Cho ví dụ cmr thời tiết khí hậu có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của con người.
ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu đến hoạt động và đời sống của con người?
+Hoạt động sản xuất khó khăn
+Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
+Gây khó khăn trong sinh hoạt
Khí hậu và nguồn nước là những yếu tố có ảnh hưởng lướn hoạt đốnganr xuất và sinh hoạt cỏa con người. Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của khí hậu và nguồn nước đối với hoạt động sản xuất ở nước ta.
Tham khảo
- Ví dụ 1 (ảnh hưởng của nguồn nước) Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta, góp phần cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cả nước.
- Ví dụ 2 (ảnh hưởng của khí hậu) Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa giúp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm nông sản của miền nhiệt đới. Một số sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến nước ta: cà phê, cao su, chè,...
Mn giúp em câu này với ạ : khí hậu châu Á ảnh hưởng ntn đến đời sống sinh hoạt của ng dân? Châu Á và VN chịu ảnh hưởng gì của biến đổi khí hậu? Cảm ơn mn ạ
1)Các khối khí có ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết nơi chúng đi qua? Lấy ví dụ?
2)Hãy cho biết khối khí lạnh phương Bắc tràn xuống miền Bắc nước ta vào mùa nào và gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người? Nêu ví dụ chứng minh.
giúp tôi 2 câu này nhé HELP tôi tick hết miễn đúng
Câu 1: Hãy viết bài tuyên truyền miêu tả nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện, tác hại và cách phòng chống bệnh giun, sán kí sinh ở người
Câu 2: Trình bày một số hoạt động của con người ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài sinh vật
Câu 3: Hãy phân tích hành động đốt rừng có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của các loài sinh vật? Lấy ví dụ về các khu bảo tồn, vườn quốc gia của chúng ta
Haha, mai thi rồi ông giáo ạ mà vẫn chx có ai trả lời. KHỔ THÂN...HAHA
Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Con người đã ứng dụng những hiểu biết này như thế nào trong lĩnh vực y tế và đời sống hàng ngày? Cho một vài ví dụ minh họa.
Yếu tố | Ảnh hưởng | Ứng dụng |
Nhiệt độ | Căn cứ vào nhiệt độ, vị sinh vật được chia thành các nhóm: - Vi sinh vật ưa lạnh (dưới 15 độ C) - Vi sinh vật ưa ấm (từ 20 – 40 độ C) - Vi sinh vật ưa nhiệt (từ 55 – 65 độ C) - Vi sinh vật siêu ưa nhiệt (từ 75-100 độ C) | Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng các chất lỏng, thực phẩm, dụng cụ…, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật. |
Độ ẩm | Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm. Nước là dung môi hòa tan các chất. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định. | - Dùng nước để khống chế sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật có hại và kích thích sinh trưởng của nhóm vi sinh vật có ích cho con người. - Điều chỉnh độ ẩm của lương thực, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được lâu hơn bằng cách phơi khô, sấy khô. |
Độ pH | Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,…Dựa vào độ pH của môi trường, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm: vi sinh vật ưa acid, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính. | - Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp với từng nhóm vi sinh vật. - Điều chỉnh độ pH môi trưởng để ức chế các vi sinh vật gây hại và kích thích các vi sinh vật có lợi. |
Ánh sáng | Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. | Dùng bức xạ điện tử để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật. |
Áp suất thẩm thấu | Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra (đối với các vi khuẩn không có thành tế bào) | Điều chỉnh áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm như ướp muối, ướp đường,… |
- Chất dinh dưỡng: Các loài vi sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường có các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, lipid, ion khoáng,...
- Chất ức chế: Một số chất hoá học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau:
Chất hóa học | Ảnh hưởng | Ứng dụng |
Các hợp chất phenol | Biến tính protein, màng tế bào | Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện |
Các loại cồn (ethanol, izopropanol 70% đến 80%) | Làm biến tính protein, ngăn các chất qua màng tế bào | Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện |
Iodine, rượu iodine (2%) | Oxy hóa các thành phần tế bào | Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện |
Clo (cloramin, natri hypoclorid) | Oxy hóa mạnh các thành phần tế bào | Thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm |
Hợp chất kim loại nặng (Ag, Hg…) | Làm bất họat các protein | Diệt bào tử đang nảy mầm |
Các aldehyde (formaldehyde 2%) | Làm bất họat các protein | Sử dụng để thanh trùng nhiều đối tượng |
Các loại khí ethylene oxide (từ 10% đến 20%) | Oxy hóa các thành phần tế bào | Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại |
Kháng sinh | Diệt khuẩn có tính chọn lọc | Dùng chữa các bệnh nhiễm khuẩn trong y tế, thú y,… |
1)Con người có ảnh hưởng như thế nào đến khì hậu và sự phân bố các sinh vật trên Trái Đất?Cho ví dụ minh họa?
Anh hưởng đến khí hậu:
Sự phân bố của các sinh vật trên trái đất
- làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi
-Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.
Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
-con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã.
Ví dụ:Các loài động vật trên thế giới đang ngày càng tuyệt chủng và trở nên quý hiếm .
-Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.
Ví dụ:Không chỉ có động vật ,các loại cây cũng trở nên quý hiếm hơn .
-Con người phá rừng ,đốt rừng làm cho đất bị trọc ,đất xói mòn ,...
Ví dụ:Phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậu và địa lý
Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực,khí hậu và ô nhiễm cục bộGây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau ảnh hưởng đến khí hậu
tăng lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển và sản xuất xi măng. Các yếu tố khác như sử dụng đất, sự suy giảm ôzôn và phá rừng, cũng góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu.
-Tích cực: Mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật bằng cách mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.
Ví dụ: Mang giống cây cao su từ Bra-xin tới Đông Nam Á( trong đó có Việt Nam...)...
-Tiêu cực: Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật, việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật, thực vật mất nơi cư trú.
Ví dụ: Việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động, thực vật mất nơi cư trú, o nhiễm môi trường...
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.
Nêu đặc điểm khí hậu của đới ôn hòa? Nó có ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và sản xuất của con người ?
Đặc điểm khí hậu đới ôn hòa:
Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.
Thời tiết thay đổi thất thường do:
+ Vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa.
+ Vị trí trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.
mang tính chất trung gian, thay đổi thất thường
lấy ví dụ chứng minh ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật: nhận biết và định hướng di chuyển trong không gian, ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản động vật
Refer
Ví dụ: Ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa; giúp chim di cư. - Ánh sáng ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật. Ví dụ: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản. - Nhịp chiếu sáng ngày, đêm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật.
VD: Ánh sáng giúp chim kiếm được mồi
Ánh sáng giúp chim di chuyển
Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng ở động vật
tham khảo
Ví dụ: Ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa; giúp chim di cư. - Ánh sáng ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật. Ví dụ: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản. - Nhịp chiếu sáng ngày, đêm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật.