Viết bài văn phân tích giá trị nội dung và giá trị sử dụng của các câu tục ngữ thuộc chủ đè tu dưỡng học tập
hãy phân tích về hình thức, nội dung và giá trị sử dụng của 2 câu tục ngữ sau :
Muốn lành nghề chớ nề học hỏi
Ếch kêu uôm uôm , ao chuôm đầy nước
Em có thể tham khảo theo những gì chị viết, thiếu chỗ nào em cứ nói nhé!
Hình thức: Là hai câu tục ngữ nói về lời khuyên mọi người và kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế.
Nội dung: Em có thể tham khao trên gg nha, cái này chị ko nói lại nữa (nó cũng khá rõ nghĩa rồi)
Giá trị sử dụng:
Câu 1: Là lời khuyên mọi người nếu muốn thành thạo, giỏi giang một lĩnh vực nào đó thì phải cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức (Nếu viết đoạn văn em nên thêm 1 số dẫn chứng vào nha)
Câu 2: Là kinh nghiệm dân gian nói về việc ếch nhái kêu thì trời sẽ mưa lớn...
''NHẤT CANH TRÌ , NHÌ CANH VIÊN, TAM CANH ĐIỀN''
1, về cấu tạo , câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu nào ?vì sao ?ngụ ý hành động trong câu là gì?
2,Từ nội dung của câu tục ngữ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người nông dân trong xã hội xưa và nay
3,Viết bài văn phân tích nội dung và giá trị sử dụng của các câu tục ngữ thuộc chủ đề về lao động sản xuất
TRẢ LỜI ĐÚNG , ĐỦ ĐƯỢC TICK CÀNG ĐỦ CÀNG TIK NHIỀU
1. Xét về cấu tạo câu tục ngữ thuộc kiểu câu ghép vì nó có 3 cụm C-V làm nòng cốt trong câu.
3. Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.
Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.
Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phân tích từng câu tục ngữ trong bài 19 ( Tục ngữ về con người và xã hội ) theo những nội dung sau :
a. Nghĩa của câu tục ngữ.
b. Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
c.Nêu một số trường hợp có thể ứng dụng câu tục ngữ.
Phân tích từng câu tục ngữ:
*Phân tích câu 1: “Một mặt người bằng mười mặt của”:
- Nghĩa của câu tục ngữ: Con người quý hơn tiền bạc.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: đề cao giá trị của con người.
- Trường hợp ứng dụng: Cha mẹ yêu con, muốn con được sống và học tập tốt. Xã hội quan tâm đến quyền con người.
*Phân tích câu 2: “Cái răng, cái tóc là góc con người”:
- Nghĩa của câu tục ngữ: Hàm răng, cái tóc là góc con người. Răng với tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.
- Trường hợp ứng dụng: Rèn luyện từ cái nhỏ nhất, chú ý lời nói, cử chỉ…
*Phân tích câu 3: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Nghĩa của câu tục ngữ: Dù khó khăn về vật chất vẫn phải trong sạch, không được làm điều xấu.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ nhân cách tốt đẹp.
- Trường hợp ứng dụng: giữ mình, tránh xa những cám dỗ, tệ nạn trong xã hội: nghiện hút, bỏ bê học hành…
*Phân tích câu 4: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”
- Nghĩa của câu tục ngữ: cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: cần phải học cách cư xử có văn hóa. Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp.
- Trường hợp ứng dụng: Giao tiếp, cư xử đúng mực với thầy cô, cha mẹ, bạn bè.
*Phân tích câu 5: “Không thầy đố mày làm nên”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Muốn làm được việc gì cũng cần phải có người hướng dẫn.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Muốn nên người thành đạt thì cần có người thầy, cô hướng dẫn. Vì vậy, phải ghi nhớ công lao của người thầy.
- Trường hợp ứng dụng: Tìm thầy học để có có hội hiểu biết, thành công. Ngoài ra, phải biết tôn trọng và biết ơn thầy cô bằng những việc làm cụ thể.
*Phân tích câu 6: “Học thầy không tày học bạn”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Học thầy không bằng học bạn.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phải tích cực chủ động trong học tập. Muốn học tốt phải mở rộng sự học ra xung quanh nhất là với bạn bè.
- Trường hợp ứng dụng: Học hỏi bạn bè ở lớp và tự học để nâng cao.
*Phân tích câu 7: “Thương người như thể thương thân”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Khuyên con người biết yêu thương người khác như chính bản thân mình.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Đề cao cách ứng xử nhân văn. Hãy sống bằng lòng vị tha, nhân ái.
- Trường hợp ứng dụng: Biết giúp đỡ mọi người nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
*Phân tích câu 8: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- Nghĩa của câu tục ngữ: Được hưởng thành quả phải biết ơn, nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Mọi thứ ta có, hưởng thụ là do sức người khác làm ra. Chính vì thế, cần trân trọng, biết ơn người đi trước.
- Trường hợp ứng dụng: Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.
*Phân tích câu 9: “Một cây…núi cao”
- Nghĩa của câu tục ngữ: việc lớn, việc khó không thể một người mà xong được, cần nhiều người hợp sức.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
- Trường hợp ứng dụng: Nhắc nhở về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.
*Một mặt người bằng mười mặt của
Nghĩa của câu: con người đáng quý hơn tiền bạc, của cảiGiá trị kinh nghiệm: Đề cao giá trị của con người,Ứng dụng cụ thể:Có thể dùng câu tục ngữ khi an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”.phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người.Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người.
*Cái răng, cái tóc là góc con người
Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, răng và tóc là bộ phận ngoài cơ thể, nhìn vào đó có thể biết được tình hình sức khỏe của con người, Theo nghĩa bóng, câu tục ngữ có nghĩa thể hiện hình thức, tính nết con người.Giá trị kinh nghiệm: thể hiện cách nhìn của nhân dân ta về hình thức bên ngoài của con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần phải biết chăm chút vẻ bề ngoài, lo lắng sức khỏe.Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi.
*Đói cho sạch, rách cho thơm
Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, khuyên con người phải ăn uống sạch sẽ, giữ gìn quần áo cho thơm to. Nghĩa bóng: cuộc sống dù có nghèo khổ vẫn phải giữ mình sống cho trong sạch, giữ gìn nhân cách tốt đẹp.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ đề cao lối sông đạo đức, trong sạch của ông cha ta, đồng thời qua đó giáo dục con người cần phải đề cao lòng tự trọng và phải biết vượt lên hoàn cảnh để giữ gìn nhân cáchỨng dụng cụ thể:Khuyên răn con người giữ gìn nhân cách dù rơi vào hoàn cảnh khó khănPhê phán những con người vì nghèo khó mà làm điều bất chính.
*Học ăn, học nói, học gói, học mở
Nghĩa của câu:nghĩa đen của câu tục ngữ là khuyên con người phải học hỏi mọi điều trong cuộc sống, từ những điều nhỏ nhất: cách ăn, cách nói.. đến những điều phức tạp nhất.Nghĩa bóng: Con người cần phải học hỏi mọi điều để ứng xử lịch thiệp, có văn hóa trong cuộc sốngGiá trị kinh nghiệm: Khuyên răn con người cần phải biết học hỏi từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống để ứng xử có văn hóa.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người phải biết nói năng đúng mực, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi.Phê phán những con người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
*Không thầy đố mày làm nên.
Nghĩa của câu: Con người muốn làm gì cũng cần có người hướng dẫn, chỉ bảo.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở con người cần biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những trường hợp coi nhẹ sự dạy dỗ của các thầy cô giáoĐề cao công lao của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người.
*Học thầy không tày học bạn.
Nghĩa của câu: học thầy không bằng học bạnGiá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ khuyên răn con người nên học hỏi từ bạn bè những điều tốt đẹp, những kinh nghiệm sống…Ứng dụng cụ thể:Nhấn mạnh việc học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình.
*Thương người như thể thương thân.
Nghĩa của câu: Khuyên răn con người phải biết yêu quý người khác như yêu chính bản thân mình.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nói lên triết lí sống, đề cao cách ứng xử nhân văn, mở rộng lòng mình để chia sẻ với mọi người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.Kêu gọi mọi người tích cực giúp đỡ, chia sẻ với mọi người: hoạt động ủng hộ những người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn, bão lụt…
*Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nghĩa của câu: khi được hưởng thụ thành quả do người khác mang lại thì cần ghi nhớ công ơn của người đó.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ khuyên răn con người sống có đạo lí, có trước có sau. Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
*Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao.
