Những câu hỏi liên quan
Name
Xem chi tiết
Me ott
Xem chi tiết
qwerty
19 tháng 2 2016 lúc 14:31

Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư ở nhiều vùng miền khác nhau vì vậy nên nơi đây là hội tụ của rất nhiều những nét đẹp văn hóa. Nhắc đến Hà Nội, người ta không thể không nhắc đến món Phở – mang hương vị đặc trưng của đất Hà Thành.

Phở là một món ăn rất tinh tế đã có từ rất lâu đời và mang rất nhiều những hương vị khác nhau tùy tay người nấu. Tuy nhiên, thành phần chính của phở bao gồm bánh phở, nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm. Khi ăn phở, ta thường ăn kèm với quẩy nóng và các loại gia vị như dấm ớt, chanh tươi vắt vào nước dùng để có vị chua thanh thanh. Phở có mùi thơm kỳ lạ rất cuốn hút người ăn. Không có gì tuyệt vời hơn, một buổi sáng mùa đông lạnh, được thưởng thức một bát phở nóng rồi tiếp tục đi làm. Phở là món ăn rất dễ ăn, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể ăn được mà không sợ béo hoặc bị ngấy. Chúng ta có thể thưởng thức phở Hà Nội ở các nhà hàng sang trọng, các quán ven đường,..Ngoài phở bò, ta có thể thưởng thức các món phở khác như phở gà cũng rất ngon và hấp dẫn.

 

 

Giới thiệu về món phở Hà Nội

 

Điều quan trọng nhất làm nên vị ngon của món phở đó là nước dùng. Nước dùng phải có ngọt từ xương chứ không phải vị ngọt từ đường hoặc mì chính. Nước dùng phải có màu trong và có mùi thơm nhẹ. Để có được phần nước dùng ngon người nấu cũng cần rất cẩn thận và tỉ mỉ. Bí quyết nấu nước dùng phụ thuộc vào kinh nghiệm ẩm thực của từng người.

 

Ta có thể thưởng thức rất nhiều các món được làm từ phở: phở nước, phở xào, phở chiên phồng,..tuy nhiên món phở nước luôn là món ăn hấp dẫn nhất. Đối với người Việt Nam và cả khách du lịch nước ngoài thì phở nước được coi là một món ăn tinh tế. Phở phải được đựng trong chiếc bát sứ thì mới thấy hết được tính ẩm thực và tính thẩm mỹ của nó. Bát phở thật hấp dẫn với rất nhiều gia vị đi kèm và các màu sắc đẹp mắt. Chỉ cần ngửi mùi thơm của nước dùng cũng đủ để ta cảm thấy ngất ngây. Các hương vị của thịt, xương, rau thơm quyện vào nhau tạo nên mùi thơm đặc biệt đi vào lòng người. Khi ăn phở, ta nên ăn chậm để cảm nhận được vị ngon của nó. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, và mùi thơm nồng của hành lá. Tất cả hòa quyện một cảnh ngọt ngào, tạo nên vị thơm ngon đặc trưng của món phở.

Phở là món ăn tinh tế và trở thành đặc trưng mang hương vị Hà Thành. Dù đi đâu hay làm gì, thì người dân Hà Nội cũng luôn mong trở về Hà Nội để được thưởng thức món ăn quen thuộc. Món phở Hà Nội đã làm xao xuyến bao tâm hồn nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân,..và đã dần đi vào lịch sử như một nét đẹp văn hóa.

Không có từ ngữ nào có thể diễn tả một cách đầy đủ sự tinh tế và cảm giác tuyệt vời khi thưởng thức món phở Hà Nội. Chỉ biết rằng, đó là một món quà đặc biệt không lẫn với bất cứ món nào khác. Cuộc sống càng hiện đại, con người luôn sáng tạo để chế biến những món ăn ngon, hợp với văn hóa ẩm thực trong nước và thế giới, nhưng món phở Hà Nội chắc chắn sẽ luôn là sự lựa chọn tin cậy đối với những người dân Hà thành và các du khách khi đặt chân đến Hà Nội.

