong lòng đất mẹ. Không xanh tươi mảnh dẻ như hoa hồng,thân mai xù xì màu nâu sậm. Mỗi lần chăm sóc mai,sờ vào lớp vỏ xù xì của nó,tôi thấy thương mai biết bao nhiêu. Phải chăng nàng tiên Xuân không ưu ái cho mai nên mới khoác cho nó tấm áo buồn tẻ đến thế! Thế nhưng thân mai uốn lượn thật đẹp, lên cao chia thành nhiều cành nhỏ,những cành nhỏ đó lại chia thành nhiều nhánh mảnh dẻ nhưng những cánh tay giơ lên nhẹ nhàng xoè bàn tẩy đón lộc xuân.Còn nhớ,mới đây thôi,vào những ngày mùa đông giá lạnh,cây mai kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.Lúc này, mai phủ lên mìnhnhững chiếc lá màu xanh đạm, thon dài, mép có răng cưa.khi mà ttết sắp đến,tôi thường giúp gia đình ngắt lá giúp mai để cởi bỏ những chiếc lá cũ. Và lúc này trông mai thật khẳng khiu, tội nghiệp. Toàn thân nó trơ ra những xương,co ro trong giá lạnh. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày,mai đã bắt đầu nhú lên những chiếc nụ xinh xắn, no tròn xanh biếc, đầu nụ cuộn chặt vào nhau.Nhìn những nụ bé xinh, tôi có cảm tưởng như nàng tiên xuân đã nhẹ nhàng êm ái những đặt những hạt ngọc bích lên tô điểm cho mai, chuẩn bị cho một mùa xuân ấm áp, vui tươi.
Thế rôi,ngày tết cũng cận kề.Lúc này những nụ hoa nở xoè những bông hoa năm cánh vàng tươi. Cánh hoa mỏng,mềm mịn như cánh bướm.Những bông hoa kết thành chùm cùng đua nhau khoe sắc trông thật rực rỡ.Lột bỏ tấm áo cũ,mai khoác lên mình tấm áo vàng lộng lẫy.Vào phút giao thừa,mọi người càng yêu mai hơn.Lúc này các loài hoa khác đã nhẹ nhàng lui gót để hoa mai lên ngự trị ở vị trí nữ hoàng của các loài hoa xuân.Cứ thế,mai trở thành người bạn tri âm của loài người vào những dịp tết đến,xuân về.
Những ngày tết ấm áp dần trôi qua.Mai bắt đầu rụng.Những cánh hoa maigiả từ cành rơi vàng cả gốc.Mỗi lần chị gió mỉm cười đi ngang qua,mai lại tươi vui bay lên xoay múa,rồi nhẹ nhàng đáp xuống đất,kết thúc một vòng đời tô điểm cho mùa xuân.Và lác đác trên cành mai,những đột non nhú lên trông thật đẹp! Những chiếc lộc mai có màu xanh phơn phớt hồng,chứa đầy nhựa sống,mềm mại vẫy trong gió như chào tạm biệt mọi người,như hứa hẹn một cái tết sẽ đến với nhiều niềm vui mới.
Mỗi lần mai nở lại báo hiệu sự viếng thăm của nàng tiên của mùa xuân.Mặc dù mai không ngào ngạt hương thơm,không hiễu hãnh phô sắc bốn mùa,nhưng trong lòng mọi người con đất Việt mãi mãi là một loài hoa thiêng liêng,mang đến cho con người nhiều niềm vui và nhiều điều tốt lành.
Hok tốt
Đề 1 :
Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.
Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.
Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi!
Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.
Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.
Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.
Bài Mẫu Số 3: Hãy Tả Lại Hình Ảnh Cây Đào Hoặc Cây Mai Vàng Vào Dịp Tết Đến, Xuân Về
Mùa xuân đã về. Chẳng thua gì miền Bắc với hoa Đào sặc sỡ, miền Nam cũng tưng bừng đón Tết với hoa Mai rực vàng. Mai từ lâu đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong ngày Tết, Mai - loài hoa đặc trưng của miền Nam- mang một bổn phận thiêng liêng là đem hết vẻ đẹp của mình làm đẹp cho miền Nam, cho đất nước trong những ngày xuân về.
Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ... Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.
Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá - một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.
Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về
Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá.
Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết
Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc " An khang thịnh vượng", " Vạn sự như ý", ... và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu
Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai.
Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa
Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.
Mai cũng " điệu" như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.
Bài Mẫu Số 4: Hãy Tả Lại Hình Ảnh Cây Đào Hoặc Cây Mai Vàng Vào Dịp Tết Đến, Xuân Về
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.