Văn mẫu lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Nguyễn Ngọc Trâm

Đề 1: Viết đoạn văn về phong cách Hồ Chí Minh theo quy nạp và diễn dịch

Đề 2: Viết đoạn văn về nhân vật Vũ Nương theo cách quy nạp và diễn dịch

Đề 3: Viết đoạn văn về nhân vật Trương Sinh theo cách quy nạp và diễn dịch

toàn
4 tháng 7 2019 lúc 10:33

\(Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt. Ôi! Một con người thanh cao và giản dị đến nhưỡng nào! Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước, trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.​\)

toàn
4 tháng 7 2019 lúc 10:33

khó đọc xíu ban thống cảm tik cho mình nha

Nguyen
4 tháng 7 2019 lúc 10:38

Đề 2:

Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”.Cô là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng.Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh. Đề 3:

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh là người đàn ông gia trưởng, vốn tính đa nghi và hoàn toàn có cái thế của người chồng trong xã hội phong kiến. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương là cuộc hôn nhân không có tình yêu, Trương Sinh "mến vì dung hạnh" nên đem trăm lạng vàng cưới về. Và khi Trương Sinh đi lính về, tâm trạng lại nặng nề vì tin mẹ mất. Sự nặng nề đó, kết hợp với thói đa nghi và lời nói của đứa con nhỏ đã kích động thói ghen tuông của Trương. Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Đó là thái độ độc đoán, vũ phu, hồ đồ, đẩy người vợ đến cái chết.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
4 tháng 7 2019 lúc 10:55

Đề 3 :

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh là người đàn ông gia trưởng, vốn tính đa nghi và hoàn toàn có cái thế của người chồng trong xã hội phong kiến. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương là cuộc hôn nhân không có tình yêu, Trương Sinh "mến vì dung hạnh" nên đem trăm lạng vàng cưới về. Và khi Trương Sinh đi lính về, tâm trạng lại nặng nề vì tin mẹ mất. Sự nặng nề đó, kết hợp với thói đa nghi và lời nói của đứa con nhỏ đã kích động thói ghen tuông của Trương. Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Đó là thái độ độc đoán, vũ phu, hồ đồ, đẩy người vợ đến cái chết.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
4 tháng 7 2019 lúc 10:56

Đề 2 :

Vũ Nương là Vũ Thị Thiết con gái quê ở Nam Xương , tính đã thùy mị , nết na lại thêm tư dung tốt đẹp . Khi mới lấy Trương sinh , nàng giữ gìn khuôn phép , không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa .-Khi tiễn chồng đi lính ,nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng những lời đầm thấm ,thiết tha :"Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu ,mặc áo gấm trở về quê cũ , chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi ". - Khi chồng đi vắng ,nàng là người vợ thủy chung ,nhớ chồng da diết :" Mỗi khi thấy bươm bướm lượn đầy vườn ,mây che kín núi ,thì nỗi buồn góc bể chân trời , không thể nào ngăn được ". Không những thế ,nang còn là một nàng dâu hiếu thảo .Trong lúc chồng đi vắng ,một mình nàng vừa sinh nở ,nuôi con vừa phụng dưỡng mẹ chồng .Mẹ chồng ốm nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn .Mẹ chồng mất nàng hết lời thương xót ,phàm việc ma chay tế lễ , lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình ..Một phụ nữ đẹp như thế phải chịu nỗi oan khuất bắt đầu từ sự ghen tuông ngờ vực của chồng , chồng bế con đi thăm mẹ đã qua đời nghe con nói " có một người đàn ông ,đêm nào cũng đến ",chồng đa nghi và không có học vì thế mà bi kịch xảy ra .Chàng đinh ninh là vợ hư chàng la um lên cho đỡ giận và bỏ ngoài tai mọi điều phân trần của vợ , bỏ ngoài tai bênh vực của hàng xóm . Bị chồng mắng nhiếc và đuổi đi ,chị đã tìm cái chết một cách bình tĩnh " nàng tắm gội chay sạch , ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than " với thần sông , thần đất rồi gieo mình xuống sông rồi chết . Cái chết oan uổng đau đớn của người phụ nữ xinh đẹp và đức hạnh là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ , sự hồ đồ , vũ phu của một kẻ làm chồng " không có học" ,sau được giải oan nhưng đó chính là nỗi oan bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ .

B.Thị Anh Thơ
4 tháng 7 2019 lúc 11:03

Đề 1:

Bác Hồ- vị cha già kính yêu của dân tộc, Người là ánh sáng, là con đường của những thế hệ con cháu noi theo gương của Bác. Người là một tấm gương của việc tự rèn luyện bản thân để làm những việc quan trọng với những đức tính đáng quý. Tất cả những đức tính mà Người có đều do Người tự học tập lấy mà không hề nhờ có ai nhắc nhở. Và trong những đức tính đáng quý của Người thì có lẽ đức tính giản dị và thanh bạch là hai đức tính quan trọng và đáng quý nhất của Người.