Tào Đăng Quang
9 tháng 11 2018 lúc 19:28

Ẩm thực Việt luôn là đề tài không bao giờ có điểm dừng. Chúng ta tự hào là người con của một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo, không chỉ thu hút người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Với nền văn hóa ẩm thực đa dạng từng vùng miền khác nhau, ẩm thực luôn là thứ thu hút khách du lịch nhất. Trong nhiều cuộc bình chọn của tờ báo trong nước và quốc tế, thì "phở" là món ăn được nhiều người ưa thích nhất, cả người Việt và bạn bè quốc tế.

Phở nổi tiếng nhất vẫn là phở Hà Nội. Không biết tự bao giờ, phở đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn mỗi khi đến Hà Nội. Với hương vị độc đáo không có một nơi nào có được, phở Hà Nội đã in sâu vào tiềm thức con người, mặc định nó là món ăn ngon nhất. Muốn ăn phở phải đến Hà Nội. Vào những năm 1940. phở đã rất nổi tiếng ở Hà Nội. Phở là một món ăn có thể ăn vào bất cứ khoảng thời gian nào mà bạn muốn: sáng, trưa, chiều, tối đều được cả. Điểm đặc biệt, món phở không ăn kèm, uống kèm bất cứ thứ gì khác. Một bát phở bao gồm: nước dùng, bánh phở, gia vị ăn kèm như tiêu, hành lá, lát chanh, ớt… Nước dùng của phở có thể được chế biến từ xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Bánh phở phải dai, mềm. Hành lá, ớt, tiêu tăng thêm mùi vị của bát phở. Tùy thuộc vào bí quyết nấu mà mỗi nơi lại có mùi vị của phở khác nhau.

Minh Nhân
14 tháng 1 2020 lúc 16:55

Trong hàng trăm món ăn quen thuộc của Hà Nội, có lẽ phở được nhiều người ưa thích nhất. Từ phố lớn đến ngõ nhỏ, đâu đâu cũng có quán phở. Ở các quán nổi tiếng khách khá đông, đủ mọi lứa tuổi. Nhiều lúc hết chỗ, chủ quán phải kê thêm bàn ra tận vỉa hè. Quán chẳng sang trọng gì nhưng khách không nề hà điều đó, miễn là được ăn bát phở ngon.

Cách bài trí trong quán đơn giản mà hợp lí. Trên quầy, bó hành hương xanh mướt treo cạnh mấy chùm ớt đỏ tươi. Những tảng thịt bò chín đủ loại xếp liền nhau. Nào nạm, nào gầu, nào vè, nào gân… Người thái thịt thái nhanh thoăn thoắt rồi bốc vào chiếc khay nhôm lớn, mỗi thứ để riêng một chỗ cho tiện lấy. Giữa khay là chiếc đĩa thủy tinh to đựng đẩy tú hụ thịt bò tươi thái mỏng. Bánh phở tráng bằng gạo tẻ, xắt thành sợi nhỏ và dài để trong chiếc vỉ buồm, ngay tầm tay với. Sát tường, nồi nước dùng sôi lăn tăn, lớp váng mỡ vàng óng ánh, toả mùi thơm ngào ngạt, hấp dẫn vô cùng! Để nấu được một nồi nước dùng ngon, công phu lắm! Người ta phải ninh xương bò thật kĩ từ đêm hôm trước, bỏ thêm hoa hồi, gừng nướng cho thơm, nếu có sá sùng khô bỏ vào thì nước dùng càng ngọt hơn (mỗi quán phở có một bí quyết riêng).

