Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Bảo Châu
Xem chi tiết
ỵyjfdfj
Xem chi tiết
qlamm
4 tháng 2 2022 lúc 13:38

Những câu tục ngữ thì thường dc lưu truyền bằng miệng, ngắn gọn và xúc tích. Nên sẽ dễ lưu truyền dc cho những thế hệ con cháu sau này. Thay vì ta ghi chép nó vào những trang giấy, tuy nó giúp ta hiểu và thấm lâu hơn, nhưng không thể hiện được sự dễ dàng và thực tế. 

Bảo Trân
Xem chi tiết
Natsu Dragneel
Xem chi tiết
Lưu Quang Trường
22 tháng 2 2021 lúc 11:43

Kinh nghiệm của dân gian đã để lại cho chúng ta từ ngàn đời qua các vần điệu ca dao tục ngữ, cho đến nay vẫn rất hữu ích. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dù công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ song chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò của những kinh nghiệm dân gian. Thực tế đã chứng minh rằng, những câu tục ngữ mà cha ông để lại thể hiện vốn tri thức, vốn hiểu biết của nhân dân về nhiều mặt trong tự nhiên và xã hội. Những câu tục nhữ mà dân gian để lại được đúc rút kinh nghiệm qua nhiều thế hệ thể hiện tri thức của nhân dân. Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Bản thân tên gọi thể loại văn học này đã phần nào phản ánh bản chất của thể loại: “tục” là thói quen lâu đời, được mọi người công nhận; “ngữ” là lời nói. Như vậy, “tục ngữ” là lời nói phản ánh những thói quen lâu đời, những vấn đề đã được mọi người trải nghiệm và công nhận. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. Nhân dân ta chủ yếu làm nông nghiệp, nên rất quan tâm tời thời tiết. Điều kiện thiên nhiên gắn bó sâu sắc với đời sống lao động sản xuất. Ngoài việc thể hiện tri thức về thiên nhiên, qua tục ngữ, dân gian còn thể hiện tri thức trong lao động sản xuất. Đất đai là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, càng nhiều đất thì đất nước càng giàu có, vì thế cha ông ta đã căn dặn con cháu: Tấc đất tấc vàng Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước. Tính tấc là muốn tính đến đơn vị nhỏ nhất. Vàng là kim loại rất quý (“Quý như vàng”) tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Nhân dân nói “Tấc đất tấc vàng” là để khẳng định đất đai được coi quý ngang vàng: Tất đất là tấc vàng. Từ đất đai có thể lao động để làm ra của cải vật chất, nuôi sống và làm giàu cho con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn, đất thực quý như vàng vậy. Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả). Đất đai quý giá như vậy nên cần sử dụng đất đai cho hiệu quả. Dân gian cũng đúc rút kinh nghiệm: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Câu tục ngữ nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ao thả cá, thả rau muống, rau cần… do đó cho phép thu hoạch đa dạng nhiều loại sản phẩm cho giá trị kinh tế cao. Nhưng đồng thời cũng vất vả nhất do phải đầu tư nhiều về ao, thức ăn, công sức… Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Giá trị kinh tế thấp hơn cá nhưng cao hơn lúa ngô khoai sắn. Ruộng thì phổ biến hơn cả, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Cũng vì vậy mà giá trị kinh tế thấp. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế đồng thời cũng có thể hiểu là độ khó của kĩ thuật khi nuôi trồng canh tác trên ao, vườn, rộng. Tục ngữ của cha ông để lại không chỉ là nhũng kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn là khuyên lời răn dạy về chính con người, tục ngữ ngợi ca: “Một mặt người bằng mười mặt của”. Điều đó hàm nghĩa đề cao giá trị của con người. Của cải đã quý giá (“Quý như vàng”) nhưng con người còn quý hơn. Các lượng từ “một” (mặt người), “mười” (mặt của) chỉ là ước lệ nhằm khẳng định: con người quý giá hơn của cải rất nhiều. Điều đó có cơ sở thực tế là con người chính là đối tượng trực tiếp lao động sản xuất làm ra của cải vật chất. Bởi thế, đây là câu tục ngữ đầy tính nhân văn. Ngợi ca con người, đồng thời, tục ngữ cũng nhắc nhở con người giữ gìn để làm tăng thêm vẻ đẹp của mình: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Răng và tóc là những yếu tố ngoại hình rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta phải biết chăm chút để thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. Các cụ ngàn đời xưa thật uyên thâm, đưa ra cho con cháu rất nhiều lời khuyên bổ ích. Ông cha ta đưa ra cho con cháu lời khuyên rằng, con người không sống lẻ loi, đơn độc mà sống trong mối quan hệ cộng đồng rất lớn, bởi vậy cũng cần biết đến những cách sống đẹp. Đó là sống có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ mình: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Sống biết yêu thương, đoàn kết với tập thể để vượt qua những khó khăn, gian khổ của cuộc sống: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”… Đặc biệt, đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn: Không thầy đố mày làm nên. Học thầy không tày học bạn. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách. Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội. Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.