Nhắc tới Bác- một vị lãnh tụ, người đứng đầu cả một đất nước nhưng chưa bao giờ Bác Hồ chi tiêu một cách hoang phí. Bởi lí do thật đơn giản, Người thương những người con, người cháu luôn vất vả lao động hay những người chiến sĩ phải chịu nằm gai nếm mật mong bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc. Bởi thế mà hình ảnh của Người mỗi khi đi thăm đồng bào hay đi ra ngoài chỉ là hình ảnh một ông cụ có chòm râu bạc cùng đôi mắt sáng, trên người mặc bộ quần áo vải nâu sòng, chân đi đôi dép cao su mà thôi. Hình ảnh của Bác, con người của Bác sao thật giản dị và gần gũi tới nhường nào!

Vẫn còn nhớ những câu chuyện về Bác: vào tháng sáu năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả thế giới thì những Bác cùng với đoàn đại biểu Việt Nam đi dự hội nghị tại quốc tế. Trên đường trở về, Việt Nam được phái đoàn của Trung Quốc mời ở lại nghỉ chân. Hôm đó Bác đã nghỉ tại nhà nghỉ dành cho khách của Đảng cộng sản nhân dân trung hoa. Buổi sáng Bác đi họp, sau đó có cán bộ của bạn đi kiểm tra các phòng, thấy có một tấm vải bản nhỏ cũ bị rơi ở dưới đất anh ta đã nghĩ chắc đó là đồ bỏ đi và không ai còn dùng nữa nên đã đem nó vứt đi. Buổi chiều khi Bác đã quay trở lại thì không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu. Hỏi ra Bác mới biết rằng mọi người tưởng Bác không dùng sợi dây cũ ấy nên đã vứt đi Bác không đồng ý và đã tiếp tục dùng. Thế mới biết- một chiếc thắt lưng làm bằng dây dù không đắt là bao thế nhưng nó lại rất đáng quý đối với Bác. Mọi người khuyên Bác nên mua chiếc thắt lưng mới nhưng Bác không đồng ý. Bác cảm thấy điều đó là không cần thiết bởi khi nhân dân ta còn đang kham khổ thì những vật chất bên ngoài những thứ gì cần thì Bác mới mua còn những vật gì mà vẫn còn dùng được thì Bác thường sử dụng chúng tới khi nào hỏng mới bỏ chúng đi. Thế mới biết đức tính giản dị của Bác đều là xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân của Bác, những hành động tưởng rằng rất nhỏ nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn.

Không chỉ giản dị, cuộc đời của Bác còn là một cuộc đời thanh bạch, không chen đua với đời.

Sáng ra bơ suối tôi vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang

Vâng, chỉ là những bát “cháo bẹ”, “rau măng” nhưng qua những vần thơ của bác thì mọi thứ như được bừng sáng. Niềm tin yêu và những lạc quan của Bác luôn được thể hiện một cách hóm hỉnh và vui vẻ. không hề có những ý nghĩ gì, tất cả chỉ vì bác có một lối sống của những nhà cư sĩ đáng kính trọng, như đã nhìn thấy hết những đắng cay trên thế gian và vượt lên trên cả nó. Tất cả chỉ còn lại những lí tưởng của dân tộc của đất nước mà thôi.

Tóm lại, “ học tập và noi gương làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Mình là một trong những điều mà tất cả chúng ta đều cần học tập. Những hành động của Bác, những suy nghĩ của Bác dù lúc nào cũng vẫn luôn là những lý tưởng mà chúng ta cần phải học tập.

Đề 2

Vũ Nương là 1 người phụ nữ lí tưởng : xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,… Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết 1 cách oan uổng, đau đớn. Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản.

Đề 3

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh là người đàn ông gia trưởng, vốn tính đa nghi và hoàn toàn có cái thế của người chồng trong xã hội phong kiến. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương là cuộc hôn nhân không có tình yêu, Trương Sinh "mến vì dung hạnh" nên đem trăm lạng vàng cưới về. Và khi Trương Sinh đi lính về, tâm trạng lại nặng nề vì tin mẹ mất. Sự nặng nề đó, kết hợp với thói đa nghi và lời nói của đứa con nhỏ đã kích động thói ghen tuông của Trương. Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Đó là thái độ độc đoán, vũ phu, hồ đồ, đẩy người vợ đến cái chết.

vũ tiến đạt
4 tháng 7 2019 lúc 11:21

Đề 1: Văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người, ảnh hưởng và góp phần tác động tới sự hình thành phát triển tâm hồn, nhân cách, cá tính con người. Hoài Thanh viết: : Vănchương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đó là ông muốn nói đến sức mạnh cũng như chức năng, nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của văn chương.

