1. Trình bày tính chất hóa học của bazơ và nêu 2 ví dụ minh họa cho mỗi tính chất.
2.Tại sao bón vôi khử chua được đất trồng ?
3.Khi gia cầm bị chết vì dịch bệnh H5N1 nên dùng vôi diệt trùng như thế nào ?
1. các hợp chất vô cơ được phân loại như thế nào ? cách đọ tên ?
2. nêu tính chất hóa học cua oxit axit , oxit bazơ , muối ? viết pt minh họa cho mỗi t/c ? ( nêu dùng các hợp chất hóa học )
giải thích vì sao lại có thể dùng vôi sống để khử chua đất trồng viết PTHH minh họa
Bởi vì khi bón vôi sống lên ruộng , vôi sống có thành phần là CaO , Ca(OH)2 và một chút CaCO3
Mà ruộng chua có chứa axit.
Khi CaO tác dụng với Axit có trong đất sẽ xảy ra phản ứng tạo ra muối + nước hoặc muối axit ( muối axit hoặc muối mới ko làm đất chua nên không sẽ không sao khi được sinh ra )
\(CaO+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2O\)
\(CaO+H_2SO_4\rightarrow Ca\left(HSO_4\right)_2\)
Khi Ca(OH) 2 tác dụng với axit trong đất sẽ xảy ra phản ứng trung hòa tạo ra muối trung hòa + nước .
\(Ca\left(OH\right)_2+2HCl\rightarrow CaCl_2+2H_2O\)
Câu 1. Nêu tính chất hóa học của AXIT. Mỗi tính chất lấy 2 ví dụ minh họa
Câu 2. Nêu tính chất hóa học của BAZO. Mỗi tính chất lấy 2 ví dụ minh họa
Câu 3. Tính nồng độ phần trăm của 250g dung dịch có chứa 25g muối ăn.
Câu 4. Tính nồng độ mol của 200ml dung dịch có 9,8g axit sunfuric
Câu 5. Cho 5,6g sắt vào 100ml dung dịch HCl. Tính thể tích khí sinh ra. Tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng.
Câu 6. Hòa tan nhôm bằng 150ml dung dịch axit sunfuric 1,5M. Tính khối lượng nhôm đã dùng và nồng độ mol của muối tạo thành. Xem như thể tích thay đổi không đáng kể.
Câu 7. Cho 5,6g sắt tác dụng với 300ml dung dịch HCl 1,5M. Tính nồng độ chất sau phản ứng (Xem thể tích thay đổi không đáng kể)
Câu 8. Cho 16 gam hỗn hợp Mg, Fe tan hết trong 100 ml dd HCl 8M. Tính phần trăm khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp
giải giúp em nha mọi người :))
thank mọi mười <3
Câu 1 :
+ Làm đổi màu chất chỉ thị màu : làm quỳ tím hóa đỏ
+ Tác dụng với kim loại :
vd : \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
\(Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2\)
+ Tác dụng với oxit bazo :
vd : \(2NaOH+SO_2\rightarrow Na_2SO_3+H_2O\)
\(BaO+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4+H_2\)
+ Tác dụng với bazo :
vd : \(2NaOH+H_2SO_4\rightarrow Na_2SO_4+2H_2O\)
\(KOH+HCl\rightarrow KCl+H_2O\)
Chúc bạn học tốt
Câu 2 :
+ Làm đổi màu chất chỉ thị màu : làm quỳ tím hóa xanh
+ Tác dụng với oxit axit :
vd : \(2NaOH+SO_2\rightarrow Na_2SO_3+H_2O\)
\(2KOH+CO_2\rightarrow K_2CO_3+H_2O\)
+ Tác dụng với axit :
vd : \(NaOH+HCl\rightarrow NaCl+H_2O\)
\(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4+2H_2O\)
+ Bazo không tan bị nhiệt phân hủy :
vd : \(Zn\left(OH\right)_2\rightarrow\left(t_o\right)ZnO+H_2O\)
\(2Fe\left(OH\right)_3\rightarrow\left(t_o\right)Fe_2O_3+3H_2O\)
Chúc bạn học tốt
Câu 3 :
\(C_{NaCl}=\dfrac{25.100}{250}=10\)0/0
Câu 4 : \(n_{H2SO4}=\dfrac{9,8}{98}=0,1\left(mol\right)\)
200ml = 0,2l
\(C_{M_{H2SO4}}=\dfrac{0,1}{0,2}=0,5\left(M\right)\)
Câu 5 :
\(n_{Fe}=\dfrac{5,6}{56}=0,1\left(mol\right)\)
Pt : \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2|\)
1 2 1 1
0,1 0,2 0,1
\(n_{H2}=\dfrac{0,1.1}{1}=0,1\left(mol\right)\)
\(V_{H2\left(dktc\right)}=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\)
\(n_{HCl}=\dfrac{0,1.2}{1}=0,2\left(mol\right)\)
200ml = 0,2l
\(C_{M_{HCl}}=\dfrac{0,2}{0,2}=1\left(M\right)\)
Chúc bạn học tốt
Câu 1: Vì sao dùng Ca(OH)2 để khử chua đất trồng trọt?
Câu 2: Có nên dùng xô, chậu, vật dụng bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi không? Hãy giải thích
Câu 1: Đất chua có nhiều axit, nếu dùng Ca(OH)2 thì kiềm có thể trung hoà axit trong đất, có tác dụng khử chua.
Câu 2: Không nên dùng thau chậu, vật dung bằng nhôm đựng vôi, nước vôi tôi vì nhôm cí thể tan trong các dung dịch kiềm, kiềm thổ, sẽ làm hỏng đồ dùng nhôm.
trình bày tính chất hóa học của muối ? cho ví dụ minh họa ?
trình bày tính chất hóa học của muối ? cho ví dụ minh họa ?
đất trồng có những tính chất nào? vì sao cần bón vôi cho đất?
Tham khảo
Đất phải có khả năng giữ nước cao và hút nước tốt. Đất được coi là có tính chất vật lý tốt hoặc có kết cấu tốt thì sẽ đảm bảo cả hai chức năng này. Đất chủ yếu cấu thành từ chất rắn,(khoáng chất và chất mùn), nước và không khí. Đất có kết cấu tốt hay không đều tùy thuộc ở sự phân bổ của từng thành phần nói trên.
Những cây trồng cần phải được bón vôi: Tất cả các loại cây trồng đều cần phải được bón vôi khi trồng để khử độc vùng đất quanh rễ nâng độ pH của đất khi độ pH được cải thiện, chất chua, chất độc trong đất giảm thì bộ rễ cây non có điều kiện phát triển thuận lợi khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng của bộ rễ tăng ...
Mấy bạn hãy giúp mình với vì ngày mai kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 các bạn giúp mình với giải đề cương. Có 23 câu trong 13 câu trắc nghiệm và 10 câu tự luận.
Câu 1: Hãy nêu vai trò, nhiệm vụ và biện pháp của trồng trọt.?
Câu 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng?
Câu 3: Thành phần của đất trồng là gì?
Câu 4: Độ chua, độ kiềm của đất như thế nào?
Câu 5: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất?
Câu 6: Thế nào là bón thúc, bón lót?
Câu 7: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường và cách bảo quản các loại phân bón thông thường?
Câu 8: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
Câu 9: Có mấy biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bệnh hại cây trồng?
Cao 10: Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu là bao nhiêu?
Câu 11: Thời vụ gieo trồng lúa ở nước ta, vụ đông xuân là tháng mấy?
Câu 12: Côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn phá hại cây trồng mạnh nhất ở giai đoạn nào?
Câu 13: Côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phá hại cây trồng mạnh nhất ở giai đoạn nào?