Khách muốn ăn gì, tùy ý. Tiếng gọi, tiếng giục giã, tiếng sai bảo… ồn ào nhưng vẫn rõ ràng: “Cho bát tái đi ông chủ !”. “Nạm gầu, nước trong nhé!”. “Sao lâu thế?”. “Có ngay! Có ngay!”. Chủ quán miệng nói, tay làm, không lúc nào ngơi. Bánh phở nhúng qua nước sôi, xóc cho ráo rồi đổ vào bát, xếp thịt lên trên, chan nước dùng rồi rắc hành hoa, rau mùi thái nhỏ. Nhìn bát phở vừa làm xong thật thích mắt! Bánh trắng, thịt bò nâu, váng mỡ vàng, hành xanh, ớt đỏ, hạt tiêu đen… đủ màu, cùng toả mùi thơm ngào ngạt. Nào, chúng ta bắt đầu thưởng thức!

Trước hết, xin bạn hãy lấy thìa múc một tí nước dùng nếm thử. Nóng bỏng lưỡi, trong, ngọt đậm đà và thơm nức mũi, thế là “đạt yêu cầu” đấy! Rồi cứ thong thả vừa ăn vừa ngẫm nghĩ để tận hưởng hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của phở. Đúng là ăn đến, đâu, ấm bụng đến đấy, mồ hôi toát ra, tâm trí lâng lâng, khoan khoái vô cùng!

Chúng ta phải cảm ơn người đã nghĩ ra, chế biến ra món ăn đặc biệt ấy! Còn gì thú bằng vào một sáng mùa thu, tiết trời lành lạnh, xao xác heo may, ta được cùng bạn bè hoặc người thân ghé vào một quán phở quen, ăn bát phở thơm ngon, nóng hổi ngay bên cạnh lò than hồng ấm sực, vừa ăn vừa trông ra Hồ Gươm mờ mờ sương khói

Khách vãng lai đã xóa
minh nguyet
14 tháng 1 2020 lúc 20:54

Tham khảo:

Nhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.

Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.

Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.

Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.

Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.

Nền ẩm thực nước ta đa dạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng nay đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể đến quán ăn có món phở thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổi, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Khách vãng lai đã xóa
Bangtan Bàngtán Bất Bình...
Xem chi tiết
-..-
17 tháng 4 2020 lúc 10:53

Xin lỗi mình không giúp được 

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Đại Thắng
17 tháng 4 2020 lúc 10:58

                                                                                       Bài làm
Việt Nam là một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo đa dạng. Mỗi vùng quê trên đất nước đều có đặc sản của quê mình. Nếu như Huế nổi tiếng với mè xửng, cơm hến, Quảng Nam nổi tiếng với mì Quảng, Nghệ An có cháo Lươn thì Hà Nội có phở,…Phở từ lâu đã được biết đến như một món ăn thân thuộc, gần gũi và phổ biến nhất của người dân đất Bắc.

    Phở có từ bao giờ và ai là người đầu tiên làm ra phở, cho đến giờ vẫn chưa có lời giải đáp. Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Có giả thiết lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định. Một số ý kiến khác thì khẳng định phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta, vào khoảng những năm 1950. Cho đến nay, phở đã trở thành một món ăn ngon đặc trưng ở Hà Nội nói riêng và của đất nước ta nói chung.

    Phở thường được đựng trong tô hoặc bát lớn, gồm bánh phở đã trần và thịt bên trên. Khi ăn thì trút nước dùng nóng và rắc ít hành ngò khiến bát phở thơm một mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn khứu giác của con người. Bát phở cho thực khách bao giờ cũng có một số gia vị đi kèm như vài miếng chanh tươi, dăm cọng rau thơm, chút tương ớt, bột tiêu, dấm chua… Khách nêm ớt, chanh, hạt tiêu và những gia vị đó rồi dùng đũa trộn đều rồi thưởng thức. Bát phở hấp dẫn là bởi nước dùng của nó có vị từ xương ống cùng với đó là bánh phở dai, mềm, thịt vừa chín tới.