Natsu Dragneel
7 tháng 3 2021 lúc 23:00

hahahahhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh,eassy

n ta ko làm đc

hahahahaa

 

Nguyễn Mạnh Tuyển
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
19 tháng 5 2018 lúc 16:27

CON NGƯỜI 
- Người là vàng của là ngãi.
- Người năm bảy đấng, của ba bảy loài.
- Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
- Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
- Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay.
- Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy.
- Người khôn dồn ra mặt.
Trông mặt mà bắt hình dung.
- Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa,
- Con mắt là mặt đồng cân.
- Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ.
- Lòng người như bể khôn dò.
- Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp.
- To mắt hay nói ngang.
- Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.

XÃ HỘI
- Xa mỏi chân, gần mỏi miệng.
- Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi.
- Bần cùng sinh đạo tặc.
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
- Phép vua thua lệ làng.
- Đất có lề, quê có thói.
- Lá lành đùm lá rách.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Ai giàu ba họ, ai khó ba đời

Nước đổ lá khoai.
 Đèn soi ngọn cỏ.
 Chó cắn áo rách.
. Giơ cao, đánh sẽ.
. Giầu điếc, sang đui.
 

I don
19 tháng 5 2018 lúc 16:29

CON NGƯỜI 
- Người là vàng của là ngãi.
- Người năm bảy đấng, của ba bảy loài.
- Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
- Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
- Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay.
- Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy.
- Người khôn dồn ra mặt.
Trông mặt mà bắt hình dung.
- Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa,
- Con mắt là mặt đồng cân.
- Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ.
- Lòng người như bể khôn dò.
- Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp.
- To mắt hay nói ngang.
- Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
XÃ HỘI
- Xa mỏi chân, gần mỏi miệng.
- Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi.
- Bần cùng sinh đạo tặc.
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
- Phép vua thua lệ làng.
- Đất có lề, quê có thói.
- Lá lành đùm lá rách.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Nòi nào giống ấy.
2. Cây có cội, nước có nguồn.
3. Giấy rách giữ lề.
4. Cha già con cọc.
5. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.
6. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy.
7. Khôn từ trong trứng khôn ra.
8. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
9. Máu chảy ruột mềm.
10. Khác máu tanh lòng. 
1. Một người làm quan cả họ được nhờ.
2. Chim có tổ, người có tông.
3. Chú như cha, già như mẹ *
4. Sảy cha còn chú, sảy mẹ ấp vú dì
5. Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng.
6. Cháu bà nội, tội bà ngoại.
7. Nó lú có chú nó khôn.
8. Đắng cay cũng thể ruột rà,
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
9. Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò,
Chín tháng lò dò chạy đi.
10. Trẻ lên ba cả nhà học nói.
1. Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng.
2. Chị em dâu như bầu nước lã.
3. Áo năng may năng mới, người năng nói năng thân.
4. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
5. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
6. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
7. Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly.
8. Tin bợm mất bò, tin bạn mất vợ nằm co một mình.
9. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
10. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. 
1. Cha mẹ sinh con trời sinh tính
1. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
2. Dễ người dễ ta.
3. Sẩy đàn tan nghé.
4. Con sâu bỏ rầu nồi canh.
5. Cả vốn lớn lãi.
6. Bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ.
7. Quen mặt đắt hàng.
8. Tiền trao cháo múc.
9. Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa.
10. Nhà gần chợ để nợ cho con. 
1. Tiền không chân xa gần đi khắp.
2. Đồng tiền liền khúc ruột.
3. Của thiên trả địa.
4. Của thế gian đãi người thiên hạ.
5. Của một đồng, công một nén.
6. Có tiền mua tiên cũng được.
7. Người làm nên của, của không làm nên người.
8. Người sống đống vàng.
9. Thế gian chuộng của, chuộng công
Nào ai có chuộng người không bao giờ.
10. Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai. 
1. Tiền bạc đi trước mực thước đi sau.
2. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
3. Của bụt mất một đền mười.
4. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, đồng tiền đi sau là đồng tiền dại.
5. Mạnh về gạo bạo về tiền.
6. Của bền tại người.
7. Nhất tội, nhì nợ.
8. Công nợ trả dần, cháo nóng húp quanh.
9. Làm nghề gì ăn nghề ấy.
10. Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay. 
1. Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
2. Bầu dục chẳng đến bàn thứ tám, cám nhỏ chẳng đến miệng lợn sề.
3. Thằng mõ có bỏ đám nào.
4. Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.
5. Làm hàng săng, chết bó chiếu.
6. Dò sông, dò bể, dò nguồn
Biết sao được bụng lái buôn mà dò.
7. Đi buôn nói ngay bằng đi cày nói dối.
8. Bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột.
9. Muốn nói oan làm quan mà nói.
10. Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ. 
1. Lễ vào quan như than vào lò.
2. Quan thời xa, bản nha thời gần.
3. Tuần hà là cha kẻ cướp.
4. Hay làm thì đói, hay nói thì no.
5. Cốc mò cò xơi.
6. Cá lớn nuốt cá bé.
7. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.
8. Tức nước vỡ bờ.
9. Con giun xéo lắm cũng quằn.
10. Được làm vua, thua làm giặc.

