Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thuy Bui
Xem chi tiết
Thuy Bui
Xem chi tiết
Yến Đinh
Xem chi tiết
Yến Đinh
3 tháng 10 2021 lúc 7:15

Với câu chủ đề Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ nhưng có nhiều phẩm chất đáng kính hãy viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu theo cách diễn dịch sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp

 

Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
23 tháng 10 2021 lúc 17:15

Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.

Trong cuộc sống, đức tính trung thực trước tiên là trung thực với chính mình, dám đối diện thẳng thắn, nhận lỗi khi phạm sai lầm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của mình. Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người.

Những người sống chân thật luôn được mọi người yêu thương, quý mến. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc. Thực tế ngày nay, vì danh và lợi mà có rất nhiều người chọn cách sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”, họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình.

Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế, ngày qua ngày họ dần xa cách người thân bạn bè. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”.

Khách vãng lai đã xóa
𝚃̷ ❤𝚇̷❤ 𝙷̷
24 tháng 10 2021 lúc 9:40

TL

Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mỗi học sinh đều phải trung thực. vậy đức tính trung thực là gì? Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Khách vãng lai đã xóa
No name
23 tháng 10 2021 lúc 17:12

Không có di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Trung thực chính là bông hoa đẹp nhất trong kho tàng phẩm đức của con người. Sống không có lòng trung thực thì cũng sẽ chẳng thể có niềm tin tưởng từ người khác. Một lối sống trung thực luôn mang lại cho con người sự hài lòng về bản thân, tin tưởng nhiều hơn vào con người và những giá trị bền vững của cuộc sống này.

Trung thực là tính ngay thẳng, thật thà không tham lam gian dối, không vì lòng ham danh hám lợi mà làm những điều sai trái làm tổn hại đến người khác. Sống trung thực là luôn tôn trọng sự thật dù rằng sự thật đó có phũ phàng và ngược lại ghét thói xu nịnh, giả dối. Người biết xây dựng lối sống trung thực khi phạm lỗi lầm luôn biết nhận lỗi, chứ không tìm cách che đậy, lấp liếm ngay cả khi sự thật ấy không có ai biết đến.

Trung thực là đức tính tốt đẹp và đem lại cho con người nhiều ích lợi. Người có lối sống trung thực luôn tạo dựng được niềm tin nơi người khác, được mọi người yêu quý trân trọng, tin tưởng; làm việc gì cũng được người khác ủng hộ, giúp sức, công việc diễn ra thuận lợi dễ dàng, con người dễ thành công trong cuộc sống. Ngược lại, kẻ tham lam, gian dối, tâm địa độc ác “miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm” thì nhất thời có thể lừa gạt được người khác, thu lợi cho cá nhân mình nhưng sẽ bị người đời chê cười, phỉ báng, lúc sa cơ thất thế không ai là người thương xót, cận kề giúp đỡ.

Sống trung thực, giữ lòng mình ngay thẳng trong sạch, giúp cho bản thân không dễ dàng bị sa ngã bởi những bả vinh hoa phù phiếm mà người khác mang ra dụ dỗ mình; kiên định đi theo con đường mình đã chọn, không bao giờ để cho sự tham lam và những ham muốn về tiền tài, danh vọng, cuộc sống giàu sang, phú quý sai khiến mình làm những điều sai trái, tán tận lương tâm, làm bại hoại luân thường đạo lí, hại mình hại người, v.v..

Lối sống trung thực giúp con người nhận ra những khuyết điểm của bản thân để không ngừng hoàn thiện chính mình trở thành con người bản lĩnh thực thụ. Sống thiếu trung thực, con người sẽ góp phần gây ra những tệ nạn, tiêu cực, bất công trong xã hội; tham ô, hối lộ, buôn lậu, bán hàng gian hàng giả, gian lận trong thi cử, lừa đảo, v.v….

Sống không tham lam gian dối, không tìm chiếm đoạt của cải, hãm hại người khác. Lòng tham chính là bản năng của con người. Nó như ngọn lửa nóng bỏng thôi thúc con người chiếm đoạt về phần mình những lợi ích. Chế ngự được lòng tham mới có thể làm được người tốt đẹp. Không chế ngự được lòng tham tất sẽ rước họa vào thân.

Khi làm sai phải biết nhận lỗi và tìm cách sửa chữa. Không ai sống mà không có lỗi lầm. Lỗi lầm giúp con người nhìn nhận lại bản thân, sửa sữa và khắc phục hậu quả do hành động sai trái gây ra. Biết nhận lỗi là một hành động cao quý. Biết khắc phục lỗi lầm là hành động của nhân đức. Hãy xoa dịu những vết thương nếu ta lỡ lầm gây ra nó. Điều đó sẽ gắn kết con người lại với nhau.

