Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 5 2023 lúc 9:37

Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX:

+ Màu tím hoa sim (Hữu Loan, 1949)

+ Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983)

+ Tây Tiến (Quang Dũng, 1986)

+ Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986)

+ Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).

- Tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng, 1986) đã khiến em cảm thấy khâm phục những người lính. Mặc dù luôn phải đối mặt với gian nan, hiểm nguy nhưng sự tự tin, sẵn sàng và tinh thần chiến đầu vẫn rực cháy. Từ đó, em cảm thấy biết ơn và trân trọng họ hơn.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:25

- Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX:

+ Màu tím hoa sim (Hữu Loan, 1949)

+ Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983)

+ Tây Tiến (Quang Dũng, 1986)

+ Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986)

+ Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 8 2018 lúc 7:32

Bài thơ về Hà Nội :

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao...

(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)

nguyễn trà my
Xem chi tiết
quy pham
14 tháng 4 2022 lúc 20:39

tham khảo:

Với cuộc sống bộn bề ngày nay, dường như số thời gian làm việc chiếm nhiều hơn thời gian chúng ta nghỉ ngơi,bên cạnh đó cùng xu thế hội nhập,hại đại hóa của xã hội,tuy làm cho cuộc sống chúng ta tiện nghi, thoải mái hơn,nhưng cũng vô tình chính vì điều ấy mà một số thói quen tốt của chúng ta bị mai một dần, trong đó có thói quen đọc sách. Nhưng thật vô cùng may mắn, một số người vẫn còn giữ được thói quen tốt này và điều quan trọng là trong tương lai không xa thói quen ấy sẽ trở lại và dần đi sâu vào nếp sống hằng ngày của mỗi người và ngày càng được nhân rộng khi có sự góp sức của công ty....... trong việc đưa văn hóa đọc sách trở lại, đặc biệt là trong môi trường học đường, nơi đào tạo, ươm mầm cho những tài năng của đất nước, giúp ích cho xã hội bằng chương trình thiết thực mang tên “Thư viện thông minh”. Với đủ mọi loại sách giúp ích cho học sinh trong quá trình tự học cũng như đáp ứng được nhu cầu giải trí cho các bạn, sau thời gian học tập căng thẳng, bên cạnh đó còn củng cố thêm cho các ban một số kiến thức, kĩ năng cần thiết trong đời sống. Trong đó có một cuốn sách mà em vô cùng ưng ý, một cuốn sách đã làm thay đổi cách sống của em, đặc biệt trong việc nhìn nhận và phân tích sự việc và còn hơn thế nữa là trong cách xua tan những phiền muộn lo lắng ngay từ tên của cuốn sách “Quẳng gánh lo đi và vui sống “của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được nhiều người biết đên và chiếm được đông đảo số lượng đọc giả, trong đó có cả em. Cứ sau mỗi buổi học là em luôn cảm thấy căng thẳng, đặc biệt là trong những kì kiểm tra hay thi cử thì cứ y như rằng em luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng và đầu óc cứ rối bời, không ngừng suy nghĩ. Và nếu buổi kiểm tra hay kì thi không thuận lợi thì em luôn bị hai chữ “phiền muộn “bám theo dai dẳng và chính cuốn sách này là chiếc chìa khóa giải thoát cho em khỏi những nỗi âu lo, phiền muộn ấy, trả lại sự tự do cho bản thân em và dường như nó còn tiếp thêm cho em nhiều năng lượng để học tập và vui chơi mà không phải mang bộ mặt ủ rũ, mệt mỏi nữa. Chính cuốn sách này đã làm thay đổi cách nhìn nhận cũng như suy nghĩ của em trước những vấn đề nan giải, nó làm cho cuộc sống của em đơn giản hơn, từ đó mọi vật xung quanh cũng như những việc làm của em dường như trở nên đẹp hơn trong cuộc sống, những ga màu tối đã dần được thay thế bằng những ga màu sáng hơn trong bức tranh của cuộc sống muôn màu muôn vẻ của em và dường như sự lạc quan, yêu đời luôn hiện diện bên cạnh em. Cũng chính nhờ quyển sách này mà trong việc học, cũng như thi cử dường như trở nên nhẹ nhàng hẳn đối với em. Thật đúng với tên của cuốn sách, sau khi đọc xong cuốn sách này, bao nhiêu gánh nặng trên vai như lo lắng, ưu phiền... Dường như được trút bỏ hết và mỗi ngày em đều vui sống mà không phải bận tâm điều gì nữa. Chân thành cảm ơn công ty ....... đã tổ chức chương trình “Thư viện thông minh”, giúp em và nhiều bạn được tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ, trong đó có cuốn sách mà em thích nhất, một cuốn sách đã mở ra cho em một cách sống mới hoàn toàn khác với trước đây, cuốn sách với cái tựa hết sức chân thật “Quẳng gánh lo đi và vui sống”.

