Giải thích cơ sở khoa học của các hiện tượng: bấm ngọn ở mướp, rau đay; trồng khoai tây trái vụ; đảo quất.
Giải thích cơ sở khoa học của biện pháp khoanh vỏ cây đào, đảo bầu cây quất, bấm ngọn cây quýt.
Tham khảo!
• Cơ sở khoa học của biện pháp khoanh vỏ cây đào, đảo bầu cây quất, bấm ngọn cây quýt:
- Khoanh vỏ đào: Nhằm hạn chế nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, hạn chế lộc nảy mầm, ức chế và điều tiết sinh trưởng ngắn hạn của cây, giúp cây sớm chuyển sang giai đoạn ra hoa, để thu hoạch cây đúng thời điểm, đặc biệt là dịp Tết.
- Đảo bầu cây quất: Giúp cây sinh trưởng tốt, phục vụ mục đích tạo hình dáng cho cây quất; điều khiển quất có quả và chín vào dịp Tết. Trước khi đảo quất, cần tập trung chất dinh dưỡng nuôi lá và cây, nếu cây ra hoa thì phải ngắt bỏ, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt kích thước và phục vụ mục đích tạo hình dáng cho cây. Khi đã đủ điều kiện về kích thước và hình thái, tiến hành đảo bầu cây, kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác nhằm thúc đẩy cây ra hoa và tạo quả.
- Bấm ngọn cây quýt: Đỉnh sinh trưởng của cây là nơi sản sinh ra auxin, giúp duy trì ưu thế đỉnh và ức chế sự phát triển của chồi bên. Cắt bỏ ngọn cây khiến làm lượng auxin giảm, trong khi đó hàm lượng hormone cytokinin không thay đổi, giúp loại bỏ ưu thế ngọn và kích thích sự phát triển của các chồi bên. Từ đó giúp điều chỉnh độ dài của thân, tập trung chất dinh dưỡng để cây lên chồi mới, các cành cho nhiều hoa và quả hơn, năng suất cao hơn.
a, kể tên các bệnh , tật di truyền ở người
b, giải thích cơ sở khoa học của hôn nhân 1 vợ 1 chồng
c, nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là gì
a. bệnh mù màu
bệnh máu đông
bệnh down
bệnh tim
dính ngón tay
...
c.Thoái hoá giống thể hiện ở các cá thể thế hệ sau có sức sống giảm, sức chống chịu kém, dễ bệnh tật, ngoại hình èo uột, suy nhược, khả năng sinh sản giảm, sản lượng thấp vì nguyên nhân như tự thụ phấn bắt buộc với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp
Hiện tượng ưu thế ngọn ở thực vật có thể được giải thích trên cơ sở của:
A. Sự vận chuyển phân cực của Auxin từ chồi đỉnh xuống rễ, hormon này ức chế sự phát triển của chồi bên và duy trì sự phát triển của chồi đỉnh.
B. Sự tham gia của GA vào quá trình kéo dài ngọn nhưng kìm hãm sự phát triển của chồi bên.
C. Hàm lượng cao của AAB trong các chồi bên dẫn tới sự ức chế quá trình phát triển của các chồi bên, duy trì các chồi bên ở trạng thái ngủ.
D. Tương quan giữa hormon GA và hormon cytokinin làm tăng tốc độ phát triển của ngọn và ức chế sự phát triển của chồi bên.
Đáp án A
Hiện tượng ưu thế ngọn ở thực vật có thể được giải thích trên cơ sở của sự vận chuyển phân cực của Auxin từ chồi đỉnh xuống rễ, hormon này ức chế sự phát triển của chồi bên và duy trì sự phát triển của chồi đỉnh
Giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng: - Trồng cây từ hạt. - Trồng cây từ cơ quan dinh dưỡng (Thân, lá, củ).
- Trồng cây từ hạt : Là hình thức sinh sản hữu tính dựa vào sự nguyên phân, giảm phân và thụ tinh -> Tạo ra cơ thể con mang các đặc điểm di truyền của bố mẹ. Khi đó phôi cây ở trong hạt gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm vào tạo thành cây non
- Trồng cây từ cơ quan sinh dưỡng : Là hình thức sinh sản vô tính , dựa vào sự nguyên phân của các tb sinh dưỡng để tạo thành một cụm cơ quan, cơ thể mới độc lập. Khi đó các cơ quan sinh dưỡng có khả năng phân bào đó đc nuôi cấy để phát triển đầy đủ các cơ quan -> Tạo thành cây mới và được trồng
bạn Nam sau khi bị thủy đậu thì không bị mắc lại dù bạn ấy có tiếp xúc với bạn trong lớp bị thủy đậu. Hãy giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng trên ( Cơ sở khoa học của miễn dịch tập nhiễm)
Do Nam đã một lần thủy đậu cơ thể bạn ấy đã quen với bệnh đó nên khi tiếp xúc gần với người bị thủy đậu thì bạn ấy không bị nx
Nông trại nhà bạn Lan có trồng các loại cậy: rau ngót,đậu tương,bạch đàn,cây keo...Bằng kiến thức đã học về bấm ngọn và tỉa cành em hãy tư vấn giúp nhà bạn Lan phải làm sao để tăng năng suất cây trồng?Giair thích cơ sở của việc làm đó?
cần bấm ngọn cây đậu tương và bạch đàn vì nếu bấm ngọn hai loại cây này , chất dinh dưỡng sẽ dồn lại để nuôi phần lá rau ngót và quả đậu tương
cần tỉa cành cây keo và bạch đàn vì đây là hai loại cây lấy gỗ , cần tỉa cành để chất dinh dưỡng dồn vào nuôi ngọn
Nhà Lan trồng ba loại rau gồm: mùng tơi, rau đay và rau bí. Hãy giới thiệu giúp Lan một biện pháp để tăng số lượng nhánh, từ đó tăng năng suất của các loại rau này. Giải thích cơ sở của biện pháp đó.
Tham khảo:
Biện pháp tăng số lượng nhánh là cung cấp dinh dưỡng hợp lí, điều chỉnh tỉ lệ các loại phân bón làm chậm sự ra hoa của thực vật. Bởi vì các cây rau này chủ yếu để sử dụng lá, nên việc làm chậm sự ra hoa sẽ giúp cho các chất dinh dưỡng được tập trung chủ yếu ở lá cây, giúp tăng năng suất cây trồng.
dựa trên cơ sở khoa học nào mà trong trồng trọt khi trồng cây đậu.cà phê thì người ta bấm ngọn còn khi tròng bạch đàn,lim thì người ta chỉ tỉa cành không bấm ngọn
Bấm ngọn, tỉa cành nhằm kìm chế sự phát triển cành lá, ngọn...để cây tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển các cơ quan sinh sản của cây (vd: hoa, quả...). Vì thế, những loại cây lấy quả (cây mít, cây cà phê...) thì nên tỉa cành nhiều, các cây bấm ngọn thì các cây dây leo(mồng tơi...). Còn các cây lấy gỗ thì không làm thế vì mục đích chính là cho thân cây phát triển để lấy gỗ, nếu làm v sẽ hạn chế sự phát triển các cơ quan sinh dưỡng của cây.
vì sao khi trồng cây ăn quả ,ở thời điểm cây ra hoa người ta thương ngắt ngọn ?
Giải thích cơ sở khoa học của các hiện tượng: - Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc prôgesterôn + ơstrôgen) có thể tránh được mang thai, tại sao? - Các biện pháp tránh thai. - Trong quá trình tiến hoá, động vật chuyển từ đời sống dưới nước lên trên cạn sẽ gặp phải trở ngại gì về mặt sinh sản? Trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?