[ZHIHU] NỬA THÂN DƯỚI CỦA NGƯỜI CÁ LÀ CÁ GÌ?
—————————————-
Dịch bởi: Quần Đùi Hoa
Group Weibo Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/245234876341228
Fanpage: https://www.facebook.com/weibovietnam
——————————————-
Nếu bạn thật sự muốn biết đó là gì, và nếu đây là câu hỏi để tìm ra một loài cá mới thì tôi sẽ không để bạn chờ lâu nữa. Đáp án của tôi là một đáp án mà nhiều người có mơ cũng không nghĩ ra được.
Thực ra nửa thân dưới của người cá chính là CÁ MẬP! Lại còn là cá mập trắng to nữa! Nó là loài cá hay cắn con người một cách bất ngờ đó!
Trước tiên chúng ta hãy cùng xem quyển sách hack não này The Resurrectionist: The Lost Work of Dr. Spencer Black đã miêu tả người cá như thế nào
Chú ý một chút, ở phần lưng có hai vây lưng. Đây chính là mấu chốt quan trọng giúp chúng ta phán đoán tốt hơn. Chúng ta đều biết trong loài cá sụn thì cá chuột (Ratfish) và cá mập đều có hai vây lưng. Đầu tiên chúng ta hãy xem thử cá chuột trước nhé. Phần ngoài của cá chuột không ăn khớp với người cá, càng về cuối thân cá càng mỏng và hình dạng của đuôi vây cũng không khớp, suy ra loài này không phải!
Sẽ có người đứng ra ủng hộ cho việc tìm bằng chứng ở Lớp Cá Xương. Thực tế thì lớp cá này có rất nhiều loại cá có hai vây lưng: cá Dory, cá rô Châu u hay đến cả cá Hồi Chó đều có hai vây lưng. Và đuôi của người cá nhìn có vẻ không giống lắm với phần đuôi hơi lệch của loài cá mà chúng ta hay nhìn thấy.
Sự nghi ngờ dành cho cá rô cũng khá cao, đặc biệt là sự phân bố phần vây lưng của nó rất giống với sự phân bố vây lưng của người cá. Một điểm giống nữa là vây lưng thứ nhất khá to lại còn thô còn vây thứ 2 thì lại khá nhỏ. Nhưng lúc này chúng ta cần phải chú ý đến một chi tiết quan trọng mà thần thoại đã viết: Người cá thì không thể sống trên cạn. Chúng ta đều biết người cá chỉ dùng nửa thân trên đã có thể hô hấp và ăn uống bình thường. Và nửa thân trên cũng hoàn toàn có thể sống ở trên cạn một cách bình thường. Vậy thì vấn đề chắc chắn nằm ở nửa thân dưới. Giả thiết phần thân dưới của người cá là thuộc lớp cá xương, sau khi lên bờ chỉ cần giữ sự ẩm ướt cho nửa thân dưới thì vẫn có thể sống được. Nếu thực sự là như thế, người cá lên bờ sống hoàn toàn không phải là vấn đề khó khăn nữa.
Đến chỗ này lại cần bổ sung thêm một chút tư liệu (Cái này mình để đây bạn nào muốn hiểu sâu hơn thì đọc nhé)
https://www.zhihu.com/question/36208476/answer/848295549(Cá ở trong nước cần hít khí oxy, nhưng tại sao lên bờ có càng nhiều khí oxy thì cá lại chết?)
Đến đây chúng ta có thể suy ra là: Nguyên nhân người cá không sống được trên bờ không phải là do không giữ được độ ẩm cho đuôi mà do khung xương không thể gánh được sức nặng của toàn thân. Khung xương của loài cá sụn rất khác với loài cá lớp xương và động vật có xương sống trên cạn. Khung xương của cá mập và các loài cá sụn khác là do sụn và các mô liên kết tạo thành. Phần sụn rất bền và có tính đàn hồi, nhưng mật độ cũng chỉ bằng nửa lớp xương cứng vì thế giúp giảm một nửa trọng lượng của bộ xương và tiết kiệm năng lượng cho cá mập. Thế nhưng cá mập lại không có xương sườn vậy nên nếu cá mập xuất hiện ở trên đất liền, trọng lượng toàn thân của nó sẽ tự đè nát nó. Điều này cũng giải thích cho việc tại sao người cá không thể sống được trên cạn, bởi vì nửa thân dưới không có xương sườn để chống đỡ giống như loài cá lớp xương, sau khi lên bờ thì không thể di chuyển được thậm chí còn bị gãy xương. Không phải là họ không muốn sống trên cạn, thực tế là do điều kiện cơ thể không cho phép.
Ngoài ra chúng ta cũng cần phải xem xét thuộc tính của con người ở người cá. Là một người cá có thể giao tiếp được với loài người, tuổi thọ chắc chắn sẽ rất lâu và khả năng cao là cũng có thể sinh con được. Toàn bộ những đặc trưng hai vây lưng của lớp cá xương đều không phù hợp, điều này lại một lần nữa chứng minh cho hướng suy nghĩ của chúng ta.
