Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nuinuini
I. Bài 1 : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần trăng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; ( Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục – 2007, tr.29) 1. Văn bản trên được trích từ tá...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 6 2019 lúc 4:55

Chọn đáp án: C

(Giải thích: Điệp ngữ tôi muốn, điệp cấu trúc cú pháp tôi muốn ... cho, điệp ngắt quãng câu 1,3)

Lê Nguyễn Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Trần Thùy Linh
16 tháng 1 2022 lúc 20:11

Từ “thoang thoảng” thuộc từ loại gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ

Trần Thùy Linh
16 tháng 1 2022 lúc 20:11

Các bạn giúp mình với.

Truong Luan
22 tháng 1 2022 lúc 10:29

dài lắm mình ko kiên nhẫn làm đâu

sợ làm xong đáp án đấy có khi còn trả tick

Sarah Ishikawa
Xem chi tiết
Sad boy
21 tháng 6 2021 lúc 10:19

Tham khảo !!

câu 1 thể thơ tự do

câu 2

Tính cách của nhân vật tôi được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ: yêu - ghét; không nói yêu thành ghét - không nói ghét thành yêu; muốn làm nhà văn chân thật; Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi - Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp của con người: yêu ghét rõ ràng, khao khát làm người sống chân thật; sống hiên ngang, kiên cường, bản lĩnh.
câu 3

Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc câu : “Dù ai - cũng không”.

- Tác dụng: Làm đoạn thơ trở nên giàu nhịp điệu, giàu tính nhạc; làm hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên sinh động, hấp dẫn. Qua đó làm nổi bật sự kiên định, dứt khoát, sự bản lĩnh của tác giả trước những cám dỗ, cũng như sự cứng rắn, kiên cường trước quyền thế. Bốn câu thơ cũng thể hiện sự dũng cảm của con người chân thật, bộc lộ khao khát mãnh liệt được làm một nhà văn chân thật để dùng ngòi bút của mình đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái giả dối lọc lừa để bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý và lẽ phải.

câu 4

Nội dung của đoạn thơ: Dù biết làm “nhà văn chân thật” là vô cùng khó khăn. Nhưng với bản lĩnh, sự kiên cường, dũng cảm của bản thân, tác giả đã bộc lộ quyết tâm bảo vệ nghề cầm bút, quyết tâm làm một nhà văn chân thật.

-   Qua nội dung trên, em thấy bản thân mình cần phải:

 

+ Sống ngay thẳng, thật thà, không dối dá, tôn trọng sự thật.

+ Luôn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, không chùn bước, không sợ hãi trước cái xấu, cái ác; không để vật chất và lời ngon ngọt cám dỗ.

+   Luôn luôn nói đúng sự thật, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

+ Sống lành mạnh, cảm xúc trong sáng, sống bản lĩnh, dũng cảm.


 

 

Hoàng Hà My
Xem chi tiết
Như Thảo Bùi
Xem chi tiết
Lê Nguyệt Hà
Xem chi tiết
42 - Trần Nguyễn Tường V...
Xem chi tiết
42 - Trần Nguyễn Tường V...
31 tháng 12 2021 lúc 9:59

Giúp mình với mình đang rất gấp

 

Vân Anh Nguyễn.
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 4 2021 lúc 21:37

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

 Đoạn văn trên trích trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh.

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Cảnh ngày khai trường đầu tiên của tác giả

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

)Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.Nhờ sử dụng tài tình phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ,ta cảm nhận đc tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ trên là minh chứng sống cho điều đó...

 

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em

Minh Nhân
10 tháng 4 2021 lúc 21:38

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Đoạn trích trên trích từ văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh.

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Bối cảnh trong đoạn trích là ngày khai trường đầu tiên khi tác giả vào lớp 1.

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Biện pháp nghệ thuật: so sánh (những người học trò mới - con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ).

Tác dụng: giúp người đọc dễ dành hình dung ra sự rụt rè của các em học sinh mới đồng thời làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và sinh động hơn.

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

II. Làm văn (6đ):

Em hãy thuyết minh về cây tre Việt Nam.

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

b. Các loại tre

Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

c. Đặc điểm

Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi.

Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai.

Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất → giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

d. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam

∗ Trong lao động

Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

∗ Trong sinh hoạt

Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

3. Kết bài

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể rời xa tre.

#TK 
Smile
10 tháng 4 2021 lúc 21:57

[Ngữ Văn 8]

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

-Đoạn văn trên trích trong văn bản: Tôi đi học

-Tác giả: Thanh Tịnh.

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Bối cảnh trong đoạn trích là ngày khai trường đầu tiên của tác giả

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Biện pháp nghệ thuật: so sánh (những người học trò mới - con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ).

Tác dụng của phép so sánh đó là giúp người đọc dễ dành hình dung ra sự rụt rè của các em học sinh mới đồng thời làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và sinh động hơn.

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

 

03. 6/14 Lại Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Minh Huy
Xem chi tiết