Tự luận
Câu 1: Côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn trải qua mấy giai đoạn?
Câu 2: Hãy nêu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại?
Câu 3: Làm đất nhằm mục đích gì?
Câu 4: Vôi có phải là phân bón không, vôi có tác dụng gì đối với đất trồng?
Câu 5: Phân bón là gì, tác dụng của phân bón trong trồng trọt?
Câu 6: Em hãy nêu quy trình bón phân lót?
Câu 7: Ở địa phương em thường bảo quản các loại phân bón thông thường như thế nào?
Câu 8: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?
Câu 9: Thành phần cơ giới của đất là gì? Độ phì nhiêu của đất là gì? Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất?
Câu 10: khái niệm về côn trùng và bệnh cây?
MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 7.
câu 1.
*Nhiệm vụ của trồng trọt :
1. Sản xuất nhiều lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để bảo đảm đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.
2. Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng),… làm thức ăn cho con người.
3. Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).
4. Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.
5. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.
* Vai trò của trồng trọt
- Vai trò của trồng trọt là:
+ Cung cấp lượng thực,thực phẩm cho con người.
VD:gạo,bắp,khoai...
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
VD:trái cây...
+ Cung cấp hức ăn cho chăn nuôi.
VD:thóc,cám cỏ...
+ Cung cấp nông sản cho sản xuất.
VD:chè,cà phê,cao su...
+ Đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước.
câu 2.
Đất trồng là lớp đất bề mặt tơi xốp của vó trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ
Đất trồng gồm 3 thành phần: khí, lỏng và rắn
câu 3.
Phần khí chính là không khí có trong khe hở của đất. không khí có trong đất cũng chứa nito,oxi, cacbonic như không khí trong khí quyển.tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển,còn lượng cacbonic thì nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển tới hàng trăm lần
- phần rắn của đất gồm có thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ
+ thành phần vô cơ chiếm từ 92->98%khối lượng phần rắn, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho,kali....
+ thành phần hữu cơ của đất gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật,thực vật, vi sinh vật đã chết.dưới tác động của vi sinh vật,xác động,thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng.các sản phẩm phân hủy này là thức aưn cho cây trồng và nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. mùn chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt. đất nhiều mùn là đất tốt
- phần lỏng chính là nước trong đất.nước trong đất có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng
(rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút, lông mút hấp thụ muối khoáng cho cây)
câu 4.
Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành : đất chua (pH < 6,5), đất trung tính (pH = 6,6 - 7,5) và đất kiềm (pH > 7,5). Người ta xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch cải tạo và sử dụng
câu 5.Thấm nước nhanh, thoát nước dễ, dễ bị khô hạn, giữ nước và phân bón kém, nghèo mùn và dưỡng chất, nóng nhanh, lạnh nhanh, khi khô thì rời rạc, khi có nước thì đất bị bí chặt.
Đất sét:
Khó thấm nước, giữ nước tốt, kém thoáng khí, tích luỹ mùn nhiều hơn đất cát, ổn định nhiệt độ hơn đất cát. Giữ nước, phân tốt, ít bị rửa trôi.
Đất thịt:
Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Dễ dàng cày bừa làm đất
câu 6.
- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
HẾT SỨC RỒI>>>>>>>
trình bày tính chất hóa học của nhôm? cho ví dụ phản ứng minh họa?
Tham khảo :
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi
Al bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng bảo vệ.
b) Tác dụng với phi kim khác
2. Tác dụng với axit
+ Axit không có tính oxi hóa: dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
+ Axit có tính oxi hóa mạnh: dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.
Nhôm bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.
3. Tác dụng với oxit kim loại( Phản ứng nhiệt nhôm)
Lưu ý: Nhôm chỉ khử oxit của các kim loại đứng sau nhôm
4. Tác dụng với nước
- Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường)
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2↑
5. Tác dụng với dung dịch kiềm
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
6. Tác dụng với dung dịch muối
- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng: