Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nakano Miku
Xem chi tiết
Nakano Miku
Xem chi tiết
Nguyễn Thu trang
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 9 2021 lúc 16:21

Em tham khảo nhé:

Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - tác giả, nội dung, bố  cục, tóm tắt, dàn ý - Ngữ văn 7

12345
Xem chi tiết
Lê Bống
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
21 tháng 9 2021 lúc 17:10

Trên Google có mà :V

nthv_.
21 tháng 9 2021 lúc 17:11

Em tham khảo tại đây nhé!

https://vietjack.com/soan-van-7/ca-dao-dan-ca-nhung-cau-hat-ve-tinh-cam-gia-dinh.jsp

Ta là dệ nhất Quốc Sư HO...
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Tâm An
26 tháng 12 2020 lúc 20:51

Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của người lao động. Dưới đây là một số câu tiêu biểu nhất:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!


 Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

   Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

   Anh em nào phải người xa, 
Cùng chung bác me, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Nội dung những câu hát này thường là lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc là sự bày tỏ lòng hiếu kính của các thế hệ sau đối với ông bà, cha mẹ. Nghệ thuật chung là dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 6 2018 lúc 16:00

Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh:

    ●    Hành động: “Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng với ông bà.

    ●    Sự vật so sánh: “nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương. Vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha). Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.

    ●    Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.

    ●    Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:

“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.

Moon
Xem chi tiết
_Hồ Ngọc Ánh_
28 tháng 5 2021 lúc 16:32

TK:
Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao,dân ca.Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà và thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về Công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
                        Mk chưa chắc là đúng

dragon blue
28 tháng 5 2021 lúc 16:24

mik dang suy nghihum

Kirito
28 tháng 5 2021 lúc 16:31

Thamm khảo:

Tình cảm trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình. Đó là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, chân thành và tha thiết của mỗi con người. Trong mỗi chúng ta, gia đình là tổ ấm thân thương, là chốn đi về sau những mệt mỏi, là nơi chia sẻ mọi nỗi buồn niềm vui. Vì vậy tình cảm gia đình là chủ đề luôn được nhắc đến trong những bài ca dao dân ca.

lê quân phạm
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 10 2021 lúc 16:36

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Chúng ta lớn lên cùng với lời ru, câu hat của bà của mẹ. Những bài ca dao, dân ca đã đi vào ừng giấc ngủ của tôi mỗi đêm. Trong đó một bài mà tôi đã thuộc lòng:
                      "Công cha như núi ngất trời,
                 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
                       Núi cao biển rộng mênh mông,
                  Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.
Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.