khử hoàn toàn 16 gam của một kim loại m phải dùng 6,72 lít H2 Tìm công thức oxit biết trong oxit này kim loại m có hóa trị duy nhất và không vượt quá 3
Khử hoàn toàn 24 gam Oxit của một kim loại hóa trị II cần dùng hết 6,72 lít khí Hidro( đktc) ở nhiệt độ cao thu được kim loại và nước. Xác định kim loại, Công thức Oxit và gọi tên Oxít trên
Gọi CTHH oxit là RO
\(n_{H_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)
PTHH: RO + H2 --to--> R + H2O
0,3<-0,3
=> \(M_{RO}=\dfrac{24}{0,3}=80\left(g/mol\right)\)
=> MR = 64 (g/mol)
=> R là Cu
CTHH của oxit là CuO (đồng(II) oxit)
gọi cthh là R
nH2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol)
pthh : RO + H2 -t--> R +H2O
0,3<-0,3 (mol)
=> M Oxit = 24 : 0,3 = 80 (g/mol)
=> M R = 80 - 16 = 64 (g/mol )
=> R là Cu
=> CTHH của Oxit là CuO ( đồng (!!) Oxit)
Gọi công thức của oxit cần tìm là RO.
RO (0,3 mol) + H2 (0,3 mol) \(\underrightarrow{t^o}\) R + H2O.
Phân tử khối của oxit là 24/0,3=80 (g/mol).
Kim loại và công thức của oxit lần lượt là đồng (Cu) và CuO (đồng (II) oxit).
Khử hoàn toàn 32 g một oxit kim loại M cần dùng tới 13,44 lít H2. Cho toàn bộ kim loại thu được tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 8,96 lít H2. Xác định kim loại m và công thức hóa học của oxit. Giải dễ hiểu nhất dùm mình nhan!
\(n_{H_2thuđược}=\dfrac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\)
\(n_{H_2cầndùng}=\dfrac{13,44}{22,4}=0,6\left(mol\right)\)
Ta có : Số mol Oxi/Oxit = n H2 dùng = 0,6 ( mol )
\(m_{\dfrac{O}{Oxit}}=0,6.16=9,6\left(g\right)\)
\(m_{\dfrac{M}{Oxit}}=32-9,6=22,4\left(g\right)\)
Gọi hóa trị M là n
PTHH :
\(2M+2nHCl\rightarrow2MCl_2+nH_2\uparrow\)
\(\dfrac{2}{n}.0,4\) 0,4
\(M_M=\dfrac{22,4}{\dfrac{2}{n}.0,4}=28.n\)
n | 1 | 2 | 3 |
M | 28 | 56 | 84 |
Dk | (L) | T/M (Fe) | (L) |
Vậy kim loại M là Fe
\(\rightarrow\dfrac{n_{Fe}}{n_O}=\dfrac{\dfrac{22,4}{56}}{0,6}=\dfrac{2}{3}\)
Vậy CTPT của Oxit kim loại M là Fe2O3 .
Bài 24*: Khử hoàn toàn m gam một oxit sắt cần dùng 5,376 lít khí H2 (đktc), thu lấy kim loại sắt sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì thấy thoát ra 4,032 lít H2 (đktc). Tìm công thức hóa học của oxit sắt và tính giá trị m. Biết phản ứng của Fe với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).
\(CT:Fe_xO_y\)
\(Fe_xO_y+yH_2\underrightarrow{^{t^o}}xFe+yH_2O\left(1\right)\)
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\left(2\right)\)
\(n_{Fe}=n_{H_2\left(2\right)}=\dfrac{4.032}{22.4}=0.18\left(mol\right)\)
\(n_{H_2\left(1\right)}=\dfrac{y}{x}\cdot n_{Fe}=\dfrac{5.376}{22.4}=0.24\left(mol\right)\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{y}{x}\cdot0.18=0.24\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{3}{4}\)
\(CT:Fe_3O_4\)
\(m_{Fe_3O_4}=\dfrac{0.18}{3}\cdot232=13.92\left(g\right)\)
Một oxit kim loại có công thức là MxOy, trong đó M chiếm 72,41% khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8g kim loại M. Hòa tan lượng 16,8g kim loại M bằng H2SO4 đặc nóng thu được muối M hóa trị III và 10,08 lít khí SO2(đktc) là sản phẩm khử duy nhất. a.Viết các phương trình phản ứng đã xẩy ra dưới dạng tổng quát b.Xác định công thức hóa học của oxit MxOy.
a. PTHH:
MxOy + yCO → xM + yCO2↑
2M + 6H2SO4 → M2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
b.
2M + 6H2SO4 → M2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
0,3 0,9 0,15 0,45 0,9
⇒MM=16,8/0,3=56 =>M là Fe.
Công thức oxit là FexOy.
Vì trong oxit kim loại Fe chiếm 72,41% khối lượng nên oxi chiếm 27,59% về khối lượng.
