Đốt cháy 5 gam một mẫu lưu huỳnh có lẫn tạp chất không cháy, người ta cần dùng vừa đủ 2,8 lít oxi (ĐKTC).
a.Tìm khối lượng của tạp chất có trong mẫu lưu huỳnh trên?
b.Tìm thể tích của sản phẩm cháy của lưu huỳnh?
Giải giúp em
Đốt cháy 3,25 g một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong khí oxi dư , người ta thu được 2,24 lít khí sunfurơ (đktc)
a) VIết phương trình hóa học
b) Bằng cách nào ta có thể tính được độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh đã dùng
c) Căn cứ vào PTHH trên , ta có thể trả lời ngay được thể tích khí oxi (đktc) vừa đủ để đốt cháy lưu huỳnh là bào nhiêu lít
a) S + O2 \(\rightarrow\) SO2
b) Tính độ tinh khiết bằng cách lấy lượng lưu huỳnh tinh khiết(tức là lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng ) chia cho lượng lưu huỳnh đề bài cho nhân với 100% . Mình giải luôn nhé!
nSO2 = V/22,4 = 2,24/22,4 =0,1(mol)
Theo PT => nS = nSO2 = 0,1(mol)
=> mS(tinh khiết) = n .M = 0,1 x 32 = 3,2(g)
=> độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh đã dùng = mS(tinh khiết) : mS(ĐB) x 100% = 3,2/3,25 x 100% =98,46%
c) Theo PT thấy nO2 = nSO2
mà số mol = nhau dẫn đến thể tích cũng bằng nhau
=> VO2 = VSO2 = 2,24(l)
Đốt cháy 3,25g một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong không khí có oxi dư, người ta thu được 2,24 lit khí sunfuro(dktc). Căn cứ vào phương trình hóa học trên, ta có thể trả lời ngay được thể tích khí oxi (đktc) vừa đủ để đốt cháy lưu huỳnh là bao nhiêu lít?
Theo pt 1 mol O 2 phản ứng sinh ra 1 mol S O 2
Tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol nên thể tích O 2 thu được 2,24 lít
a) Tính khối lượng chất tan và khối lượng nước có trong 50g dung dịch MgCl² 4% b) Đốt cháy 6,4g lưu huỳnh trong không khí . Tính thể tích không khí ở (đktc) cần dùng đốt cháy lượng lưu huỳnh trên . Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí .
a)
\(m_{MgCl_2}=\dfrac{50.4}{100}=2\left(g\right)\Rightarrow m_{H_2O}=50-2=48\left(g\right)\)
b)
\(n_S=\dfrac{6,4}{32}=0,2\left(mol\right)\)
PTHH: S + O2 --to--> SO2
0,2->0,2
=> VO2 = 0,2.22,4 = 4,48 (l)
=> Vkk = 4,48 : 20% = 22,4 (l)
a.\(m_{MgCl_2}=\dfrac{50.4}{100}=2g\)
\(m_{H_2O}=50-2=48g\)
b.\(n_S=\dfrac{6,4}{32}=0,2mol\)
\(S+O_2\rightarrow\left(t^o\right)SO_2\)
0,2 0,2 ( mol )
\(V_{kk}=V_{O_2}.5=\left(0,2.22,4\right).5=22,4l\)
Đốt cháy 36 Kg than đá có chứa 0,5 gam tạp chất lưu huỳnh và 1,5% tạp chất không cháy được. Tính thể tích các khí được sinh ra ở (đktc).
