Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
chauu nguyễn
Xem chi tiết
chuche
27 tháng 3 2022 lúc 15:26

c2:

tham khảo :

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, dù giàu có đến đâu chúng ta cũng phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Hiện nay một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí.
Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ờ một số vùng của nước ta như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu v.v... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 6 2017 lúc 8:00

Đáp án

Một số thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi   (1,5 điểm)

    + Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

    + Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

    + Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

- Khó khăn: Vị trí này cũng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.  (1 điểm)

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 1:11

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

Mina Nguyen
Xem chi tiết
Tăng Ngọc Đạt
1 tháng 9 2023 lúc 14:26

Vị trí địa lí của Việt Nam có một số thuận lợi và khó khăn đối với nền văn hóa của quốc gia này.

Thuận lợi:

1 Vị trí biển giữa Đông Dương: Với đường bờ biển dài và cửa khẩu sâu, Việt Nam được liên kết với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa, trao đổi kinh tế và phát triển du lịch.

2 Nằm giữa các nền văn minh lớn: Với địa vị ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nằm gần các trung tâm văn hóa như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Sự tiếp xúc và giao lưu với các nền văn minh này đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.

3 Đa dạng địa lý và sự phong phú văn hóa: Với sự đa dạng về địa hình, từ núi non đến vùng rừng rậm và vùng đồng bằng, Việt Nam có nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên độc đáo. Điều này tạo ra nguồn cảm hứng cho nghệ thuật, âm nhạc, văn hóa dân gian và các hoạt động văn hóa khác của đất nước.

Khó khăn:

1 Địa lí phức tạp: Với chiều dài từ Bắc vào Nam, Việt Nam có hình dạng dẹp và hẹp, gây khó khăn cho sự kết nối và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước. Những sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán và truyền thống giữa các vùng miền cũng gây ra một số khó khăn cho việc duy trì và phát triển nền văn hóa chung.

2 Tác động từ các quốc gia láng giềng: Việt Nam tiếp giáp với nhiều quốc gia có ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ, như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự tiếp xúc với các quốc gia này đã tạo ra sự tác động và ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam, đôi khi gây ra sự đối nghịch với các yếu tố truyền thống và bản sắc văn hóa của đất nước.

3 Biến đổi khí hậu và biển cả: Việt Nam là một quốc gia có diện tích phần lớn là vùng đồng bằng, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và biển cả. Các vụ lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn đã gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống và nền văn hóa của người dân Việt Nam.

Tổng quan, vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ và vùng biển Việt Nam đã tạo ra nhiều thuận lợ

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:50

- Nêu đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.

- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km, bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí địa lí:

 

+ Nằm ở phía đông nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 28°B đến 10°N và trong khoảng kinh độ từ 92°Đ đến 152°Đ.

+ Vị trí tiếp giáp: phía bắc giáp khu vực Đông Á; phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan; phía đông giáp Thái Bình Dương; phía nam giáp Ôxtrâylia và Ấn Độ Dương.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

- Thuận lợi:

+ Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng tạo nên một khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.

+ Khu vực Đông Nam Á có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.

+ Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn khiến khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc.

- Khó khăn:

+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai, như: bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...

+ Vị trí địa - chính trị quan trọng của Đông Nam Á đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:32

Tham khảo
1.

- Trên đất liền:

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc.

+ Phía Tây giáp Lào, Campuchia.

- Trên biển: vùng biển Việt Nam giáp với các nước như: Trung Quốc, Philippin, Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
2. 

-  Vùng đất liền của Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo đảo trên Biển Đông

+ Tổng diện tích lãnh thổ là 331.212 km².

+ Biên giới trên đất liền dài hơn 4600 km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi: Phía Bắc giáp Trung Quốc (dài hơn 1400 km); phía Tây giáp Lào (gần 2100 km); phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100 km).

+ Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 7 2018 lúc 4:27

- Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.

- Hội nhập vào giao lưu với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

- Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chông thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển vùng trời Tổ Quốc,..).

2012 SANG
Xem chi tiết
乇尺尺のレ
8 tháng 3 2023 lúc 19:58

Tham khảo:

Thuận lợi: Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn: Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

Bi Phùng
11 tháng 3 2023 lúc 20:36

Thuận lợi: Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn: Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 17:33

* Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
* Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải

Bình Trần Thị
31 tháng 3 2017 lúc 18:14

Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
– Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…).

Nguyễn Hoài Thương
25 tháng 2 2018 lúc 16:47

Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
- Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,...) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,...).