⇒\(\hept{\begin{cases}56x=72,41\%\left(56x+16y\right)\\16y=27,59\%\left(56x+16y\right)\end{cases}}\Rightarrow\hept{\begin{cases}x=3\\y=4\end{cases}}\)
Vậy oxit là Fe3O4.
m một moxit kim loại m chưa rõ hóa trị có tỉ lệ khối lương oxi bằng 3/7%m a.xác định %M và %o từ đó suy ra công thức hoá học của oxit b.để khử hoàn toàn 240g oxit kim loại phải dùng tối thiểu bao nhiêu lít(đktc) hỗn hợp X chứa 75% CO và 25% H2 (đktc)(theo thể tích) c.tính khối lượng hỗn hợp Y sau phản ứng (biết H2O ở thể khí ở nhiệt độ này)
khử hoàn toàn 16 gam oxit của một kim loại M phải dùng 6.72 lít khí h2 (đktc). tìm công thức oxit biết trong oxit này kim loại M có hóa trị duy nhất và ko vượt quá 3
Gọi n là hóa trị của kim loại cần tìm; \(M_2O_n+nH_2-t^o->2M+nH_2O\) \(n_{M_2O_n}=\dfrac{16}{2M+16n}\left(mol\right)\) \(nH_2=0,3(mol)\) Theo PTHH: \(n_{M_2O_n}=\dfrac{0,3}{n}\left(mol\right)\) \(n_{M_2O_n}=\dfrac{16}{2M+16n}\left(mol\right)\) \(\Rightarrow\dfrac{16}{2M+16n}=\dfrac{0,3}{n}\) \(\Leftrightarrow16n=0,6M+4,8n\) \(\Leftrightarrow M=\dfrac{56}{3}n\) Ta có n là hóa trị của kim loại M và không vượt quá 3 + Khi \(n=1=>M=18,7(loại)\) \(n=2=>M=37,3(loại)\) \(n=3=>M=56(Fe)\) Vậy M là Fe. \(=> CTPT -của -oxit: Fe_2O_3\)
gọi hóa trị của M là x ( 0<x<4)
PTHH : xH2 + M2Ox -> 2M + xH2O
nH2=6,72 / 22,4 =0,3 (l) => mH2=0,6 (g)
Theo PTHH , nH2=nH2O=0,3(l)
=>mH2O = 0,3.18 = 5,4 (g)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng , ta suy ra
mH2 + mM2Ox = mM + mH2O
=>mM = 16+0,6 - 5,4 = 11,2 (g)
Theo PTHH , nM =\(\dfrac{2}{x}\)nH2= \(\dfrac{0,6}{x}\)(mol) => 0,6/x . Mx = 11,2 (1)
vì 0<x<4 , ta thay các giá trị vào (1)
+ với x=1 => Mx \(\approx\) 18,67 (g/mol) => loại
+ với x=2 => Mx \(\approx\) 37,33 (g/mol ) => loại
+ với x=3 => Mx = 56 => X là Fe
Vậy công thức của oxit là Fe2O3
để khử hoàn 3,2g 1 oxit của kim loại R có hóa trị duy nhất cần 1,344 l H2(đktc) sau phản ứng thu được kim loại và nước
a)m kim loại thu được
b)xd kim loại,công thức oxit
a)
$n_{H_2} = \dfrac{1,344}{22,4} = 0,06(mol)$
Gọi CTHH của oxit là $R_2O_n$
$R_2O_n + nH_2 \xrightarrow{t^o} 2R + nH_2O$
Theo PTHH : $n_{H_2O} = n_{H_2} = 0,06(mol)$
Bảo toàn khối lượng : $m_{oxit} + m_{H_2} = m_{kim\ loại} + m_{H_2O}$
$\Rightarrow m_{kim\ loại} = 3,2 + 0,06.2 - 0,06.18 = 2,24(gam)$
b)
Theo PTHH : $n_{R_2O_n} = \dfrac{1}{n}.n_{H_2} = \dfrac{0,06}{n}(mol)$
$\Rightarrow \dfrac{0,06}{n}.(2R + 16n) = 3,2$
$\Rightarrow R = \dfrac{56}{3}n$
Với n = 3 thì n = 56(Fe)
Vậy kim loại là Fe, oxit là $Fe_2O_3$
Khử hoàn toàn 17,4 gam một oxit kim loại cần dùng 6,72 lít khí H2 (ở đktc) sau phản ứng thu được chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào axit clohiđric dư thấy có 16,425 gam axit tham gia phản ứng. Xác định công thức phân tử của oxit kim loại
Khử hoàn toàn 17,4 gam một oxit kim loại cần dùng 6,72 lít khí H2 (ở đktc) sau phản ứng thu được chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào axit clohiđric dư thấy có 16,425 gam axit tham gia phản ứng. Xác định công thức phân tử của oxit kim loại
Đặt CTHH của oxit là \(R_xO_y\left(x,y\in N;x,y>0\right)\)
\(n_{H_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)
PTHH: \(R_xO_y+yH_2\xrightarrow[]{t^o}xR+yH_2O\)
Theo PTHH: \(n_{O\left(\text{ox}it\right)}=n_{H_2}=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_R=m_{R_xO_y}-m_{O\left(\text{ox}it\right)}=17,4-0,3.16=12,6\left(g\right)\)
\(n_{HCl}=\dfrac{16,425}{36,5}=0,45\left(mol\right)\)
Đặt hóa trị của R khi phản ứng với HCl là \(n\left(n\in N;n>0\right)\)
PTHH: \(2R+2nHCl\rightarrow2RCl_n+nH_2\)
\(\dfrac{0,45}{n}\)<-0,45
\(\Rightarrow M_R=\dfrac{12,6}{\dfrac{0,45}{n}}=28n\left(g/mol\right)\)
Chỉ có \(n=2\left(t/m\right)\Rightarrow M_R=28.2=56\left(g/mol\right)\Rightarrow R:Fe\)
\(\Rightarrow n_{Fe}=\dfrac{0,45}{2}=0,225\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{n_{Fe}}{n_O}=\dfrac{0,225}{0,3}=\dfrac{3}{4}\)
Vậy CTHH của oxit là Fe3O4