    Để chế biến được một món phở ngon, giai đoạn quan trọng nhất chính là chế biến nước dùng. Nước dùng của món phở truyền thống được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Lúc đầu cho lửa thật to, khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Để khử hết mùi của xương bò, vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu, người ta vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng. Bánh phở được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. Thịt để làm phở chủ yếu là thịt bò và thịt gà. Nếu là phở bò thì thịt bò cắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái tùy theo ý thích. Nếu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong. Có ba món phở chính là phở nước, phở xào và phở áp chảo. Trong đó phở nước vẫn là món phổ biến nhất và thích hợp ăn vào buổi sáng hay những ngày đông lạnh.

    Phở không chỉ đơn giản là một món ăn ngon hấp dẫn mà nó còn là một món ăn truyền thống đặc trưng của Việt nam. Phở còn trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Nguyễn Duy…Thế mới biết, phở không chỉ có giá trị trong ẩm thực và còn cả trong nghệ thuật văn chương nữa.

    Như vậy, phở có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt. Ngày nay, theo bước chân của người Việt đi muôn nơi, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới, được nhiều bạn bè quốc tế tiếp nhận là món ăn ngon, hấp dẫn.
   *Làm luôn cho ông rồi đó!*

Khách vãng lai đã xóa
Cấn Minh Vy
31 tháng 1 2021 lúc 19:01

Ẩm thực Việt luôn là đề tài không bao giờ có điểm dừng. Chúng ta tự hào là người con của một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo, không chỉ thu hút người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Với nền văn hóa ẩm thực đa dạng từng vùng miền khác nhau, ẩm thực luôn là thứ thu hút khách du lịch nhất. Trong nhiều cuộc bình chọn của tờ báo trong nước và quốc tế, thì "phở" là món ăn được nhiều người ưa thích nhất, cả người Việt và bạn bè quốc tế.

Phở là một món ăn rất tinh tế đã có từ rất lâu đời và mang rất nhiều những hương vị khác nhau tùy tay người nấu. Tuy nhiên, thành phần chính của phở bao gồm bánh phở, nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm. Khi ăn phở, ta thường ăn kèm với quẩy nóng và các loại gia vị như dấm ớt, chanh tươi vắt vào nước dùng để có vị chua thanh thanh. Phở có mùi thơm kỳ lạ rất cuốn hút người ăn. Không có gì tuyệt vời hơn, một buổi sáng mùa đông lạnh, được thưởng thức một bát phở nóng rồi tiếp tục đi làm. Phở là món ăn rất dễ ăn, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể ăn được mà không sợ béo hoặc bị ngấy. Chúng ta có thể thưởng thức phở Hà Nội ở các nhà hàng sang trọng, các quán ven đường,.. Ngoài phở bò, ta có thể thưởng thức các món phở khác như phở gà cũng rất ngon và hấp dẫn.

Điều quan trọng nhất làm nên vị ngon của món phở đó là nước dùng. Nước dùng phải có ngọt từ xương chứ không phải vị ngọt từ đường hoặc mì chính. Nước dùng phải có màu trong và có mùi thơm nhẹ. Để có được phần nước dùng ngon người nấu cũng cần rất cẩn thận và tỉ mỉ. Bí quyết nấu nước dùng phụ thuộc vào kinh nghiệm ẩm thực của từng người.

Ta có thể thưởng thức rất nhiều các món được làm từ phở: phở nước, phở xào, phở chiên phồng,..tuy nhiên món phở nước luôn là món ăn hấp dẫn nhất. Đối với người Việt Nam và cả khách du lịch nước ngoài thì phở nước được coi là một món ăn tinh tế. Phở phải được đựng trong chiếc bát sứ thì mới thấy hết được tính ẩm thực và tính thẩm mỹ của nó. Bát phở thật hấp dẫn với rất nhiều gia vị đi kèm và các màu sắc đẹp mắt. Chỉ cần ngửi mùi thơm của nước dùng cũng đủ để ta cảm thấy ngất ngây. Các hương vị của thịt, xương, rau thơm quyện vào nhau tạo nên mùi thơm đặc biệt đi vào lòng người. Khi ăn phở, ta nên ăn chậm để cảm nhận được vị ngon của nó. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, và mùi thơm nồng của hành lá. Tất cả hòa quyện một cảnh ngọt ngào, tạo nên vị thơm ngon đặc trưng của món phở.

