Dùng 7,84 lít khí CO (đktc) khử hoàn toàn hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 phản ứng kết thúc thu được 14,4g hỗn hợp 2 kim loại. Thành phần % về khối lượng mỗi kim loại thu được là:
Khử hoàn toàn 24g hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 bằng khí CO dư
Kết thức phản ứng thu được hỗn hợp 2 kim loại
Cho toàn bộ kim loại sinh ra vào dung dịch H2(SO4) loãng dư thu được 4.48 lít H2 (đktc)
a) Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu?
b) Tính thế tích khí CO cần dùng ở đktc?
Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nặng 14g phải dùng hết 5,04 lít khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là:
4,05g
6,8g
10,4g
10,04g
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{5,04}{22,4}=0,225\left(mol\right)\) \(\Rightarrow m_{H_2}=0,225\cdot2=0,45\left(g\right)\)
Bảo toàn nguyên tố: \(n_{H_2}=n_{H_2O}=0,225\left(mol\right)\) \(\Rightarrow m_{H_2O}=0,225\cdot18=4,05\left(g\right)\)
Bảo toàn khối lượng: \(m_{KL}=m_{oxit\:}+m_{H_2}-m_{H_2O}=10,4\left(g\right)\)
Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nặng 14 gam phải dùng hết 5,04 lít khí H2 (đktc). Viết các
phương trình phản ứng xảy ra và tính: Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được.
\(n_{H_2}=\dfrac{5,04}{22,4}=0,225\left(mol\right)\)
PTHH: CuO + H2 → Cu + H2O
Mol: x x x
PTHH: Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
Mol: y 3y 2y
Ta có hpt:\(\left\{{}\begin{matrix}80x+160y=14\\x+3y=0,225\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,075\left(mol\right)\\y=0,05\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(m_{hh.kim.loại}=m_{Cu}+m_{Fe}=0,075.64+2.0,05.56=10,4\left(g\right)\)
\(n_{H_2}=\dfrac{5,04}{22,4}=0,225\left(mol\right)\)
PTHH:
\(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\\ Fe_2O_3+3H_2\underrightarrow{t^o}2Fe+3H_2O\)
Theo 2 pthh trên: \(n_{H_2O}=n_{H_2}=0,225\left(mol\right)\)
\(\rightarrow m_{H_2O}=0,225.18=4,05\left(g\right)\\ \rightarrow m_{H_2}=0,225.2=0,45\left(g\right)\)
Áp dụng ĐLBTKL, ta có:
\(m_{oxit\left(CuO,Fe_2O_3\right)}+m_{H_2}=m_{\text{kim loại}\left(Cu,Fe\right)}+m_{H_2O}\\ \rightarrow m_{\text{kim loại}\left(Cu,Fe\right)}=14+0,45-4,05=10,4\left(g\right)\)
Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao, cần dùng 13,44 lít khí H2 (đktc).
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5 (4 điểm):
1. Đốt cháy 25,6 gam Cu thu được 28,8 gam chất rắn X. Tính khối lượng mỗi chất trong X.
2. Cho 2,4 gam kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Xác định kim loại.
PTHH:
\(CuO+H_2\) \(\underrightarrow{t^o}\) \(Cu+H_2O\) \(\left(1\right)\)
\(Fe_2O_3+3H_2\) \(\underrightarrow{t^o}\) \(2Fe+3H_2O\) \(\left(2\right)\)
Số mol H2 là 0,6 mol
Gọi số mol H2 tham gia pư 1 là x mol \(\left(0,6>x>0\right)\)
Số mol H2 tham gia pư 2 là \(\left(0,6-x\right)mol\)
Theo PTHH 1:
\(n_{CuO}=n_{H_2}=x\left(mol\right)\)
Theo PTHH 2:
\(n_{Fe_2O_3}=\frac{1}{3}n_{H_2}=\left(0,6-x\right):3\left(mol\right)\)
Theo bài khối lượng hh là 40g
Ta có pt: \(80x+\left(0,6-x\right)160:3=40\)
Giải pt ta được \(x=0,3\)
Vậy \(n_{CuO}=0,3\left(mol\right);n_{Fe_2O_3}=0,1\left(mol\right)\)
\(\%m_{CuO}=\left(0,3.80.100\right):40=60\%\)
\(\%m_{Fe_2O_3}=\left(0,1.160.100\right):40=40\%\)
1)
PTHH: \(2Cu+O_2\) \(\underrightarrow{t^o}\) \(2CuO\)
x x
Gọi số mol Cu phản ứng là x mol ( x >0)
Chất rắn X gồm CuO và Cu
Ta có PT: 80x + 25,6 – 64x = 28,8
Giải PT ta được x = 0,2
Vậy khối lượng các chất trong X là:
\(m_{Cu}\) = 12,8 gam
\(m_{CuO}\) = 16 gam
2)
Gọi kim loại hoá trị II là A.
PTHH: \(A+2HCl\rightarrow ACl_2+H_2\)
Số mol \(H_2\)= 0,1 mol
Theo PTHH: \(n_A=n_{H_2}\)= 0,1 (mol)
Theo bài \(m_A\) = 2,4 gam \(\Rightarrow\) \(M_A\) = 2,4 : 0,1 = 24 gam
Vậy kim loại hoá trị II là Mg
Hoà tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe bằng dung dịch axit sunfuric loãng dư. Sau khi phản ứng phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (đktc).
a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b) Tính khối lượng muối khan thu được.
c) Lượng khí hiđro ở trên khử vừa đủ 23,2 gam oxit của kim loại M. Xác định CTHH của oxit đó.