Sau khi tiếp tục tìm kiếm tài liệu thì người ta lại phát hiện ra rằng những con cá mập trắng lớn thuộc lớp cá sụn lại phù hợp với đặc trưng này. Cá mập trắng đực hoàn toàn trưởng thành ở tuổi 26 trong khi con cái lại mất 33 năm mới hoàn toàn trưởng thành để sinh con đẻ cái. Viện nghiên cứu hải dương học Woods Hole đã tiến hành một hạng mục nghiên cứu với những con cá mập có tuổi thọ từ 70 trở lên. Số liệu về sự tăng trưởng của xương sống cho thấy: Tất cả các mẫu nghiên cứu có tuổi thọ con đực cao nhất là 73 tuổi còn con cái là 40 tuổi. Cá mập trưởng thành muộn, tỉ lệ sinh sản thấp, thời gian mang bầu có thể lên đến 11 tháng, phát triển rất chậm. Những điều này đều gần giống với sự sinh sản của con người. Quan trọng nhất là cá mập trắng là loài cá sinh sản nhờ thụ tinh, trứng thụ tinh sẽ phát triển trong tử cung của con cái, cá mập con sẽ phát triển ở tử cung cho đến lúc đẻ ra. Mỗi lần con cái sinh có thể sinh ra 6 đến 20 con cá mập con, dài khoảng từ 1,2 đến 1,5 mét. Sự nghiên cứu về sinh sản ở cá mập cũng cho ra kết luận là gần giống với sự sinh sản ở người.
Những đặc tính về sinh dục cùng với tuổi thọ này hoàn toàn không có ở lớp cá xương và vốn dĩ thể chất của lớp cá xương cũng không thích hợp để có những đặc tính này. Lúc này chúng ta có thể loại trừ các loại cá thuộc lớp cá xương này, thậm chí cả các loại cá miệng tròn cũng không có khả năng này. Bạn thử tưởng tượng đầu của một con cá mút đá có thể biến thành hình người được không? Đương nhiên vẫn sẽ có người đưa ra khả năng về những động vật có vú như cá voi hoặc cá heo. Điều này lại càng không thể xảy ra bởi vì chúng chỉ có một vây lưng.
Mặc dù cá mập trắng lớn có dài hơn một chút, cơ thể của con cái có thể dài đến 3,4m nhưng nếu phần thân trên được thay thế bằng thân người và bỏ đi chiều dài của vây đuôi thì cũng gần bằng chiều cao của con người. Điều này cũng phù hợp với những hình ảnh về người cá mà chúng ta hay xem ở phim điện ảnh và truyền hình. Cái vây lưng thứ 2 của cá mập trắng hơi nhỏ nhưng vẫn có thể nhìn được bằng mắt thường. Khi ghép cái vây này lên cơ thể người thì sẽ tạo ra một số sự thay đổi làm cho vây lưng thứ 2 lớn hơn để thích nghi với sự thay đổi trọng tâm của cơ thể mới. Cái này có thể tham khảo ở nguyên tắc chiết ghép cây. Lúc này kiểu gì cũng có người đưa ra chất vấn nhưng việc chỉ rõ thân dưới người cá thuộc lớp cá sụn hoàn toàn hợp lý. Chúng ta có thể dựa trên hình dáng cơ thể để loại trừ: Cá nhám voi bị loại ngay từ vòng gửi xe bởi vì cơ thể quá dài, sương sương cũng phải có 6 mét. Loại người cá này chắc chỉ có thể chơi với người khổng lồ chứ không thể giao tiếp với người bình thường được. Cá nhám góc cũng không phải vì nó dài tận hơn 5 mét, nửa thân của nó còn cao hơn cả cầu thủ Diêu Minh. Cá mập báo và cá nhám hoa mai thì lại quá ngắn, chỉ khoảng 1 mét.
Sau một hồi sàng lọc về chiều dài cơ thể, tiếp theo chúng ta sẽ xem xét đến hình dạng của vây đuôi. Cá mập thường có vây kiểu vẹo. Mà trong hình trên có một loại cá mập có vây hình nĩa, điều này được cho là giống với bức ảnh giải phẫu ở phía trên nhất.
Cuối cùng là, chúng ta lựa chọn cá mập trắng trong đại gia đình cá sụn kia, cũng chính là tuyển thủ số 13 trong ảnh. Nó không chỉ có chiều dài cơ thể giống với anh thợ lặn mà còn có nhiều chỉ số sinh lý khác nhau, cho dù là ngoại hình, tuổi thọ, chiều dài cơ thể, cách thức sinh sản và đặc tính không thể sống trên cạn. Về cơ bản đã hoàn toàn ăn khớp với việc miêu tả người cá. Còn so với vây lưng thứ hai của cá mập trắng nguyên sinh thì vây lưng thứ 2 của người cá khá lớn. Chúng ta có căn cứ để tin rằng đây là do sự chiết ghép ở động vật tạo thành, đồng thời chúng ta cũng có thể nhìn được các đặc tính của vây lưng thứ nhất đều hơn vây lưng thứ 2 chứ không phải do xảy ra biến hóa gì. Loài cá mập cắn người nổi tiếng nhất là loài cá mập trắng. Đến đây thì một bí ẩn gây rắc rối cho con người bao nhiêu năm qua đã được giải đáp.
Nửa thân dưới của người cá là một con cá mập, hoặc là một con cá mập trắng lớn!
-------------------
Cre: https://www.zhihu.com/question/264922348/answer/878477688
Ảnh bên dưới: