Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thi Thu Hương
Xem chi tiết
Ngô Minh Hằng
17 tháng 3 2020 lúc 10:34

-Những kinh nghiệm, kiến thức trong tục ngữ được thể hiện dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng.

-Những kinh nghiệm này được sử dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hằng ngày.Tuy nhiên những câu tục ngữ này chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết từ quan sát.

Chúc bạn học tốt!!!!

Khách vãng lai đã xóa
Tuongvy
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
31 tháng 7 2021 lúc 8:16

      Tấm lòng yêu thương là một truyền thống quý báu của dân toocjj ta từ xưa đến nay, truyền thống ấy đã đc ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ thg ng như thể thg thân."Thương người như thể thương thân" nhắc nhở chúng ta phải bt yêu thg mọi ng như thg chính bản thân mk. Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương bản thân mình, và khi nêu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thường yêu chính bản thân mình.Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bán thân mình là một việc làm tốt đáng đê cho mọi người thực hiện noi theo. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là một bài học sâu sắc vé đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thuơng chính bản thân mình mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà mỗi người chúng ta cần phái thực hiện tốt.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 10 2017 lúc 8:58

Những câu thành ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn

- Tục ngữ có tính chân xác bởi được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông thế hệ trước

→ Giúp bài viết trở nên sinh động, gần gũi, dễ hình dung hơn.

Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 9 2023 lúc 20:41

- Thành ngữ tác giả sử dụng trong bài viết: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm” “trâu buộc ghét trâu ăn” ,“bóc ngắn cắn dài”,...

“nước đến chân mới nhảy”: không biết tính toán, trù liệu từ trước, để việc xảy ra đến nơi mới vội vàng tìm cách đối phó.

“liệu cơm gắp mắm”:  để hoàn thành được mục tiêu đã đề ra thì mỗi chúng ta phải biết lượng sức mình trong từng hoàn cảnh, công việc cụ thể.

“trâu buộc ghét trâu ăn”: Ghen ghét, ganh tị vì người khác hơn mình.

“bóc ngắn cắn dài”: khuyên không nên có tư tưởng lao động ít mà muốn hưởng thụ nhiều, hoặc tài sản làm ra ít mà tiêu xài phung phí.

- Tác dụng: việc sử dụng các thành ngữ làm cho bài viết trở nên sinh động, cụ thể, làm cho vấn đề quan trọng mang tính uyên bác trở nên gần gũi dễ hiểu với đời sống. Đồng thời, cũng khiến bài nghị luận không bị khô khan, khuôn mẫu, giáo điều mà đầy cảm xúc

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 9 2017 lúc 13:20

Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta: thà chết đi mà được kính trọng , đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.

Hoàng Lê Thanh
Xem chi tiết
Thảo Phương
10 tháng 3 2020 lúc 17:05

"Một mặt người bằng mười mặt của"

- Nghệ thuật: so sánh, nói quá, đối

- Nội dung: Khẳng định, đề cao giá trị của con người. Con người là thứ của cải quý giá nhất

-Thực tế cho thấy được rằng nếu một con người mất đi, thì những của cải chắc chắn sẽ còn đó nhưng nó có được sinh sổi nảy nở ra nhiều hơn trước không? Khi đổi lại của cải vật chất đã bị mất đi, con người vẫn sống đó thì một ngày không xa chắc chắn một điều rằng của cải sẽ được làm ra nhiều. Ví dụ như trong chính gia đình. Và chính chúng ta cũng nên thử hỏi rằng những gia đình có người đã mất thì lúc đấy ta sẽ biết thêm về giá trị tính mạng của một con người. Vẫn còn đó thực tế những gia đình gặp hoàn cảnh không may như vậy, thì nếu họ sẽ không làm ra nhiều của cải vật chất như những gia đình có đầy đủ các thành viên. Chắc chắn khi còn có người thì họ sẽ không hề lùi bước mà họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm kinh tế. Và ta cũng thử hỏi những con người như cũng đang cận kề giữa 2 chữ sinh – tử thì ta còn biết hơn nữa tầm quan trọng của con người. Và muốn hiểu được giá trị của mạng người và của chúng ta hãy xem những bệnh nhân đang khao khát khỏi bệnh, với họ lúc đó mới có thể hiểu ra rằng tiền bạc chỉ là thứ ngoài thân, sức khỏe của con người, con người mới thực sự có giá trị hơn hết.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 11 2017 lúc 6:27

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về tục ngữ. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu chung về tục ngữ Việt Nam.

- Giới thiệu vấn đề của bài: Tục ngữ là kho tàng kinh nghiêm quý báu của nhân dân ở nhiều lĩnh vực của đời sống.

b. Thân bài (9đ)

HS viết được bài văn chứng minh 2 nội dung sau:

- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất: (0.5đ)

   + Tục ngữ là kho kinh nghiệm quý báu của nhân dân về các hiện tượng tư nhiên: nắng, mưa, bão… được đúc rút qua việc quan sát các hiện tượng tự nhiên ổn đinh, kéo dài. (2đ)

   + Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của nhân dân trong lao động sản xuất: từ việc chọn giống, vai trò của các yếu tố thiết yếu trong sản xuất đến việc canh tác,trồng trọt…

Mỗi câu tục ngữ đều chứa kinh nghiệm và tình yêu lao động của con người. …(2đ)

- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân về con người và xã hội: (0.5đ)

   + Tục ngữ thể hiện truyền thống, tôn vinh giá trị con người: truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái...(2đ)

   + Tục ngữ là bài học, lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực: phản ánh cái nhìn của nhân dân trong cách đánh giá con người...(2đ)

c. Kết bài (0.5đ)

Khái quát ý nghĩa chung của những câu tục ngữ đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định trong đề bài.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
11 tháng 3 2023 lúc 19:47

Việc sử dụng tục ngữ trong văn bản giúp diễn đạt thêm phong phú, cùng với đó làm tăng tính gợi cảm trong văn bản, cô đúc suy nghĩ.

Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương: Bảy nổi ba chìm, Phải duyên phải kiếp…

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Việc sử dụng tục ngữ trong văn bản giúp diễn đạt thêm phong phú, cùng với đó làm tăng tính gợi cảm trong văn bản, cô đúc suy nghĩ. 

- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương: Bảy nổi ba chìm, Phải duyên phải kiếp…