#𝒌𝒂𝒎𝒊ㅤ♪
19 tháng 5 2018 lúc 16:30

ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Nòi nào giống ấy.
2. Cây có cội, nước có nguồn.
3. Giấy rách giữ lề.
4. Cha già con cọc.
5. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.
6. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy.
7. Khôn từ trong trứng khôn ra.
8. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
9. Máu chảy ruột mềm.
10. Khác máu tanh lòng. 
1. Một người làm quan cả họ được nhờ.
2. Chim có tổ, người có tông.
3. Chú như cha, già như mẹ *
4. Sảy cha còn chú, sảy mẹ ấp vú dì
5. Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng.
6. Cháu bà nội, tội bà ngoại.
7. Nó lú có chú nó khôn.
8. Đắng cay cũng thể ruột rà,
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
9. Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò,
Chín tháng lò dò chạy đi.
10. Trẻ lên ba cả nhà học nói.
1. Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng.
2. Chị em dâu như bầu nước lã.
3. Áo năng may năng mới, người năng nói năng thân.
4. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
5. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
6. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
7. Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly.
8. Tin bợm mất bò, tin bạn mất vợ nằm co một mình.
9. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
10. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. 

hk tốt nhe bn :)

Phạm Trần Hoàng Anh
Xem chi tiết
Minh Nhân
25 tháng 3 2021 lúc 20:32

Em tham khảo nhé !

 

Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:

Đói cho sạch, rách cho thơm

Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.

Trong cuộc sống nhiều khi người ta vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.

Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.

Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.

Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 11 2019 lúc 4:48

Em tán thành với ý trên. Bởi tục ngữ không chỉ đơn thuần là một câu nói mà thông qua những câu tục ngữ đó ông cha ta đã gửi gắm cho ngàn đời những bài học sâu sắc về giá trị đạo đức, con người, những kinh nghiệm cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp nhất.

nguyễn tiến thành
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 2 2022 lúc 20:31

1: a, b, e, f

2: c, d, g, h, i

nguyễn tiến thành
Xem chi tiết
Long Sơn
6 tháng 2 2022 lúc 18:58

a/ Một mặt người bằng mười mặt của (2)
b/ Cái răng, cái tóc là góc con  người (1)
c/ Đói cho sạch, rách cho thơm (2)
d/ Học ăn, học nói, học gói, học mở(2)
e/ Không thầy đố mày làm nên ( 2)
f/ Học thầy ko tài học bạn(2)
g/ Thường người như thể thương thân ( 2 )
h/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( 2 )
i/  Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ( 2 )

TV Cuber
6 tháng 2 2022 lúc 19:03

a2 ,b1 ,c1 ,d2 ,f2 ,g2 ,i2 ,h1