Văn chương theo nghĩa rộng bao gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học… Theo nghĩa hẹp nhất thì đó là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn. Thế nhưng trong câu nói của Hoài Thanh thì văn chương mà ông nhắc tới ở đây là tác phẩm văn học – nghệ thuật ngôn từ mà nguồn gốc của nó đều là tình cảm từ lòng vị tha. Vậy tình cảm là gì? Tình cảm là trạng thái cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Và văn chương đã đi từ-tình cảm để đến với tình càm. Nghĩa là với sức mạnh của mình, văn chương sẽ khiến con người thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, bồi đắp niềm tự hào dân tộc hay dạy ta biết cảm thông với những thân phận bất hạnh bị chà đạp trong xã hội cũ trước đây…

Thật vậy, trước hết văn chương luyện những tình cảm mà ta sẵn có. Con người ai sinh ra mà chẳng có một gia đình, một quê hương đất nước. Và ta mang trong mình tình cảm đối với ông bà cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
(Ca dao)

Câu ca dao bằng hình ảnh so sánh kì vĩ lớn lao đã ví công ơn sinh thành, dưỡng dục và tình yêu thương của cha mẹ như núi ngất trời và nước ngoài biển Đông. Là phận con cái, chúng ta phải ghi lòng tạc dạ công lao, tình cảm to lớn ấy. Không những thế, người làm con biết báo đáp cha mẹ mới được tròn chữ hiếu. Đạo lí làm người ấy ai cũng biết nhưng qua lời nhắc nhở của bài ca dao trữ tình trở nên gần gũi, đầy thuyết phục. Nó cứ tự nhiên thấm vào suy nghĩ, đi vào tình cảm khiến ta thêm yêu kính mẹ cha và nhận thức rõ hơn bổn phận, trách nhiệm của một người con.

Trong tình cảm gia đình, tình anh em ruột thịt cũng như là thứ tình cảm thường xuyên được nhắc tới trong tục ngữ ca dao:

Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
(Ca dao)

Công lao và tình cảm của cha mẹ vĩ đại như trời biển thì tình anh em khăng khít bền chặt được tượng trưng bằng hai hình ảnh rất cụ thể gần gũi là chân và tay. Câu ca dao dễ thuộc, dễ nhớ như bài học răn dạy cho mỗi người. Ta phải biết quý trọng mối tình máu mủ ruột thịt ấy và cách cư cử để anh em mãi mãi là hai bộ phận không thể thiếu trên cơ thể gia đình.

Nếu ca dao nhẹ nhàng và tình cảm thì văn học hiện đại cũng không kém phẩn sâu sắc khi nói về tình cảm thiêng liêng này. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết: Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơni cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Câu văn này để lại biết bao suy ngẫm trong lòng người đọc. Và ta còn biết được rằng, mẹ đã không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của cuộc đời con (Cổng trường mở ra – Lý Lan) ta mới hiểu được đức hi sinh của mẹ cao cả đến nhường nào. Hãy biết quý trọng, gìn giữ và bảo vệ lấy tình cảm gia đình.

Ngày nay, chiến tranh không còn nữa, nhưng mỗi khi nước nhà có sự kiện trọng đại: thể thao, văn hóa, chính trị … chúng ta lại như sống trong không khí hào hùng của mấy chục năm về trước. Đó là bởi thế hệ trẻ giờ đây mang sẵn trong mình tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Không tự hào sao được trước lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
(Sông núi nước Nam, Lí Thường Kiệt)

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , Hồ Chí Minh).

Và không tự hào sao được khi ta có một Phong Nha – kì quan đệ nhất động với bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất (Động Phong Nha, Trần Hoàng).

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô…

Đó là một kinh đô Huế cổ kính thuộc hàng di sản văn hóa thế giới cùng điệu hò nổi tiếng trên sông Hương. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mở, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người (Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh).

Văn chương dạy ta yêu nước không chỉ yêu thiên nhiên tươi đẹp, yêu đồng bào đồng chí mà còn yêu cả thứ tiếng ta nói hàng ngày. Trong khi cả châu Phi nói tiếng Pháp, Hoa Kì nói tiếng Anh… thì người Việt Nam chúng ta tự hào vì được nói thứ ngôn ngữ của dân tộc. Hơn thế nữa, đó lại là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Tiếng Việt hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu và có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai).

