Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Nhất canh, trì, nhì canh viên, tam canh điền.
Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống
Nhất thì, nhì thục
Các câu tục ngữ đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức:Đêm tháng năm >< Ngày tháng mười
Mau><vắng, nắng >< mưa
==> Qua phép đối đã làm nổi bật sự khác biệt của các hiện tượng thời tiết diễn ra. Qua đó, phép đôi cũng làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nói nghe, dễ đi vào lòng người.
Các câu tục ngữ sử dụng hình ảnh rất sinh động, gần gũi với đời sống lao động của người nông dân. Lập luận chặt chẽ giúp câu tục ngữ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như ẩn dụ, so sánh, phóng tác giả dân gian đã nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tự nhiên như thời tiết, đất đai đối với sản xuất nông nghiệp.=> Như vậy, bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là sự đúc rút kinh nghiệm, là những kiến thức quý báu cho phát triển nông nghiệp – một ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đó là những bài học có ý nghĩa góp phần phòng tránh thiên tai và phát triển sản xuất.
Chúc bạn học tốt!
Những đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ biểu hiện một cách tập trung những đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam.
1 Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tục ngữ
Giữa hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, ở tục ngữ là hình thức nội dung. Tính chất bền vững của tục ngữ biểu hiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức.
Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.
2. Hình tượng
Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý, xu hướng này thể hiện bằng ngôn từ đều qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ ...
3. Vần điệu và sự hòa đối
Ða số tục ngữ đều có vần. Gồm 2 loại: vần liền và vần cách.
4. Hình thức ngữ pháp
Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán.
Tục ngữ thường gồm có 2 vế, chứa 2 phán đoán.
Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Những phán đoán trong tục ngữ thường không hiện rõ và đầy đủ. Phần lớïn những phán đoán trong tục ngữ là những phán đoán khẳng định.
5. Các kiểu suy luận
Liên hệ tương đồng: giữa 2 vế được hiểu ngầm là có các từ so sánh ngang nhau: như, như thể, cũng là...
Liên hệ không tương đồng: có các từ chỉ quan hệ so sánh: hơn, thua, sao bằng...
Liên hệ tương phản, đối lập: các từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: mà, nhưng, trái lại...
Liên hệ phụ thuộc: từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: nếu ...thì ...
Liên hệ nhân quả: Từ chỉ sự tất yếu hiểu ngầm: tất phải, tất yếu, đương nhiên ...
Chúc bạn học tốt!
1. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn
2. Thường có vần nhất là vần lưng
3. Các vế đối xứng nhau cả về nội dung lẫn hình thức
4. Lập luận khá chặt chẽ, ý/vế trước thường là nhân (nguyên nhân); vế sau là quả (hệ quả)
Chúc bạn học tốt >v<