Nghĩa của câu: Một cá nhân đơn lẻ thì không thể làm nên việc lớn, ngược lại nhiều người hợp sức với nhau sẽ làm nên việc lớn lao, khó khăn một cách dễ dàng.Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ nêu lên bài học kinh nghiệm quý báu, đó là sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể sẽ góp phần làm nên thành công chung.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần biết đoàn kết, hợp tác trong công việc, lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, đơn lẻ, tách mình ra khỏi tập thể và không muốn đóng góp công sức vì sự phát triển chung
Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn thế hệ sau phải biết ghi nhớ công lao của những người đi trước đã gây dựng nên.Phê phán những con người sống vô ơn bạc nghĩa, quên đi công lao của người khác mà chỉ lo hưởng thụ cho bản thân
Phần 1. Đoc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi :
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu 1. Câu tục ngữ đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung của câu tục ngữ.
Câu 2. Viết từ 3 - 5 câu văn liên tiếp để chỉ ra nội dung và giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ mang lại.
Câu 3. Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ "ăn".
Câu 4. Ghi thêm 2 câu tục ngữ đã học có cùng chủ đề với câu tục ngữ trên.
giúp mình với ạ
mình cám ơn nhiều
1. Học thuộc những câu tục ngữ thuộc chủ đề: “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” và chủ đề: “Tục ngữ về con người xã hội”
2. Chọn 1 câu tục ngữ ở mỗi chủ đề cho biết nội dung và bài học kinh nghiệm.
3. Cho biết giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
đọc câu tực ngữ '' tấc đất tấc vàng''và cho biết
a) phép tu từ nào dược sử dụng trông câu tực ngữ trên
b)viết đoạn văn phân tích giá trị nghệ thuận của câu tực ngữ trên
Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế yếu tố đất đối với chúng ta là một yếu tố quan trọng. Không có đất thì không thể trồng trọt và đương nhiên là không có đất thì làm sao có thể sinh sống được. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” thể hiện rõ sự quý giá của đất đối với con người Việt Nam ta.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng xét về mặt thể loại thì nó lại là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó chỉ có một câu bốn từ nhưng lại được các nhà nghiên cứu phê bình coi là một tác phẩm. Nó đứng ngang hàng với những bài thơ dài hay những tác phẩm truyện ngắn. Đất là đất còn vàng là vàng, bình thường vàng là thứ quý giá nhất, nó cũng là thứ tài nguyên mà ngày trước biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh đã xâm lược nước ta để cướp đi. Thế nhưng ở đây đát lại quý như vàng.
Bởi vì một tấc đất người nông dân Việt Nam cũng có thể canh tác, trồng trọt, ở. Một tấc đất ấy có thể làm nên sức khỏe, sinh sống, thức ăn cho con người. Có đất thì con người mới có nhà ở, có đất mới có trồng trọt để có thức ăn, có thức ăn mới có thể có sức khỏe và làm ra những thứ quý giá khác.
Chính vì thế, ta có thể khẳng định rằng câu tục ngữ của cha ông để lại hoàn toàn chính xác, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giáo dục các thế hệ mai sau phải biết quý trọng đất. Vì tấc đất là tấc vàng.
\(#Jen\)
Trao đổi nếu cần
a,ghi lại một câu tục ngữ đề cao phẩm giá của con người trong số các câu tục ngữ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 2 b,gọi tên và chỉ rõ 1 phép tu từ nổi bật được sử dụng trong câu tục ngữ em vừa chép
https://tech12h.com/de-bai/chep-lai-cac-cau-tuc-ngu-da-hoc-o-hoc-ki-ii-vao-vo-bai-tap-neu-ngan-gon-y-nghia-cua-nhung-cau
Câu 3 (trang 116, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.
* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:
– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ
– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau
* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ
– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.
– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.
– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.
* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:
– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu
– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng
– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.