Sống luôn tôn trọng sự thật, không xu nịnh bợ đỡ người khác để vụ lợi cho bản thân mình. Né tránh sự thật không có lợi cho mình, xu nịnh người có chức quyền, đè nén người nghèo khó là hành động của kẻ yếu đuối và hèn kém. Hãy sống mạnh mẽ, hãy đứng bằng đôi chân của chính mình, tôn trọng sự thật và công lý thì mới có thể thành công và nhận lấy tình yêu thương trong cuộc sống.

“Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để sống trung thực”. Kẻ yếu đuối tin vào may mắn, người mạnh mẽ tin vào nhân quả. Cuộc sống luôn công bằng, người dối trá sẽ nhận lấy hậu quả, người trung thực sẽ được đền đáp xứng đáng. Không có thành quả nào được hình thành bền vững bởi sự giả dối của con người. Bởi thế, hãy luôn sống trung thực với chính mình, với mọi người và với cuộc đời.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết
toàn
4 tháng 7 2019 lúc 10:33

\(Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt. Ôi! Một con người thanh cao và giản dị đến nhưỡng nào! Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước, trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.​\)

toàn
4 tháng 7 2019 lúc 10:33

khó đọc xíu ban thống cảm tik cho mình nha

Nguyen
4 tháng 7 2019 lúc 10:38

Đề 2:

Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”.Cô là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng.Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh. Đề 3:

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh là người đàn ông gia trưởng, vốn tính đa nghi và hoàn toàn có cái thế của người chồng trong xã hội phong kiến. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương là cuộc hôn nhân không có tình yêu, Trương Sinh "mến vì dung hạnh" nên đem trăm lạng vàng cưới về. Và khi Trương Sinh đi lính về, tâm trạng lại nặng nề vì tin mẹ mất. Sự nặng nề đó, kết hợp với thói đa nghi và lời nói của đứa con nhỏ đã kích động thói ghen tuông của Trương. Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Đó là thái độ độc đoán, vũ phu, hồ đồ, đẩy người vợ đến cái chết.

Hann Hann
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
2 tháng 10 2021 lúc 20:54

tham khảo:

Trước hết, tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua việc chị hết lòng chăm sóc chồng. Chị bằng mọi cách cứu chữa cho chồng trong cơn nguy kịch. Được bà hàng xóm cho vay bát gạo, chị vội vã nấu cháo, múc cháo, quạt cho cháo nguội rồi rón rén bên đến anh Dậu mời: Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Chỉ lf bát cháo nhưng nó chất chứa bao tình cảm nồng ấm, sâu nặng của chị với chồng. Không chỉ vậy, việc chị lo lắng bế cái Tỉu cố ý ngồi xuống xem chồng mình ăn có ngon không đã thể hiện sự chăm sóc, yêu thương rất mực của người vợ dành cho chồng mình. Từng lời nói, cử chỉ, hành động với chồng trong cơn hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, sự an ủi vỗ về, mong chồng sớm bình phục. Không chỉ vậy, tình yêu thương chồng của chị Dậu còn thể hiện qua hành động chị chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Tình yêu ấy đã giúp chị có sức mạnh để đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lý trưởng. Vì người chồng đau yếu của mình, chị đã hết lòng van xin rồi cự lại bằng lí lẽ. Khi thấy tính mạng của người chồng đang bị đe dọa thì chị đã đánh lại bọn chúng trong sự sợ hãi của anh chồng. Về nghệ thuật, tác giả đã xây dựng tình huống truyện gay cấn, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật, từ tượng hình tượng thanh phong phú và nghệ thuật tương phản tăng cấp. Từ đó ta thấy được nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa thành công chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ".

8/10.24 Võ Lê Thảo Nguyê...
Xem chi tiết
Ngo khanh huyen
Xem chi tiết
Ouma Shu
2 tháng 2 2018 lúc 21:46

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

Võ Nam Thắng
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 12 2021 lúc 10:31

Em tham khảo:

      Sau khi học xong văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000, em cảm thấy mình học được rất nhiều điều bổ ích cũng như hiểu thâm được về tác hại của bao bị ni lông(Câu chủ đề - Đoạn diễn dịch). Chỉ là một bao bì ni lông bình thường em sử dụng hàng ngày mà thôi mà đã phải tốn hàng trăm nghìn năm thì mới phân hủy được. Chúng gây ô nhiễm không khí khi đốt và khi vứt xuống ao hồ, biển thì chúng sẽ khiến cho biết bao nhiêu động vật dưới nước phải chết. Ngoài ra các thành phần trong nó khi chôn dưới đất sẽ tạo thành màng cản khiến cho các rể cây không thể phát triển được,...rồi hàng loạt, hàng loạt các tác hại của chúng đã được liệt kê ra khiến chi em không khỏi bàng hoàng. Em tự hứa với bản thân, từ nay sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì ni lông, cũng như là các sản phẩm gây hại cho môi trường, ngoài ra, khi đi chợ cùng mẹ, em sẽ nhắc mẹ đổi từ bao bì ni lông bằng túi vải, vừa bền lại vừa giữ được bền lâu, cũng như tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ cuộc sống của chính mình và các thế hệ sau nữa.