Phở là một món ăn truyền thống, nổi tiếng của Việt Nam và đặc biệt là Hà Nội. Bất cứ ai đến hà Nội cũng mong muốn được thưởng thức tô phở nóng hổi nghi ngút. Những người con xa Hà Nội mỗi khi trở về luôn tìm lại những quán phở thân thuộc để thưởng thức hương vị đã lâu không nếm. Phở là giá trị ẩm thực, nét ẩm thực đáng tự hào của chúng ta.

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn hoàng khánh chi
Xem chi tiết
Mun Nguyễn
25 tháng 2 2016 lúc 13:22

Pho is the most popular dish of Hanoi. You can find a noodle shop across the country .However, Hanoi pho still carries a very special taste delicious and it's hard to forget.

thao nguyen phuong hien
25 tháng 2 2016 lúc 13:59

Pho is the most popular dish of Hanoi. You can find a noodle shop across the country .However Hanoi pho still carries a very special taste delicious and it's hard to forget

nguyễn hoàng khánh chi
25 tháng 2 2016 lúc 14:36

ko chép trên goole dịch

 

Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
14 tháng 3 2022 lúc 17:43

C

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
14 tháng 3 2022 lúc 17:44

C

Nguyễn Lê Việt An
14 tháng 3 2022 lúc 17:44

C

Nguyễn Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
2 tháng 2 2020 lúc 15:20

Nhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.

Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.

Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.

Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.

Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.

Nền ẩm thực nước ta đa dạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng nay đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể đến quán ăn có món phở thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổi, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Khách vãng lai đã xóa
기민윤
2 tháng 2 2020 lúc 18:41

DÀN Ý

1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Phở là món ăn binh dân được nhiều người ưa thích.
- Ở Hà Nội, từ phố lớn đến ngõ nhỏ, chỗ nào cũng có quán phở bán từ sáng sớm cho tới nửa đêm.
- Những quán phở nổi tiếng rất đông khách.
2. Thân bài:
* Nguyên liệu và cách chế biến:
- Thịt bò: Nạm, gầu, vè, bắp, gân... nấu chín mềm trong nổi nước dùng, vớt ra treo lên cho ráo. cỏ thể thái sẵn (nếu quán đông), cố thể để nguyên, khách ăn đến đâu thái đến đó. Phi lê, thăn bò tươi để làm phở tái.
- Nước dùng: Xương bò rửa thật sạch, cho vào nổi lớn, hẩm cả đêm, vớt bọt cho nước trong, gia vị cho vào nước dùng gồm sá sùng khô, hoa hói, thảo quả, gừng, hành củ nướng, muối, nước mắm... (tuỳ từng quán phở có bí quyết riêng). Nước dùng phải trong, có vi ngọt đậm đà.
- Bánh phở: Được làm từ gạo ngon ngâm mềm, xáy nhuyễn, tráng thành tâm lớn rồi thái nhỏ và dài. Bánh phở phải dẻo mới ngon.
- Cốc gia vị khác ăn kèm: Dấm (hoặc chanh), tòi ngâm dấm, nước mắm ngon, ớt tươi, rau mùi, hành tươi thái nhỏ, hạt tiêu...
* Cách thức làm một bát phở:
- Bánh phở nhúng vào nước sôi, xóc cho ráo rổi đổ vào bát và xếp thịt lên
- Chan nước dùng cho ngập bánh rổi rắc hành lá, rau mùi thái nhỏ lên trên. (Tuỳ ý khách mà chan nước trong hoặc nước béo).
* Cách ăn:
- Nếm thử nước dùng xem vừa miệng hay chưa.
- Cho thêm gia vị (nước mắm, dấm, ớt, hạt tiêu...).
- Đảo đểu một lượt rồi bắt đẩu ăn.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Phở là món ăn thơm ngon, bõ dưỡng, chứng tố sự tinh tế và sáng tạo của người Việt trong nghệ thuật ẩm thực.
- Ăn phở là thói quen và thú vui của người Hà Nội.
- Phở Hà Nội được du khách nước ngoài ưa thích và khen ngợi.