Việt Anh 6A
Xem chi tiết
Việt Anh 6A
6 tháng 4 2022 lúc 20:33

GIÚP MIK VỚI

Hồ Lê Diệp Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Phát
27 tháng 5 2020 lúc 17:32

What's

Khách vãng lai đã xóa
BanhTrang Kibo
Xem chi tiết
Phương Thảo
25 tháng 11 2016 lúc 17:05

Biểu cảm về tác phẩm văn học:
Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)
Thân bài:
* Với tác phẩm tự sự:
- Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật.
- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng tác giả.
* Với tác phẩm trữ tình:
- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả.
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân)
* Lưu ý:
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm ; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.
- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.
- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành.
- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn

Linh Phương
25 tháng 11 2016 lúc 17:08

Biểu cảm về thiên nhiên, cảnh vật: dòng sông, cây cối, cánh đồng, mùa trong năm...
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng (cây,hoa, quả, cảnh thiên nhiên...)
Thân bài:
- Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả)
VD: Cây: rễ, thân, lá, hoa, quả...
- Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con người
+ Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào?
+ Gắn bó với những lứa tuổi nào?
- Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết.
+ Tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào?
- Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình?
Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật.

Biểu cảm về sự vật, về con người: món quà, đồ vật, người thân...
Biểu cảm về sự vật:
Mở bài: Giới thiệu sự vật con người định biểu cảm.
Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng.
Thân bài:
1. Hoàn cảnh, lí do có sự vật ( Được tặng nhân ngày sinh nhật, được mua đầu năm học, đựơc người nào đó làm cho, tự làm...)
2. Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với sự vật:
- Nhớ lại những đặc điểm gợi cảm của sự vật : Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bộ phận....
- Tình cảm, cảm xúc trước những đặc điểm đó.
3. Tình cảm, sự gắn bó đối với sự vật đó:
- Tình cảm đối với sự vật : Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn....
- Hoặc từ sự vật ấy nhớ tới tình cảm của người thân, bạn bè...
Kết bài: Khẳng định tình cảm về đối tượng.
Biểu cảm về con người:
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm ( TT hoặc GT)
Cảm nghĩ ban đầu.
Thân bài:
1. Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc : hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc ( nếu người đó đang ở xa, đi xa )
2. Bộc lộ tình cảm , cảm xúc , suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết.
3. Sự gắn bó của người ấy với bản thân em:
- Trong cuộc sống hàng ngày.
- Hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó.
-> Bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kính trọng, biết ơn...
3. Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng tượng hướng đến tương lai -> bộc lộ cảm xúc.
Kết bài: Khẳng định tình cảm với đối tượng.
Có thể hứa hẹn, mong ước.

Biểu cảm về tác phẩm văn học:
Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)
Thân bài:
* Với tác phẩm tự sự:
- Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật.
- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng tác giả.
* Với tác phẩm trữ tình:
- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả.
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân)
* Lưu ý:
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm ; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.
- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.
- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành.
- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn

Phạm Thị Lý
Xem chi tiết
bùi nhật mai
Xem chi tiết