Gọi x,y lần lượt là số mol của Al, Fe
nH2 = \(\dfrac{8,96}{22,4}\)=0,4 mol
Pt: 2Al + 3H2SO4 --> Al2(SO4)3 + 3H2
......x.................................0,5x...........1,5x
.....Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2
.......y..........................y............y
Ta có hệ pt:
{27x+56y=11
1,5x+y=0,4
⇔x=0,2, y=0,1
% mAl = \(\dfrac{0,2.27}{11}\).100%=49,1%
% mFe = \(\dfrac{0,1.56}{11}\).100%=50,9%
mAl2(SO4)3 = 0,5x . 342 = 0,5 . 0,2 . 342 = 34,2 (g)
mFeSO4 = 152y = 152 . 0,1 = 15,2 (g)
Gọi CTTQ: MxOy
Pt: MxOy + yH2 --to--> xM + yH2O
\(\dfrac{0,4}{y}\)<-------0,4
Ta có: 232,2=\(\dfrac{0,4}{y}\)(56x+16y)
⇔23,2=\(\dfrac{22,4x}{y}\)+6,4
⇔\(\dfrac{22,4x}{y}\)=16,8
⇔22,4x=16,8y
⇔x:y=3:4
Vậy CTHH của oxit: Fe3O4
Cho hỗn hợp X gồm 60% Fe2O3 và 40% CuO về khối lượng. Khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X bằng luồng khí H2 dư thu được hỗn hợp kim loại Y. Thành phần phần trăm về khối lượng kim loại Cu trong Y?
\(m_{CuO}=\dfrac{20.40}{100}=8\left(g\right)\) => \(n_{CuO}=\dfrac{8}{80}=0,1\left(mol\right)\)
\(m_{Fe_2O_3}=\dfrac{60.20}{100}=12\left(g\right)\) => \(n_{Fe_2O_3}=\dfrac{12}{160}=0,075\left(mol\right)\)
PTHH: CuO + H2 --to--> Cu + H2O
______0,1---------------->0,1
Fe2O3 + 3CO --to--> 2Fe + 3CO2
0,075---------------->0,15
=> \(\%Cu=\dfrac{0,1.64}{0,1.64+0,15.56}.100\%=43,243\%\)
Dùng V lít khí CO (đktc) khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỉ khối khí X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa.
a Xác định công thức hoá học của oxit
b. Tính giá trị của V
a) Công thức oxit là CuO
b) V CO banđầu= 1,792 (l)
Giải thích các bước giải:
Gọi công thức của oxit kim loại A là A2On
nCO+A2Onto→nCO2+2AnCO+A2On→tonCO2+2A
Ta có: nCa(OH)2=0,0625 (mol); nCaCO3=0,05 (mol)nCa(OH)2=0,0625 (mol); nCaCO3=0,05 (mol)
-) Xét TH Ca(OH)2 dư:
Chỉ tạo một muối CaCO3 ⇒ Số mol CO2 tính theo số mol CaCO3
PTHH: CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2OCO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2O
Theo PTHH: nCO2=nCaCO3=0,05 molnCO2=nCaCO3=0,05 mol
Ta có: mCO2=2,2 (g); mCO=1,4 (g)mCO2=2,2 (g); mCO=1,4 (g)
BTKL: ⇒mA=4+1,4−2,2=3,2 (g)⇒mA=4+1,4−2,2=3,2 (g)
⇒MA=mn=3,20,1n=32n⇒MA=mn=3,20,1n=32n
Vì A là kim loại nên sẽ có hóa trị nằm từ 1 đến 3
Chỉ có cặp nghiệm duy nhất thỏa mãn: {n=2M=64{n=2M=64
Vậy A là Cu ⇒ Công thức oxit là CuO
Hỗn hợp khí X sau phản ứng gồm CO2 và CO dư
MX=19.2=38 (g/mol)MX=19.2=38 (g/mol)
Gọi a là số mol của CO dư
Ta có: MX=mn=mCO dư+mCO2nCO dư+nCO2MX=mn=mCO dư+mCO2nCO dư+nCO2
MX=a.28+0,05.44a+0,05=38MX=a.28+0,05.44a+0,05=38
⇒a=0,03 (mol)⇒a=0,03 (mol)
⇒nCO ban đầu=nCO pư+nCO dư=0,05+0,03=0,08 (mol)⇒nCO ban đầu=nCO pư+nCO dư=0,05+0,03=0,08 (mol)
VCO ban đầu=0,08.22,4=1,792 (l)VCO ban đầu=0,08.22,4=1,792 (l)
-) Xét TH Ca(OH)2 đủ: Tương tự với TH trên
Người ta dùng khí Hiđro ( đktc) để khử hoàn toàn 16g hỗn hợp CuO và Fe2O3 ( Tỉ lẹ khối lượng hai oxit là 1:1) Sau phản ứng thu được hai kim loại tương ứng .
a) Viết các phướng trình phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng mỗi kim loại thu được.
c) Để có lượng H2 trên cần bao nhiêu gam kẽm tác dung với axit clohiđric (HCl).
Dùng khí CO để khử hoàn toàn 20 gam một hỗn hợp ( hỗn hợp Y ) gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, thu được chất rắn chỉ là các kim loại, lượng kim loại này được cho phản ứng với dd H2SO4 loãng (lấy dư), thì thấy có 3,2 gam một kim loại màu đỏ không tan.
a- Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp Y ?
b- Nếu dùng khí sản phẩm ở các phản ứng khử Y, cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. Biết hiệu suất của phản ứng này chỉ đạt 80% ?