Khách vãng lai đã xóa
기민윤
2 tháng 2 2020 lúc 18:42

BÀI LÀM
Trong hàng trăm thứ quà quen thuộc của Hà Nội, có lẽ phở là món ăn được nhiều người ưa thích nhất. Từ phố lớn đến ngõ nhỏ, đâu đâu cũng có quán phở. ở các quán nổi tiếng khách khá đông, đủ mọi lứa tuổi. Nhiều lúc hết chỗ, chủ quán phải kể thêm bàn ra tận vỉa hè. Quán chẳng sang trọng gì nhưng khách không nề hà điều đó, miễn là được ăn bát phở ngon.

Cách bài trí trong quán đơn giản mà hợp lí. Trên quầy, bó hành hương xanh mướt treo cạnh mấy chùm ớt đỏ tươi. Những tảng thịt bò chín đủ loại xếp liền nhau. Nào nạm, nào gẩu, nào vè, nào gân... Người thái thịt thái nhanh thoăn thoắt rồi bốc vào 'chiếc khay nhôm lổn, mỗi thứ để riêng một chỗ cho tiện lấy. Giữa khay là chiếc đĩa thuỷ tinh to đựng đầy thịt bò tươi thái mỏng. Bánh phở tráng bằng gạo tè, sắt thành sợi nhỏ và dài để trong chiếc vỉ buồm, ngay tẩm tay với. Sát tường, nổi nước dùng sôi lăn tăn, lớp váng mỡ vàng óng ánh, toả mùi thơm ngào ngạt, hấp dần vô cùng! Để nấu được một nổi nước dùng ngon, công phu lắm! Người ta phải ninh xương bò thật kĩ từ đêm hôm trước, nêm mắm muối vừa phải, bỏ thêm hoa hổi, gừng nướng cho thơm. Nếu có sá sùng khô bỏ vào thì nước dùng càng ngọt hơn (mỗi quán phở có một bí quyết riêng).

Khách muốn ăn gì tuỳ ý. Tiếng gọi, tiếng giục, tiếng sai bảo... ổn ào nhưng vẫn rõ ràng: “Cho bát tái đi ông chủ!". “Nạm gầu, nước trong nhó!”. “Sao lâu thế?". “Có ngay! Có ngay!”. Chủ quán miệng nói, lay làm, không lúc nào ngơi. Bánh phở nhúng qua nước sôi, xóc cho ráo rồi đổ vào bát, xếp thịt lên trên, chan nước dùng rồi rắc hành hoa, rau mùi thái nhỏ. Nhìn bát phở vừa làm xong thật thích mắt! Bánh trắng, thịt bò nâu, váng mỡ vàng, hành xanh, ớt đỏ, hạt tiêu đen... đủ màu, cùng bốc mùi thơm ngào ngạt. Nào, chúng ta bắt đầu thưởng thức! Trước hết, bạn hãy lấy thìa múc một tí nước dùng nếm thử. Nóng bỏng lưỡi, nước trong ngọt đậm đà và thơm nức mũi, thế là “đạt yêu cầu” đấy! Sau đó, bạn cho thêm thứ gia vị nào mà mình thích rói cứ thong thả vừa ăn vừa xuýt xoa để tận hưởng hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của phở. Đúng là ăn đến đâu, ấm bụng đến đó, mổ hôi toát ra, tâm trí lâng lâng, khoan khoái vô cùng! Chúng ta phải cảm ơn người đã nghĩ ra, chế biến ra món ăn đặc biệt ấy. Còn gì thú bằng vào một sáng mùa thu, tiết trời lành lạnh, xao xác heo may, ta được cùng bạn bè hoặc người thân ghé vào một quán phở quen, ăn bát phở thơm ngon, nóng hổi ngay bên cạnh lò than hổng ấm sực.

