nêu và phân tích vai trò của nguyễn huệ đối với lịch sử dân tộc?
4. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ- Quang Trung đối với lịch sử dân tộc.
Nguyễn Huệ-Quang Trung đã có công lao to lớn trong việc góp phần gây dựng đất nước, đứng lên kháng chiến chống giặc xâm lược và bảo vệ chủ quyền tổ quốc
Ông được coi là anh hùng của dân tộc
Vai trò của Nguyễn Huệ- Quang Trung :
`-` Có công lớn trong việc lật đổ Trịnh - Nguyễn
`-` Thống nhất đất nước
`-` Tiêu diệt quân Thanh - Xiêm
`-` Lập nên vương triều Tây Sơn
`-` Là nhà lãnh đạo xuất sắc của dân tộc.
Tham khảo ở đây:
https://hoc24.vn/cau-hoi/vai-tro-cua-quang-trung-nguyen-hue-doi-voi-dat-nuoc-ta.181679523755
Đánh giá vai trò(công lao) của Quang Trung -Nguyễn Huệ đối với lịch sử dân tộc ?
p/s: mọi người giúp em với ạ em cảm ơn
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
Nêu vai trò của Quang Trung, Nguyễn Huệ đối với lịch sử?
THAM KHẢO
Vai trò của vua Quang Trung đối với nước ta:
- Thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới đất nước.
Bảo vệ nên độc lập dân tộc.
- Lật đổ chế độ phong kiến Lê- Trịnh - Nguyễn.
- Đánh tan quân xâm lước Xiêm Thanh.
- Có nhiều chính sách đề xây dựng nền kinh tế đất nước, giữ gìn văn hóa dân tộc.
- Chính sách ngoại dao mềm dẻo, chính sách quốc phòng đúng đắn.
- Đẩy mạnh tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đúng đắn,....
=> Vua Quang Trung đã đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp to lớn để xây dựng giữ gìn nước nhà.
Vai trò của Quang Trung đối với nước ta:
- Thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới đất nước
- Bảo vệ nên độc lập dân tộc.
- Lật đổ chế độ phong kiến Lê- Trịnh - Nguyễn.
- Đánh tan quân xâm lước Xiêm Thanh.
- Có nhiều chính sách đề xây dựng nền kinh tế đất nước, giữ gìn văn hóa dân tộc.
- Chính sách ngoại dao mềm dẻo, chính sách quốc phòng đúng đắn.
- Đẩy mạnh tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đúng đắn,....
=> Vua Quang Trung đã đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp to lớn để xây dựng giữ gìn nước nhà.
Vai trò của Nguyễn Huệ đối với nước ta:
- Cuộc đời Nguyễn Huệ chỉ có 39 mùa xuân. Và đây là những mốc lớn trong sự nghiệp của người anh hùng:
- Năm 1771 - 18 tuổi, cùng anh chuẩn bị khởi nghĩa ở Tây Sơn.
- Năm 1775 - 22 tuổi, đánh thắng trận Phú Yên, mở đầu một binh nghiệp bách chiến bách thắng.
Đánh giá vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
- Vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ:
+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.
#Tham_khảo
- Quang Trung - Nguyễn Huệ: là nhà lãnh đạo chính trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Ông đã lãnh đạo quân đội Tây Sơn chiến thắng nhiều trận quan trọng, như trận Ngọc Hồi-Đống Đa năm 1789, trong đó ông đánh bại quân xâm lược của nhà Thanh (Trung Quốc) và đuổi Thanh ra khỏi Việt Nam. Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố chính quyền và xây dựng lại đất nước sau cuộc chiến tranh. Ông thiết lập một hệ thống hành chính công bằng, giúp cải thiện đời sống của người dân và khôi phục sự ổn định trong xã hội.
Vai trò của ông là cực kỳ quan trọng, là đầu tàu dẫn dắt binh lính, là người vạch ra đường lối chiến lược để lần lượt đánh bại nhà Nguyễn, nhà Trịnh, quân Xiêm và sau cùng là quân Thanh.
Hãy cho biết đánh giá của em về vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
Gợi ý:
- Ông có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, lập ra vương triều Tây Sơn (1778 - 1802).
- Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.
- Khi có quân xâm lược Xiêm, Thanh, Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Là người chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Vai trò của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc trong nửa đầu thế kỷ XIX?
gấp ạ!
Nhận xét những cống hiến to lớn của Quang Trung - Nguyễn Huệ đối với lịch sử dân tộc?
Kinh tế
* Nông Nghiệp:
- Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đâtf bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Kết quả: + Mùa màng trở lại phong đăng
+ Cảnh thái bình đã trở lại* Thủ công nghiệp và thương nghiệp:- Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế- Mở cửa ải thông chơi búa- Kết quả:+ Hàng hóa lưu thông không bị ngưng đọng+ Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần. b. Phát triển văn hóa dân tộc:- Ban bố Chiếu lập học- Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước.- Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn,Trịnh, Lê. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước. Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tóc & toàn vẹn lãnh thổ. Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế, quốc phòng ngoại giao
=> Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại
a. Bằng những kiến thức đã học ở lớp 10, hãy chứng minh: Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc. Nêu vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.
b. Vị trí của phong trào trong lịch sử dân tộc.
a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước
- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)
+ Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.
+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.
+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng tấn công quân Nguyễn.
+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.
-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)
+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.
+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.
Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:
+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.
+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.
+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.
+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.
-Đánh bại 29 vạn quân Thanh
+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.
+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.
+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.
- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.
- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.
- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.
b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:
- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.
- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.
- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.
- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.
câu 1: em hãy nêu những thành tụy về kinh tế và văn hóa của chăm pa
câu 2: vai trò của ngô quyền đối với lịch sử dân tộc ?
Câu 1: Những thành tựu về văn hoá và kinh tế của Cham-pa :
- Văn hoá : chữ viết, phong tục, tập quán, đặc biệt là những thành tựu về kiến trúc (tháp Chăm, thánh địa Mĩ Sơn).
- Kinh tế : đạt trình độ ngang với các nước xung quanh : công cụ bằng sắt, trồng lúa một năm hai vụ, sử dụng sức kéo trâu bò, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, buôn bán...
Câu 2: Công lao của Ngô Quyền:
+ Đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
+ Là người đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc và có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.
rút ra vai trò của nhà trần đối với lịch sử dân tộc