Bài hc j đc rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ:
"Đên tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối"
Bạn tham khảo :
Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".
Ý nghĩa của câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngà tháng mười chưa cười đã tối"
tham khảo:
Câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" là một câu tục ngữ thuộc đề tài về thiên nhiên và lao động sản xuất. ... Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn.
cho câu tục ngữ : Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng , ngày tháng 10 chưa cười đã tối . hãy cho biết câu tục ngữ trên đứng ở bán cầu nào . Giai thích
Bán cầu Bắc
Vì vào tháng 5,bán cầu Bắc ngả về phía MT nhiều hơn
Còn vào tháng 10,bán cầu Bắc ngả về phía MT ít hơn
Cảm nhận câu tục ngữ"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng - Ngày tháng 10 chưa cười đã tối"
*ngắn gọn nha
nêu ý nghĩa của câu "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng - Ngày tháng 10 chưa cười đã tối" và giải thích lý do bạn lựa chọn như vậy
giải thích câu tục ngữ sau đây :
" Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối" đối với nửa cầu Bắc
BẠN À ĐỂ MÌNH GIẢI THÍCH CHO: Ý NÓ NÓI LÀ THÁNG 5 THÌ NGÀY DÀI HƠN ĐÊM VÀ THÁNG 10 THÌ ĐÊM DÀI HƠN NGÀY DO LÚC ĐÓ NỬA CẦU BẮC NGHIÊNG NHIỀU VỀ PHÍA MẶT TRỜI CÒN THÁNG 10 CHƯA CƯỜI LÀ TỐI LÀ DO NỬA CẦU BẮC NGHIÊNG ÍT VỀ PHÍA MẶT TRỜI ( NẾU MUỐN TÌM KĨ HƠN THÌ BẠN TÌM TRONG SGK ĐỊA 6 NHA CÓ ĐỀ CẬP ĐÓ)( KICK NHA, ĐẦU TIÊN NÈ)
cho mình hỏi thêm là trong sgk địa trang mấy vậy bạn !
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Hai câu ca dao mang ý nghĩa đối nhau. Kể về hiện tượng ngày và dêm mà ông cha ta đã đúc kết trong cuộc sống hằng ngày. Như các bạn đã biết ngày và đêm là thời gian luân chuyển của trái đất, trái đất hứng ánh sáng mặt trời sẽ là ngày và bị khuất đi sẽ là đêm.
Câu tục ngữ “Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy.
Các câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
Tác dụng của biện pháp tu từ ấy:
Nói quá là phép tu từ phóng đại quá mức cần thiết, quy mô, tính chất của sự việc vật, hiện tượng lạ được miêu tả để nhấn mạnh vấn đề, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm....
– Nói quá còn tồn tại tác dụng tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề, gây ấn tượng mạnh.
Câu tục ngữ Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng. Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy.
- Biện pháp tu từ: Nói quá
- Tác dụng: cảm nhận rõ sự thay đổi của các tháng trong các mùa, đặc biệt là tháng năm và tháng mười, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo từng thời điểm.
Câu 1 hãy trình bày chuyển động của trái đất quanh mặt trời, tục ngữ có câu
đêm tháng năm chưa nằm đã sáng , ngày tháng 10 chưa cười đã tối
em hiểu thế nào tục ngữ trên, theo em câu tục ngữ này đúng không?
tháng 10 lúc 21:34
giải thích câu tục ngữ sau:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
làm bài 3 trong bài sự chuyển động của Trái Đất
Giải thích câu tục ngữ sau:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Bài làm :
Trái đất chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái đất luôn nghiêng về một hướng không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía Mặt trời còn nửa kia thì chếch xa.
Vào khoảng tháng 5 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất nên các vùng ở Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt nhất, (là mùa hạ) đồng thời, thời gian ban ngày kéo dài, đêm ngắn hơn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng).
Khoảng tháng 10, 11 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời nhất nên nhận được ít nhiệt (là mùa Đông), lúc này thời gian ban ngày rất ngắn, đêm kéo dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối).
Câu tục ngữ này chỉ đúng với các vùng ở Bắc bán cầu. Những vùng nội chí tuyến thì độ chênh lệch này không đáng kể. Càng về hai cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn. Từ vòng Cực lên Cực Bắc thì có đến 6 tháng ngày (mùa hạ) và 6 tháng đêm (mùa đông) tùy vào vĩ độ.
Bài kia chưa học . Mới lớp 5 .
Chúc bạn học tốt
Cái này là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với trái đất (xem lại sách giáo khoa về định nghĩa và tính chất!).
Tháng năm trong câu ca dao trên là tháng năm âm lịch, nhằm vào tháng 6 dương lịch, khi mà mặt trời đang trên đà di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Các khu vực thuộc bán cầu Bắc có ngày dài và đêm ngắn, điều đó trái ngược với bán cầu Nam, đêm dài, ngày ngắn. Ngày 22-6 tức ngày hạ chí, mặt trời chiếu sáng vuông góc với vĩ độ 23.5 tức chí tuyến Bắc, các nước ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, điều này trái ngược với bán cầu Nam.
Sau đó, mặt trời lại di chuyển về hướng xích đạo. Ngày 23-9 hay Thu phân,mặt trời chiếu sáng vuông góc với đường xích đạo, các nơi trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau. Sau đó, mặt trời di chuyển xuống phía Nam.
Tháng 10 âm lịch, nhằm vào tháng 11, 12 dương lịch, khi mà mặt trời đang di chuyển xuống bán cầu Nam. Các nước ở Bắc bán cầu có ngày ngắn, đêm dài, các nước ở Nam bán cầu có ngày dài và đêm ngắn. Ngày 22-12 hay đông chí, mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23.5 độ Nam tức chí tuyến Nam, khu vực bán cầu nam có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, khu vực bán cầu Bắc có đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Sau đó mặt trời tiếp tục di chuyển lên xích đạo và tiếp tục chu kỳ chuyển động của mình.
Bài 3:
Mùa | Tính theo dương lịch | Tính theo âm - dương lịch |
---|---|---|
Mùa xuân | Từ ngày 21 - 3 (xuân phân) đến ngày 22 - 6 (hạ chí) | Từ ngày 4 - 5 tháng 2 dương lịch (lập xuân) đến ngày 5 - 6 tháng 5 dương lịch (lập hạ) |
Mùa hạ | Từ ngày 22 - 6 (hạ chí) đến ngày 23 - 9 (thu phân) | Từ ngày 5 - 6 tháng 5 dương lịch (lập hạ) đến ngày 7 - 8 tháng 8 dương lịch (lập thu) |
Mùa thu | Từ ngày 23 - 9 (thu phân) đến ngày 22 - 12 (đông chí) | Từ ngày 7 - 8 tháng 8 dương lịch (lập thu) đến ngày 7 - 8 tháng 11 dương lịch (lập đông) |
Mùa đông | Từ ngày 22 - 12 (đông chí) đến ngày 21 - 3 (xuân phân) | Từ ngày 7 - 8 tháng 11 dương lịch (lập đông) đến ngày 4 - 5 tháng 2 dương lịch (lập xuân) |