Sức mạnh của văn chương không chỉ dừng lại ở việc luyện những tình cảm ta sẵn có mà còn gây cho ta những tình cảm ta không có. Thế hệ trẻ ra đời trong hoà bình, sống trong hoà bình và trong một đất nước đang phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, khó có thể hình dung ra cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân ta vào thời thực dân nửa phong kiến. Văn chương trở thành một phương tiện chuyển tải có sức mạnh lay động đến tận tâm can người đọc. Chẳng ai có thể dửng dưng mà không xót xa cảm thông trước những dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột vật lộn với thiên tai mà vẫn không tránh khỏi việc kẻ sông không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước chiếc bóng bơ vơ, tình cảm thảm sầu, kể sao cho xiết. Và nỗi khinh ghét đến tột bậc là tình cảm mà người đọc dành cho tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú – đại diện cho bọn cầm quyền vô lại trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn Song, có lẽ người đọc vẫn dành mối cảm thông nhiều nhất cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, những thân phận nhỏ bé yếu đuối cần được che chở lại là kẻ bị chà đạp vùi dập nhiều nhất:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)

hay như:

Thân em như trái bần trôi
Gió dậy sóng dồi biết tấp vào đâu.
(Ca dao)

Hầu hết trong chúng ta đều sống trong cảnh gia đình hạnh phúc thì hãy đọc Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) để cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, để thông cảm, sẻ chia với các bạn ấy.

Văn chương quả là có sức mạnh to lớn lay động tới đời sống tình cảm của con người. Chúng ta hãy đừng để cơn lốc của thời đại công nghiệp, của nền kinh tế thị trường làm khô héo tâm hồn, làm nghèo nàn tình cảm. Học văn chính là học cách làm người. Hiểu như thế cũng có nghĩa là hiểu được trách nhiệm lớn lao mà những nhà văn đang gánh vác.

vũ tiến đạt
4 tháng 7 2019 lúc 11:22

Đề 2 : Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”.Cô là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng.Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

vũ tiến đạt
4 tháng 7 2019 lúc 11:22

Đề 3 :Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh người đàn ông gia trưởng, vốn tính đa nghi và hoàn toàn có cái thế của người chồng trong xã hội phong kiến. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh Vũ Nương là cuộc hôn nhân không có tình yêu, Trương Sinh "mến vì dung hạnh" nên đem trăm lạng vàng cưới về. Và khi Trương Sinh đi lính về, tâm trạng lại nặng nề vì tin mẹ mất. Sự nặng nề đó, kết hợp với thói đa nghi và lời nói của đứa con nhỏ đã kích động thói ghen tuông của Trương. Anh ta đinh ninh vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Đó là thái độ độc đoán, vũ phu, hồ đồ, đẩy người vợ đến cái chết.

minh nguyet
5 tháng 7 2019 lúc 8:23

Tham khảo:

Đề 1:

Đoạn diễn dịch:

Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.

Đề 2:

Đoạn diễn dịch:

Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người,đẹp nết. Nàng là người vợ hiền thuỷ chung,yêu thương chồng con;là người mẹ hiền đảm đang,là người con dâu hiếu thảo,sống có tình có nghĩa.Trước hết,nàng là một người vợ hiền,thuỷ chung,yêu thương chồng.Từ khi lấy chồng,nàng rất giữ gìn khuôn phép,không để phải thất hoà rồi là cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.Khi tiễn chồng đi lính,nàng nói ''thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu,mặc áo gấm trở về quê cũ,chỉ xin ngày về mang dược 2 chữ bình yên là đủ'' cho thấy nàng không cần giàu sang,phú quý mà chỉ mong được bình yên là đủ.Rồi sau đó,nàng có mang và đẻ được 1 người con tên Đản,một thân một mình nàng chăm sóc đứa con nhỏ và phụng dưỡng mẹ già rất chu đáo,tận tình:từ lúc bà buồn vì nhớ con-nàng đã ''lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn'';đến lúc bà ốm-nàng lo thuốc thang,lễ thần phật...rồi cuối cùng là bà mất nàng đã lo ma chay rất chu đáo.Nàng đã quan tâm chăm sóc bà mẹ chồng như người mẹ ruột của mình,thể hiện tình ''mẹ chồng nàng dâu'',cho thấy nàng là người con dâu hiếu thảo.Vì quá thương con,nen khi mà đứa con hỏi người cha của nó đâu thì VNuong đã chỉ lên chỉ nên cái bóng của mình và nói đó là cha Đản.


Các câu hỏi tương tự
ngô minh hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Đức
Xem chi tiết
Hương Quang
Xem chi tiết
nguyễn thành đạt
Xem chi tiết
Hương Quang
Xem chi tiết
Hong Tran
Xem chi tiết
Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Trần Phát
Xem chi tiết
Bang Le
Xem chi tiết