Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Jung Kook Joen
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
18 tháng 2 2020 lúc 17:59
Về đặc điểm ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu chỉ có 6 đến 8 chữ, có những câu chỉ có 4 chữ như “Tấc đất, tấc vàng” hay “Nhất thì nhì thục”, thể hiện sự đúc kết cô đọng những kinh nghiệm của ông cha ta trải qua bao đời. Vần: Tám câu tục ngữ câu nào cũng có vần, đại đa số là vần lưng (vần nằm ở giữa câu) có những câu có tới hai vần. Ví dụ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

Nhất canh, trì, nhì canh viên, tam canh điền.

Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống

Nhất thì, nhì thục

Các câu tục ngữ đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức:

Đêm tháng năm >< Ngày tháng mười
Mau><vắng, nắng >< mưa

==> Qua phép đối đã làm nổi bật sự khác biệt của các hiện tượng thời tiết diễn ra. Qua đó, phép đôi cũng làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nói nghe, dễ đi vào lòng người.

Các câu tục ngữ sử dụng hình ảnh rất sinh động, gần gũi với đời sống lao động của người nông dân. Lập luận chặt chẽ giúp câu tục ngữ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như ẩn dụ, so sánh, phóng tác giả dân gian đã nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tự nhiên như thời tiết, đất đai đối với sản xuất nông nghiệp.

=> Như vậy, bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là sự đúc rút kinh nghiệm, là những kiến thức quý báu cho phát triển nông nghiệp – một ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đó là những bài học có ý nghĩa góp phần phòng tránh thiên tai và phát triển sản xuất.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Nguoi Viet Nam
18 tháng 2 2020 lúc 17:37

Những đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ biểu hiện một cách tập trung những đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam.

1 Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tục ngữ

Giữa hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, ở tục ngữ là hình thức nội dung. Tính chất bền vững của tục ngữ biểu hiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức.

Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

2. Hình tượng

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý, xu hướng này thể hiện bằng ngôn từ đều qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ ...

3. Vần điệu và sự hòa đối

Ða số tục ngữ đều có vần. Gồm 2 loại: vần liền và vần cách.

4. Hình thức ngữ pháp

Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán.

Tục ngữ thường gồm có 2 vế, chứa 2 phán đoán.

Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Những phán đoán trong tục ngữ thường không hiện rõ và đầy đủ. Phần lớïn những phán đoán trong tục ngữ là những phán đoán khẳng định.

5. Các kiểu suy luận

Liên hệ tương đồng: giữa 2 vế được hiểu ngầm là có các từ so sánh ngang nhau: như, như thể, cũng là...

Liên hệ không tương đồng: có các từ chỉ quan hệ so sánh: hơn, thua, sao bằng...

Liên hệ tương phản, đối lập: các từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: mà, nhưng, trái lại...

Liên hệ phụ thuộc: từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: nếu ...thì ...

Liên hệ nhân quả: Từ chỉ sự tất yếu hiểu ngầm: tất phải, tất yếu, đương nhiên ...

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Zoe Peng
18 tháng 2 2020 lúc 18:04

1. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn

2. Thường có vần nhất là vần lưng

3. Các vế đối xứng nhau cả về nội dung lẫn hình thức

4. Lập luận khá chặt chẽ, ý/vế trước thường là nhân (nguyên nhân); vế sau là quả (hệ quả)

Chúc bạn học tốt >v<

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 9 2017 lúc 16:05

Nghệ thuật lập luận nổi bật:

- Bố cục chặt chẽ

- Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 8 2019 lúc 13:55

Truyện ngắn có cách kể chuyện tự nhiên: ngôi kể thứ nhất - Phương Định kể chuyện làm tăng tính chân thực, ngôn ngữ truyện sinh động, trẻ trung, đặc biệt thành công ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

Đáp án cần chọn là: B

Kiệt
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
28 tháng 2 2020 lúc 16:51

* “Một mặt người băng mười mặt của.”

- Nghĩa là: Người quý hơn của rất nhiều lần. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của, nhưng con người lai được đặt lên trên mọi thứ của cải:

- Một số câu nội dung tương tự: “Người sống hơn đống vàng”, “Người làm ra của chứ của không làm ra người”...

- Câu này được sử dụng:

+ Phê phán coi của hơn người:

+ An ủi, động viên “của đi thay người.”

+ Đạo lí triết lí sống: Con người đặt lên trên mọi của cải.

+ Khuyến khích sinh nhiều con (đây là vấn đề cần phê phán, không phù hợp với xã hội ngày nay).

Chúc bạn học tốt!
Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 8 2018 lúc 8:21

Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 7 2018 lúc 18:03

- Bố cục: Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc,...

- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, phép liệt kê, so sánh chọn lọc và đặc sắc. Đặc biệt cách sử dụng các hình ảnh so sánh khiến bài văn trở nên sinh động, gần gũi và dễ hiểu.

- Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

datcoder
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 9 2023 lúc 20:16

Tham khảo!

Đề tài người thầy được tác giả khai thác ở cuốn sách. Cách chọn đề tài cho thấy tác giả quan tâm đến tình cảm thầy trò và tấm lòng biết ơn trong đời sống.
Nội dung nói về những câu pha trò mới tinh của cậu học trò nổi tiếng nhất trong số những cậy nhóc tiểu học

Nghệ thuật: Kết hợp tuyệt vời giữa thứ ngôn ngữ trẻ thơ của Gô - xi - nhi với nét vẽ thi vị, vui nhộn và đầy khác biệt của Xăng - pê 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 1 2019 lúc 12:56

- Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

- Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.

- Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

- Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 12 2017 lúc 6:06

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...