0,5g = 0,0005 kg
\(m_C=36-0,0005-\left(36.1,5\%\right)=35,4595kg=35459,5g\)
\(n_C=\dfrac{35459,5}{12}=2954,95mol\)
\(n_S=\dfrac{0,5}{32}=0,015625mol\)
\(C+O_2\rightarrow\left(t^o\right)CO_2\)
2954,5 2954,5 ( mol )
\(S+O_2\rightarrow\left(t^o\right)SO_2\)
\(0,015625\) \(0,015625\) ( mol )
\(V_{CO_2}=2954,5.22,4=66180,8l\)
\(V_{SO_2}=\)\(0,015625.22,4=0,35l\)
\(m_C=12\cdot\left(100-1.5-0.5\right)\%=11.76\left(kg\right)\)
\(n_C=\dfrac{11.76}{12}=0.98\left(kmol\right)\)
\(m_S=12\cdot0.5=6\left(kg\right)\)
\(n_S=\dfrac{6}{32}=0.1875\left(kmol\right)\)
\(S+O_2\underrightarrow{t^0}SO_2\)
\(C+O_2\underrightarrow{t^0}CO_2\)
\(V_{O_2}=\left(0.1875+0.98\right)\cdot22.4=26.152\left(kl\right)=26125\left(l\right)\)
Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than tổ ong chứa 60% cacbon, 0,8% lưu huỳnh và phần còn lại là tạp chất không cháy. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
PTHH:
C + O2 ---to----> CO2
50.....50.......................................(mol)
S + O2 ----to---> SO2
0,25...0,25 ............................................(mol)
→ (cần dùng) = (50 + 0,25) . 22,4 = 1125,6 (l)
=>Vkk=1125.6.5=5628l
Đốt 16 gam lưu huỳnh trong không khí (biết rằng lưu huỳnh cháy là xảy ra phản ứng với oxi) thì thu được lưu huỳnh đioxit
a. Tính khối lượng lưu huỳnh đioxit thu được
b. Tính thể tích không ở đktc cần dùng để đốt cháy hết lượng phốt pho trên
c. Nếu đốt cháy lượng lưu huỳnh trên trong bình chứa 24 gam khí Oxi. Hỏi chất nào còn dư sau phản ứng và số mol chất còn dư là bao nhiêu?
a) \(n_S=\dfrac{16}{32}=0,5\left(mol\right)\)
PTHH: S + O2 --to--> SO2
0,5->0,5------>0,5
=> mSO2 = 0,5.64 = 32 (g)
b) VO2 = 0,5.22,4 = 11,2 (l)
=> Vkk = 11,2.5 = 56 (l)
c)
\(n_{O_2}=\dfrac{24}{32}=0,75\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,5}{1}< \dfrac{0,75}{1}\)
=> S hết, O2 dư
PTHH: S + O2 --to--> SO2
0,5->0,5------>0,5
=> nO2(dư) = 0,75 - 0,5 = 0,25 (mol)
Đốt cháy 3.6kg than có tp chính là cacbonm 0,5% lưu huỳnh và 2% tạp chất ko cháy dc.
a. Tính thể tích ko khí cần đốt cháy hoàn toàn lượng than trên. Biết trong ko khí, oxi chiếm 20% thể tích.
b. Tính thể tích sp khí thu dc sau PỨ (đktc)
a, Trong \(3,6kg\) than có:
\(3,6.97,5\%=3,51kg=3510g\) \(C\)
\(\Rightarrow n_C=292,5mol\)
\(3,6.0,5\%=0,018kg=18g\) \(S\)
\(\Rightarrow n_S=0,5625mol\)
Còn lại là tạp chất không cháy
\(PTHH:C+O_2\underrightarrow{t^0}CO_2\)
\(\Rightarrow n_{O_2}=n_{CO_2}=292,5mol\)
\(PTHH:S+O_2\underrightarrow{t^0}SO_2\)
\(\Rightarrow n_{O_2}=n_{SO_2}=0,5625mol\)
\(V_{O_2}=\left(292,5+0,5625\right).22,4=6564,6l\)
=> V kk= 6564,6:20%= 32 823l
b, \(V_{CO_2}=292,5.22,4=6552l\)
\(V_{SO_2}=0,5625.22,4=12,6l\)
Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit thì cần vừa đủ V lít không khí (đktc), biết trong không khí thì oxi chiếm 20% thể tích. Giá trị của V là
A. 17,8
B. 18,8
C. 15,8
D. 16,8