Khách vãng lai đã xóa
nguyen thi phuong ngan
Xem chi tiết
Vũ Thị Hà Nhi
30 tháng 3 2017 lúc 20:04

Thời gian xe máy đi muộn hơn xe tải là  5 giờ 30 phút - 5 giờ = 30 phút = 0,5 giờ

Khi xe máy khởi hành thì xe tải đi được số km là 40 x 0,5 = 20 km

Quãng đường 2 xe đi khi cả hai xe đều đi lúc 5 giờ 60 phút là 90 - 20 = 70 km

Thời gian họ gặp nhau là 70 / ( 30 + 40 ) = 1 giờ

Khi họ gặp nhau là 5 giờ 30 phút + 1 giờ = 6 giờ 30 phút

Điểm gặp nhau cách hà nội số km là 30 x1 = 30 km

Nguyên Thành
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
28 tháng 11 2017 lúc 13:04

I. Mở bài: giới thiệu về món ăn dân tộc, món ăn ngày tết
Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét, bánh giày, mứt,…. Những môn ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. một món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ. một món ăn mà em rất yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh chưng.

II. Thân bài: thuyết minh về món ăn dân tộc, món ăn ngày tết
1. Nguồn gốc bánh chưng:

- Sự tích bánh chưng:
+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6
+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.
- Quan niệm truyền thống của bánh chưng:
+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa
+ Bánh chưng tượng trưng cho trời
2. Nguyên liệu làm bánh:
- Lá gói bánh
- Lạc buột
- Gạo nếp
- Đỗ xanh
- Gia vị khác
- Phụ màu
3. Quy trình chuẩn bị gói bánh:
- Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô
- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm
- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt
- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị
4. Quy trình thực hiện:
- Gói banh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cmx 25cm
- Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng
- Sử dụng bánh
+ Bánh được dung để cúng vào ngày tết
+ Bánh dược dung để đón tết
+ Bánh được dung để biếu người thân

III. Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn dân tộc, món ăn ngày tết
- Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc

Nguyễn Linh
28 tháng 11 2017 lúc 13:05

Tham khảo !

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Nguyễn Hải Đăng
28 tháng 11 2017 lúc 13:12

Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.

Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến chì bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh dậy, ông vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ dạy của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có hai loại bánh được làm theo lời mộng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ bèn hỏi, thì được Lang Liêu đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn đạt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu.

Cách thức làm bánh rất đơn giản. Cũng theo truyền thuyết kể lại thì cách làm bánh ngày nay không khác so với lời báo mộng của thần cho Lang Liêu cũng như cách làm bánh của vị lang nặng tình với nhân dân là mấy. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa: vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Cầu kì hơn còn có gia đình phải chọn bằng được nếp cái hoa vàng hay nếp nương. Đỗ xanh thường được lựa chọn công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ (ba dọi) vừa có mỡ vừa có nạc khiến nhân bánh có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Lá để gói bánh thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hâp cho mềm trước khi gói.

Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rủa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2.5 cm đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.

Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lí rồi trải lá dong, lá chít trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt giang buộc chắc chắn.

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho Đất, bánh dầy tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tương trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, cũng theo những học giả trên là dạng nguyên thủy của bánh chưng.

Bánh thường được làm vào các dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch. Thiếu bánh chưng, bánh dầy ắt không thành cái Tết hoàn chỉnh: "Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ". Hơn thế, gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.

Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết, ngày giỗ Tổ muốn nhắc nhở con cháu về truyền thông của dân tộc đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành song ý nghĩa và vai trò của bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.