Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trong Le
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 14:40

Tham khảo
a) Vai trò:

- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành kinh tế.

- Tiêu thụ sản phẩm tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất trong và ngoài nước.

- Thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
b) Quá trình đô thị hoá:

- Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tạo ra những cơ hội và thách thức. Đô thị hóa là quá trình chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và từ nông thôn sang đô thị. Điều này được thể hiện qua việc tăng cầu nhân công trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, làm tăng nhu cầu về nhà ở, giao thông, cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị.

- Quá trình này đặc biệt nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là sau khi chúng ta mở cửa đổi mới kinh tế. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Quá trình đô thị hóa cũng đem lại những thách thức như ô nhiễm môi trường, quá tải cơ sở hạ tầng và tăng cường sự phân hóa xã hội. Việc quản lý đô thị đang trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi sự quy hoạch và quản lý chặt chẽ từ phía lãnh đạo.

Nguyên Võ
Xem chi tiết
Long Sơn
10 tháng 2 2022 lúc 16:23

Tham khảo

1.- Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ở Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
- Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi. Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec-ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.
- Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.

2.

- Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

- Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế chưa phát triển nên gây nhiều hậu quả như thiếu việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường đô thị,...

3. – Các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người: Mê-hi-cô Xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Xan-ti-a-gô, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret.

Bắc Mĩ: Chi-ca- gô, Ốt-ta-goa,Oa-sinh-tơn,...

lạc lạc
11 tháng 2 2022 lúc 19:08

Refer

c1

 Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ở Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
- Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi. Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec-ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.
- Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.

c2 Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

– Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị

c3:

 số đô thị lớn ở Bắc Mĩ và Nam Mỹ là:
đô thị lớn ở Bắc mĩ:

-Oa sinh tơn

-Bốt tơn

-Niu looc

-van cu vơ

-Môn rê an

-.....

đô thị lớn ở Nam mĩ:

-Mê - hi - cô Xi ti

-Bô-gô-ta

-Li-ma

-Xan-ti-a-gô

-Xao Pao-lô

-.....

Nguyên Võ
10 tháng 2 2022 lúc 16:13

ai giúp tui ik

 

Tú Nguyên Phan
Xem chi tiết
soyeon_Tiểubàng giải
22 tháng 10 2016 lúc 17:04
Khái niệm đô thị hóa: lá quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị.Khái niệm quá trình đô thị hóa: là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội , cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị.Hậu quả của sự phát triển nhiều đô thị mới và siêu đô thị:

+ Ô nhiễm môi trường, hủy hoại cảnh quan

+ Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng

+ Tệ nạn xã hội

+ Chênh lệch giàu nghèo

Nguyễn Huy Tú
22 tháng 10 2016 lúc 19:15

- Đô thị hóa là quá trình biến đổi của các đô thị. Đô thị là những nơi tập trung đông dân.

- Hậu quả:

+ Thiếu nhà ở, việc làm

+ Chất lượng cuộc sống thấp

+ Thiếu lương thực

+ Tệ nạn xã hội

Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 10 2016 lúc 22:48

Đô thị hóa là sự biến đổi của các đô thị. Đô thị là những nơi có dân số đông, điều kiện sống thuận lợi và thường nằm tại trung tâm khu vực.

- Hậu quả:

+ Thiếu nhà ở, việc làm.

+ Lương thấp, thu nhập kém.

+ Ô nhiễm môi trường trầm trọng.

+ Tệ nạn xã hội.

+ Các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, quân sự, an ninh quốc phòng.

+ Vấn đề về phúc lợi xã hội.

Diễm Kiều
Xem chi tiết
nam võ hoài
13 tháng 12 2016 lúc 18:46

1. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

a. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp
– Đô thị đầu tiên của VN là thành Cổ Loa, sau này xuất hiện Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến. Những năm 30 của thế kỉ XX mới có Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
– Sau CM T8 – 1954 đô thị phát triển chậm, ít thay đổi
– 1954 – 1975: đô thị hóa phát triển theo 2 xu hướng
+ Miền B: đô thị hóa gắn liền với CNH
+ Miền N: đô thị hóa chủ yếu phục vụ chiến tranh
– Từ 1975 – Nay: đô thị hóa chuyển biến tích cực, gắn với quá trình CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên mức độ còn thấp so với các nước trên thế giới
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng
Tỉ lệ dân thành thị có tăng, nhưng chậm và còn thấp so với các nước trong khu vực: 1990: 12,9% đến 2005 được 26,9%
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
– Số lượng đô thị lớn nhất là Trung du miền núi phía B, sau là ĐB sông Hồng, sông Cửu Long. Ít nhất là Tây Nguyên, ĐNB và BTB
– Số dân TT lớn nhất là ĐNB, sau là ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long

2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT – XH nước ta

 

– Mặt tích cực:
+ Đô thị hóa tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu KT
+ Các đô thị đóng góp lớn vào GDP nước ta, đặc biệt là CN và DV
+ Đô thị còn là thị trường tiêu thụ lớn, tập trung đông lực lượng lao động có trình độ, có sức hút đầu tư
+ Đô thị có khả năng tạo việc làm
– Mặt tiêu cực: ô nhiễm MT, an ninh trật tự xã hội phức tạp.

Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
11 tháng 9 2023 lúc 1:32

Tham khảo
Phát triển TP Bến Tre thành đô thị loại 1

- Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, TP. Bến Tre trở thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- TP. Bến Tre được công nhận đạt chuẩn đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2019. Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, sẽ phát triển TP. Bến Tre thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 
Mở rộng địa giới hành chính
- Để hiện thực hóa mục tiêu đô thị loại I, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Kết luận số 118-KL/TU, trong đó thống nhất chọn phương án mở rộng địa giới hành chính của TP. Bến Tre theo hướng điều chỉnh sang các xã: Sơn Hòa, An Hiệp, Hữu Định (Châu Thành); Sơn Phú (Giồng Trôm); Thanh Tân (Mỏ Cày Bắc). 
- Thành phố cũng kêu gọi đầu tư phát triển đô thị, các dự án chỉnh trang đô thị, các dự án khu dân cư mới. Đối với các dự án đã có quyết định đầu tư, cần tạo điều kiện thuận lợi để sớm triển khai thực hiện. Hoàn chỉnh thủ tục thực hiện dự án nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Bến Tre. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành tỉnh tham mưu UBND tỉnh tiếp cận các nguồn vốn vay ODA khác để thực hiện dự án xử lý nước thải và các dự án chỉnh trang phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục đầu tư nâng chất các cơ sở giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân.
Phát triển hạ tầng
- Kết cấu hạ tầng Thành phố có bước phát triển nhanh, đồng bộ, tạo bước đột phá cho phát triển không gian đô thị về phía bắc, tây bắc (Bình Phú, Sơn Đông) và về phía nam (Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận), góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng đô thị loại I. Đặc biệt, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có sự đóng góp rất lớn của nhân dân về tiền, đất đai, hoa màu, ngày công lao động. Vì vậy, hệ thống giao thông nông thôn ngày càng phát triển, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Hạ tầng giáo dục phát triển rất nhanh trên cơ sở thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp. Đến nay, hệ thống trường lớp học trên địa bàn TP. Bến Tre cơ bản đã được đầu tư hoàn chỉnh. Năm 2010, chỉ có 10 trường đạt chuẩn quốc gia thì đến nay, Thành phố đã có 25/34 trường đạt chuẩn quốc gia. Một số trường được xây mới đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy: Tiểu học Bến Tre, Tiểu học Phú Thọ và một số trường mầm non theo phương thức xã hội hóa: Mầm non quốc tế API, Mầm non Bảo Quyên.
 

- Hệ thống các cơ sở y tế được đầu tư đúng chuẩn, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân như: Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Đa khoa Minh Đức, Bệnh viện Y học cổ truyền. Cơ sở y tế xã, phường được đầu tư đạt chuẩn, đặc biệt đã hoàn chỉnh thủ tục triển khai Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 500 giường tại xã Bình Phú (vốn ODA).

- Thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. Hệ thống các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị được đầu tư mới, khang trang, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân…

Dua Leo
Xem chi tiết
Đỗ Gia Ngọc
14 tháng 12 2016 lúc 7:33

- Tỉ lệ dân thành thị của châu Phi không ngừng tăng (từ 33% năm 2000 lên 40% năm 2013). Tốc độ đô thị hóa ở châu lục này khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. Đó là kết quả của gia tăng dân số tự nhiên cao, cùng với sự di dân từ nông thôn vào các thành phố lớn do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột tôn giáo, chiến tranh.

- Những hậu quả: sẽ làm phát sinh ra nhiều vấn đề về kinh tế, học hành, làm việc, ăn uống, nhà ở, xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột và làm ô nhiễm môi trường.

chúc bạn học tốt

Thị Hà Đỗ
31 tháng 12 2020 lúc 10:31

Ịhhhhhh

không cần ai biết
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Linh Anh
11 tháng 11 2017 lúc 20:36

Đới ôn hoà: 

- Có mức độ cao, cụ thể là : + Tỉ lệ dân đô thị khá cao > 75 % dân cư đô thị

                                              + Là nơi tập trung đô thị nhiều nhất trên thế giới

                                              + Có nhiều thành phố chiếm tỉ lệ dân khá cao so vs cả nước

                                              + Hoạt động kinh tế chính của người dân đô thị là ngành công nhiệp và dịch vụ

                                              + Cơ sở hạ tầng : hiện đại, theo quy hoạch, ...

                                              + Lối sống đô thị khá phổ biến trong dân cư

- Gây hậu quả đến các vấn đề như ô nhiễm MT cao, ùn tắc giao thông, thiếu chỗ ở, thiếu việc làm,..

Đới nóng : 

- Có tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới 

- Số đô thị và dân cư tăng nhanh chóng. Nhiều đô thị trở thành siêu đô thị.

- Chủ yếu phát triển tự phát để lại nhiều hậu quả cho MT, nhà ở, các vấn đề xã hội trong đô thị....

Hồ Thị Phong Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nguyệt
13 tháng 2 2016 lúc 14:45

- Chú ý đến việc hình thành các đô thị lớn vì nó là trung tâm, hạt nhân cho sự phát triển của vùng. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa ở nông thôn, điều chỉnh dòng di dân từ nông thông ra thành thị

- Đảm bảo sự cân đối giữa tốc độ, quy mô dân số, lao động với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị. Số dân tăng quá nhanh sẽ làm phức tạp môi trường đô thị, nảy sinh các tệ nạn xã hội

- Phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội với kết cấu hạ tầng đô thị. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế và nang cao chất lượng cuộc sống dân cư đô thị .

- Quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ đô thị để có thể vừa đảm bảo môi trường xã hội lành mạnh, vừa đảm bảo môi trường sống trong sạch, cải thiện đáng kể điều kiện sống

Lê Xuân Huy
13 tháng 2 2016 lúc 14:50

khó

thảo nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 13:56

Đô thị hóa tốc độ cao.