(Lập dàn ý): Hãy so sánh “Nam quốc sơn hà” và “Đại cáo bình Ngô” – Nguyễn Trãi
để thấy được sự toàn diện, sâu sắc hơn của bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2
Liên hệ với những hiểu biết ở phần Kiến thức ngữ văn và văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp, hãy xác định:
a) Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi.
b) Vì sao Đại cáo bình Ngô được coi là “Bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai” của dân tộc.
a. Đại cáo bình Ngô được viết sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân Minh xâm lược, mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước.
b. - “Bình Ngô đại cáo” được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hau” vì:
+ Thời điểm viết: sau khi chiến thắng quân Minh, viết bài cáo nhằm công bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.
+ Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc: tư tưởng nhân nghĩ, các yếu tố khẳng định qua 5 yếu tố: văn hiến, bờ cõi, phong tục, con người hào kiệt (so sánh với Nam quốc sơn hà)
+ Khẳng định sức mạnh dân tộc có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược
+ Tuyên bố thắng lợi và thể hiện khát khao xây dựng tập thể vững mạnh.
Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau về bối cảnh ra đời các bản "tuyên ngôn độc lập" trong văn học Việt Nam: Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
* Bài tập sáng tạo: Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau về bối cảnh ra đời các bản "tuyên ngôn độc lập" trong văn học Việt Nam: Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
Thêm 1 câu cảm thán và 1 tình thái từ vào đoạn văn sau:
“Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” được coi là một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. “Bình Ngô đại cáo” ra đời gắn với mốc lịch sử vô cùng trọng đại của dân tộc. Mùa xuân năm 1428, sau chiến thắng giặc Minh, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết bài cáo để thông báo tới toàn thể nhân dân về chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Về nội dung, bài cáo là lời khẳng định đanh thép về độc lập chủ quyền, về chiến thắng Lam Sơn hào hùng và nền hòa bình dân tộc. Ngay từ những câu thơ mở đầu, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng "nhân nghĩa" của Nguyễn Trãi là làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc, vì dân mà đứng lên diệt trừ bạo tàn, xâm lược. Bằng giọng điệu hào hùng, khí thế, Nguyễn Trãi liên tiếp liệt kê hàng loạt yếu tố để xác lập trọn vẹn nền độc lập dân tộc. Đó là "nền văn hiến", "núi sông bờ cõi", "phong tục", "lịch sử" và "hào kiệt". Các cụm từ "từ trước", "vốn ", "đã lâu", "đã chia", "bao đời", "cũng khác" liên tiếp dồn dập nhấn mạnh tầm vóc lịch sử lâu đời của dân tộc Đại Việt. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi cũng điểm danh một loạt các triều đại của nước ta "Triệu, Đinh, Lý, Trần" song song với các triều đại phương bắc như "Hán, Đường, Tống, Nguyên". "Mỗi bên xưng đế một phương", dân tộc ta đứng ngang hàng, không hề thua kém. Với những yếu tố đó, Nguyễn Trãi đã nâng tầm chân lý độc lập và khẳng định vị thế dân tộc. “Bình Ngô đại cáo” vì lẽ đó trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta.
Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo như thế nào? Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc?
– Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo: Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt. Điều này thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả.
– Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
Qua văn bản Nước Đại Việt ta (bài 24), hãy cho biết vì sao tác phẩm Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó. So với bài Sông núi nước Nam (học ở lớp 7) cũng được coi là một tuyên ngôn độc lập, em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có điểm gì mới?
Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:
+ Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.
+ So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…
5. Qua việc đọc ba văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (theo Nguyễn Hữu Sơn), nêu một số điểm khác biệt giữa:
a. Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội?
b. Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại?
THAM KHẢO!
a.
Phương diện | Văn bản nghị luận văn học | Văn bản nghị luận xã hội |
Đối tượng nghị luận | Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học. | Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí. |
Phạm vi nghị luận | Gói gọn trong tác phẩm văn học. | Bao quát các vấn đề trong cuộc sống. |
Mục đích nghị luận | Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học. | Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống. |
Lí lẽ và dẫn chứng | Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học. | Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học. |
tham khảo
__
b.
Phương diện | Văn bản nghị luận trung đại | Văn bản nghị luận hiện đại |
Hình thức | - Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu... - Sử dụng Hán văn. - Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển. - Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo. | - Ngôn ngữ đời thường, hiện đại. - Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng. - Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết. |
Nội dung | Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an. | Đề tài rộng, phong phú. |
Qua việc đọc ba văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (theo Nguyễn Hữu Sơn), nêu một số điểm khác biệt giữa:
a. Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội?
b. Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại?
a.
Phương diện | Văn bản nghị luận văn học | Văn bản nghị luận xã hội |
Đối tượng nghị luận | Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học. | Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí. |
Phạm vi nghị luận | Gói gọn trong tác phẩm văn học. | Bao quát các vấn đề trong cuộc sống. |
Mục đích nghị luận | Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học. | Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống. |
Lí lẽ và dẫn chứng | Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học. | Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học. |
b.
Phương diện | Văn bản nghị luận trung đại | Văn bản nghị luận hiện đại |
Hình thức | - Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu... - Sử dụng Hán văn. - Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển. - Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo. | - Ngôn ngữ đời thường, hiện đại. - Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng. - Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết. |
Nội dung | Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an. | Đề tài rộng, phong phú. |
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích đoạn trích em vừa chép thuộc để thấy rõ sự kế thừa và phát triển một cách toàn diện, sâu sắc về ý thức độc lập dân tộc trong “Nước Đại Việt ta” so với “Nam quốc sơn hà
Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
A. Đúng
B. Sai